Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng:

Một phần của tài liệu Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trỡ (Trang 74 - 84)

- Tiền gửi các TCTD 490 0,5 483 0,4 854 0,7 98,57 176,81 132,0

4.2. Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng:

4.2.1 Đánh giá chung:

+ Những kết quả đạt được của ngân hàng trong thời gian qua:

Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Trì đã đạt được sự tăng trưởng ổn định qua nhiều năm. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt so với thời gian trước đây. Từ một chi nhánh tồn đọng nhiều nợ xấu, không đủ lương cho cán bộ nhân viên cho đến nay tại ngân hàng giải quyết được các khoản nợ khoanh, nợ có khả năng mất vốn thông qua việc đôn đốc thu nợ, xử lí rủi ro các khoản nợ đến hạn, thanh lí tài sản đảm bảo, và sử dụng một phần hỗ trợ của nhà nước trong chính sách thúc đẩy kinh tế địa phương.

- Các chỉ tiêu về huy động vốn và cho vay từng năm đều vượt kế hoạch đề ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập.

- Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ và trích lập dự phòng đạt tiêu chuẩn theo quy tắc Basel đề ra.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN đề ra, khắc phục và xử lí tốt các khoản nợ quá hạn phát sinh, tổ chức tốt công tác thu nợ đã xử lý rủi ro

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng rất cao, đóng góp chủ yếu vào thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện tối tiết kiệm tối đa chi phí, tích cực đẩy mạnh gia tăng doanh thu.

- Thực thi chính sách tín dụng của nhà nước có hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương góp phần CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Những hạn chế tồn tại cần khắc phục:

- Tổng nguồn vốn tăng chậm, chưa tương xứng với khả năng có thể của địa bàn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả cần có. Ngoài hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng tặng vàng thì ngân hàng không có nhiều hình thức trong thu hút khách hàng đến gửi tiền. Đứng trước hiện tượng khan hiếm tiền trong thời gian qua, ngân hàng có lúc đã dừng hẳn hoạt động cho vay mà chỉ cho vay đối với đối tượng hộ sản xuất nông nghiệp và lượng vay không quá 10.000.000 đ/hộ. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, bằng đồng nội tệ cho nên tính ổn định chưa cao.

- Dư nợ thấp, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm, dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng thấp hơn so với bình quân toàn ngành.

- Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn còn thấp và đối tượng ưu tiên lại tập trung vào hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho vay trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng lãi suất cho vay trung và dài hạn lại lớn hơn cho vay ngắn hạn. Việc tăng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giúp cho ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động tín dụng. Hơn nữa còn giúp cho ngân hàng giữ được các khách hàng quen thuộc và lôi kéo các doanh nghiệp lớn thường được coi có độ an toàn tín dụng cao hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thủ tục cho vay còn phức tạp, thời gian thực hiện quy trình cho vay còn chậm ảnh hưởng tới thời gian của khách hàng. Đa số khách hàng đến vay tiền thường có nhu cầu rất cấp bách chính vì vậy việc kéo dài thời gian thực

hiện cho vay có thể tác động xấu tới kết quả thực hiện dự án SXKD và niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

- Trong quy trình cho vay, vẫn tồn tại tình trạng làm tắt đối với các thủ tục cho vay. Công tác kiểm định và đánh giá tài sản trong cho vay tín chấp còn sơ sài, chưa sát với thực tế. Thông thường cho vay tín chấp là cho các hộ SXKD vay qua tổ với lượng tiền không quá 10.000.000đ cho nên các cán bộ thường chủ quan trong trong việc kiểm định và đánh giá tài sản. Tuy nhiên, lượng khách hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cho vay của ngân hàng. Cho nên, công tác kiểm định và đánh giá tài sản giúp cho ngân hàng có thông tin cụ thể về từng đối tượng khách hàng, qua đó xây dựng chiến lược cho vay, thu nơ, quản lý mục đích sử dụng nguôn vốn của khách hàng một cách hợp lý. - Việc thực hiện chấm điểm khách hàng thực hiện còn chưa triệt để, chỉ thực hiện mỗi năm một lần và đối tượng chủ yếu là khách hàng vay thế chấp. Việc chấm điểm khách hàng phải được thực hiện một cách thường xuyên để ngân hàng có được thông tin đầy đủ về khách hàng. Qua đó, có các điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. Việc kiểm định chỉ 1 năm/1 lần có thể không đánh giá hết được từng khách hàng như vậy sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Chưa thực sự linh hoạt trong chính sách về lãi suất, trong thời gian ngắn lãi suất cho vay của ngân hàng còn chưa bằng lãi suất huy động của các ngân hàng khác, hoạt động thỏa thuận lãi suất còn hạn chế chủ yếu là dựa trên các quy định đề ra. Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong từng điều kiện cụ thể không những làm giảm rủi ro mà còn giúp ngân hàng nâng cao thu nhập cho mình.

- Các hình thức dịch vụ cung cấp và hoạt động cho vay chưa đa dạng. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng chưa phát huy hết hiệu quả của các loại hình cho vay, trong

đó nhu cầu của người dân về tiêu dùng và kinh doanh (chứng khoán và bất động sản) là rất lớn thì ngân hàng chỉ mới đáp ứng một cách hạn chế. Nguyên nhân chính là một phần do sự hạn chế của nhà nước, một phận do người dân chưa đáp ứng đủ điều kiện mà ngân hàng yêu cầu.

- Cán bộ tin dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án lớn, thời gian thẩm định món vay kéo dài. Các dự án lớn tại ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong đó một trong những nguyên nhân trực tiếp là cán bộ tín dụng còn thiếu sự chủ động trong lôi kéo các khách hàng lớn. Sự thiếu chủ động này làm suy giảm thu nhập và khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính của chi nhánh so với các đối thủ khác trong cùng khu vực.

- Hệ thống công nghệ thông tin vẫn tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt trong thời gian gần đây ngân hàng mới đổi chương trình phần mềm hoạt động. Chính vì vậy đã gây một số khó khăn trong quá trình quản lí của ngân hàng. Ví dụ như: máy móc vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cán bộ tín dụng, hệ thống máy móc một số đã quá cũ, chương trình mới đã không cập nhật được một số thông tin về dư nợ tín dụng của từng cán bộ trong chi nhánh …

4.2.2 Đánh giá cụ thể về chất lượng tín dụng: a, Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ:

Bảng 8: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thanh Trì

Theo các số liệu của bảng 4.1 chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn ta có những nhận xét như sau:

Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNo& PTNT Thanh Trì đã duy trì được một tỷ lệ nợ quá hạn thấp với tỷ lệ đạt mức dưới 2%/ năm phù hợp với quy định của NHNN và đạt tiêu chuẩn đề ra của thông lệ quốc tế ( theo quy tắc Basel tỷ lệ NQH trong khoảng từ 3-5 % là có thể chấp nhận được). Điều đó đã thể hiện khả năng quản lý nợ và CLTD của Chi nhánh là tương đối tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tuy ở mức thấp nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm từ 0,3% năm 2005 lên tới 1,34% vào năm 2007 tăng gấp 4,47 lần trong vòng 3 năm. Trong khi dư nợ của chi nhánh tăng nhanh thì tỷ trọng của nợ quá hạn lại càng cao chứng tỏ dư nợ quá hạn có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đây là một dấu hiệu không tốt trong quản lý tín dụng. Đặc biệt trong năm 2007 tổng nợ quá hạn của chi nhánh phát sinh một cách đột biến tăng tới 378,23%. Thực ra các chỉ tiêu tính toán ở trên đều là các chỉ tiêu tổng hợp của toàn chi nhánh và các phòng giao dịch ở trên địa bàn huyện Thanh Trì. Tổng nợ quá hạn này phát sinh do Chi nhánh Cầu Bươu một chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Thanh Trì tiến hành phân loại lại các khoản nợ phát sinh dẫn tới làm gia tăng tổng nợ quá hạn tới lên gần 6 tỷ chiếm

Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng dư nợ 333.785 440.100 562.782 2. Tổng nợ quá hạn 1.175 2005,1 7.584 3. Tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ 0,3% 0,4% 1,34% 4. Tổng nợ xấu: 200,27 83 181 - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,06% 0,018% 0,03% 5. Nợ XLRR phát sinh 1.790 8.660 2.857,8 6. Trích lập DPRR 2.439 9.141 9.508 7. Thu nợ đã XLRR 315 1620,2 2.388

chủ yêu là NQH dưới 180 ngày còn tổng nợ quá hạn của các chi nhánh và PGD khác vẫn ở mức độ có thể chấp nhận được. Việc gia tăng tổng NQH này là do xuất phát từ các nguyên nhân khách quan tác động của các yếu tố môi trường đồng thời thực thi theo chế độ phân loại NQH mới cho nên khối lượng NQH của chi nhánh này tăng lên khá cao.

Đối với tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu của năm 2005 ở mức lớn nhất chiếm 0,06% tổng dư nợ. Nguyên nhân của dư nợ xấu cao là do NQH của dự án WB- 2561 quá hạn từ những năm 1994- 1995, còn lại chủ yếu là do thiên tai dịch bệnh làm cho khách hàng mất khả năng trả nợ. Đối với năm 2006, 2007 dư nợ xấu có xu hướng giảm mạnh xuống còn 0,018% và 0,03% so với tổng dư nợ. Tổng dư nợ của chi nhánh tăng cao trong khi tổng nợ xấu lại giảm điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ nợ quá hạn giảm rõ rệt so với các năm trước. Mặc dù năm 2006, 2007 tại địa phương các dịch bệnh tăng trưởng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng nhưng chi nhánh đã chủ động trong việc trích lập rủi ro đồng thời nâng cao công tác thu hồi nợ, kết hợp với triển khai tốt công tác xử lí nợ rủi ro và thu nợ rủi ro tác động rất lớn cả về mặt tuyệt đối và tương đối của các khoản nợ xấu. Điều này thể hiện kết quả đạt được của chi nhánh trong 2 năm 2006 và 2007 chi nhánh không có nợ tồn đọng và cũng không có nợ khoanh, các khoản nợ đến kỳ hạn đều được thu hồi trong năm.

Như vậy, đối với chi nhánh khoản nợ quá hạn chiếm không đáng kể không gây ảnh hưởng quá lớn tới thu nhập và khả năng thanh toán qua các năm của chi nhánh. Chi nhánh đã có sự chuẩn bị đầy đủ trong việc đối phó với các rủi ro có thể phát sinh. Mặc dù, công tác quản lý hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn nhưng xét về tổng thể CLTD và quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đã được cải thiện rõ rệt trong thời gian qua.

ĐVT: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I Tổng thu HĐTD 81.953 100,00 123.919 100,00 151.072 100,00

1. Thu lãi tiền gửi. 0 1.300 1,05 1.601 1,06

2. Thu lãi cho vay. 81.953 41,31 122.619 98,95 149.471 98,94 Trong đó:

- Thu lãi cho vay ngắn hạn 32.939 40,19 40.397 32,94 42.156 28,2 - Thu lãi cho vay trung

và dài hạn

912 1,11 4.119 3,36 11.601 7,76

- Thu dịch vụ 35.676 43,53 45.358 36,99 55.701 37,26

- Thu điều vốn 12.426 15,17 32.745 26,71 40.013 26,78

II Tổng chi HĐTD: 57.427 95.653 123.423

1.Trả lãi tiền gửi 43.661 76,03 57.992 60,62 81.126 65,73 2.Trả lãi tiền vay 13.295 23,15 34.088 35,63 39.502 32,00

3,Chi phí khác 471 0,82 3.573 3,75 2.795 2,27

III Chênh lệch thu chi HĐTD

24.526 28.266 27.649

IV.Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,29 0,23 0,18

Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh có mức tăng trưởng bình quân 106,18%/năm. Với kết quả này chưa phản ánh hết hiệu quả hoạt động tín dụng vốn có của chi nhánh trong 3 năm qua. Có thể nhận thấy rằng lợi nhuận thu được của chi nhánh có biểu hiện chậm lại và suy giảm trong khi doanh số thu được lại rất cao chính vì vậy để đánh giá chính xác hiệu quả thực tế của Chi nhánh ta phải dựa vào mức sinh lời của một đồng doanh thu.

Qua tổng hợp số liệu cho thấy tỷ suất lợi nhuận của Chi nhánh có tỷ lệ giảm dần qua các năm(đồng nghĩa với việc thu nhập thực tế của chi nhánh cũng giảm dần) chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh có dấu hiệu giảm sút. Sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận do 2 yếu tố chính tác động gây nên đó là thu nhập và chi phí từ hoạt động tín dụng. Ta có thể phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như sau:

Xét về chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng cho thấy rằng mức đạt được về chi tiêu này của Chi nhánh không phải là không có hiệu quả mà đạt mức tăng trưởng khá cao 35,77%/năm. Kết hợp với số liệu tổng hợp ở Bảng 4 về doanh số thu nợ và cho vay ta có thể khẳng định yếu tố thu nhập từ hoạt động tín dụng không tác động tới sự suy giảm của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời/doanh thu.

Từ nhận xét trên ta có thể xác định được yếu tố tác động chủ yếu tới hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh chính là từ chi phí hoạt động tín dụng. Bởi vì tốc độ gia tăng của chi phí quá cao vượt cả tốc độ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận thu được của Chi nhánh tăng trưởng chậm trong khi doanh số thu được của Chi nhánh lại rất cao chính vì vậy mà hiệu suất sinh lời trên một đồng doanh thu suy giảm mạnh.

Như vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh chịu sự chi phối của tốc độ gia tăng chi phí. Đây là một biểu hiện yếu kém trong công tác quản lý chi phí tuy nhiên nguyên nhân không hoàn toàn là do chủ quan từ Chi nhánh mà cần phải xét tới yếu tố môi trường tác động như đã đề cập ở các phần trước là lạm phát gia tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, thực thi các chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN như là tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, trích lập dự phòng rủi ro, các dịch bệnh đã ảnh hưởng tới hoạt động thu nợ của Chi nhánh…Kiềm chế được sự gia tăng của chi phí tín dụng là công tác rất cần thiết mà Chi nhánh cần triển khai thực hiện nhằm nâng cao CLTD.

c, Vòng quay vốn tín dụng:

Bảng 10: Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Trì

V

Với số liệu cụ thể như trên ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh có tốc độ luân chuyển nguồn vốn khá cao và ổn định. Thể hiện ở khả năng thu nợ và mức tăng trưởng dư nợ bình quân của Chi nhánh. Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng doanh số thu nợ của chi nhánh cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng dư nợ bình quân làm cho quá trình lưu thông vốn tín dụng được đẩy nhanh, nguồn vốn có điều kiện để tái tham gia lưu thông và tăng hiệu quả sinh lời của một đồng vốn. Nguyên nhân của việc doanh số thu nợ có

Một phần của tài liệu Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trỡ (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w