Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà (Trang 32 - 33)

Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng được quốc tế hoá như là giải pháp hữu hiệu nhất đảm bảo thực thi nghĩa vụ, nhưng trong hoạt động bảo lãnh cũng chứa đựng những rủi ro. Ngoài những rủi ro liên quan đến hàng hoá và nghĩa vụ của các bên mua bán được giải quyết bởi quan hệ hợp đồng bảo lãnh còn có những rủi ro thuộc về nghiệp vụ và những rủi ro bất khả kháng của tín dụng chứng từ. Dưới đây là một số rủi ro có thể gặp trong một nghiệp vụ bảo lãnh:

+ Rủi ro từ phía ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành bảo lãnh là một định chế tài chính hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, vì vậy rủi ro mất khả năng thanh toán là có thể xảy ra. Và khi rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại cho cả bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh về cả uy tín cũng như tài chính. Mặt khác bảo lãnh ngân hàng là một tập quán thương mại quốc tế, trong các hợp đồng thương mại quốc tế phải chịu sự điều chỉnh của luật thương mại quốc tế về các điều kiện giao hàng và thanh toán quốc tế như Incoterm 2000, UCP 500… Vì vậy rủi ro sẽ xảy ra nếu cán bộ ngân hàng không nắm rõ các quy tắc và luật thương mại quốc tế.

+ Rủi ro từ phía bên được bảo lãnh: Trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ như trong cam kết bảo lãnh thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh ghi trong cam kết bảo lãnh. Rủi ro sẽ xảy ra với ngân hàng phát hành nếu bên được bảo lãnh không có đủ khả năng thanh toán toàn bộ số tiền bảo lãnh và các khoản phí cho ngân hàng.

+ Rủi ro từ phía bên thụ hưởng bảo lãnh (hay còn gọi là rủi ro lừa đảo): Nếu bên

thụ hưởng bảo lãnh là một kẻ lừa đảo, bên thụ hưởng sẽ xuất trình những chứng từ giả để yêu cầu ngân hàng thanh toán. Trong trường hợp này sẽ gây thiệt hại tài chính đối với bên được bảo lãnh và giảm uy tín của ngân hàng phát hành.

+ Rủi ro từ phía quốc gia của ngân hàng phát hành: Đôi khi việc chính phủ các nước thay đổi những quy định pháp luật về xuất nhập khẩu, thương mại, ngoại giao, về quản lý tiền tệ sẽ tạo nên những biến cố gây thiệt hại cho các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh. Sự thay đổi của những quy định pháp luật của các quốc gia, đặc biệt là quốc gia của ngân hàng phát hành có thể gây khó khăn cho việc thanh toán bảo lãnh của ngân hàng phát hành bảo lãnh. Trong trường hợp này rủi ro sẽ thuộc về bên thụ hưởng bảo lãnh (bên bán).

+ Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro bất khả kháng là rủi ro gây ra bởi một biến cố mà không thể nào dự đoán hay kiểm soát được. Rủi ro bất khả kháng bao gồm rủi ro gây ra bởi đình công, chiến tranh, cách mạng, bạo loạn, thiên tai... Những rủi ro này có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường. Việc ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho những rủi ro loại này hay không là do trong hợp đồng bảo lãnh có quy định.

+ Rủi ro chứng từ: Rủi ro loại này có thể xảy ra do cam kết bảo lãnh của ngân hàng có lỗi sai, do bên thụ hưởng không thể tập hợp được đầy đủ bộ chứng từ để yêu cầu thanh toán bảo lãnh trước ngày hết hạn bảo lãnh, do có sự khác biệt về các quy định pháp luật giữa quốc gia của bên thụ hưởng và bên được bảo lãnh…

1.3.Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh

1.3.1.Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng được coi là một công cụ đảm bảo, nó cung cấp một sự đảm bảo cho người thụ hưởng nếu như rủi ro xảy ra khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết. Mặt khác, bảo lãnh cũng đảm bảo bù đắp những thiệt hại nhanh nhất khi có rủi ro xảy ra. Trong giao dịch bảo lãnh, người nhận bảo lãnh bao giờ cũng được ưu tiên thanh toán theo yêu cầu đầu tiên.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w