Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam (Trang 57 - 60)

- Phòng Kinh Doanh – Dịch Vụ.

2. Tình hình huy động vốn.

3.4. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh.

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng

đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Bảng7. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh.

ĐVT: Triệu đồng; Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị % Giá trị % nhân 50 150 1516.6 100 200 1366.6 911.07 Doanh nghiệ p 0 950 3281.6 950 2331.6 245.43 Tổng 50 1100 4798.2 1050 2100 3698.2 336.2

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank – Láng Hạ

Nguyên nhân nợ quá hạn

Do các cá nhân và doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn khi tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ Ngân hàng.

Nhìn chung, trong 3 năm gần đây chi nhánh đã tích cực xử lý nợ quá hạn nhưng vẫn đang tăng là do thị trường kinh tế Việt Nam trong những năm trở lãi đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cho nên nhu cầu vay vốn của cá nhân , doanh nghiệp tăng cao cùng với việc cạnh tranh với các NHTM khác cho nên công tác thẩm định tín dụng cũng chưa được chặt chẽ.

Trên thực tế nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với ngân hàng, giả sử ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi ngân hàng đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay.

Bất cứ một ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ, lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được lợi nhuận từ cấp tín dụng.

Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w