Tại các Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hộ

Một phần của tài liệu c1109 (Trang 27 - 41)

2. Cơ sở pháp lý của công tác tổ chức, quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3.1. Tại các Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hộ

Tại các trung tâm cai nghiện tập trung hiện có khoảng 75 cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Một số doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã liên doanh với các trung tâm cai nghiện, thực hiện một số công đoạn trong toàn bộ dây chuyền sản xuất; đặt hàng gia công theo mẫu mã và hướng dẫn của chủ đầu tư. Ngoài ra các trung tâm được nhà nước cấp kinh phí xây dựng xưởng trường có đủ chỗ cho khoảng 10.000 học viên cai nghiện lao động trị liệu, nâng cao tay nghề và gia công nhiều loại hàng hóa tiêu dùng. Các trung tâm cũng tích cực, chủ động xây dựng các cơ sở sản xuất bằng vốn tự có hoặc sử dụng máy móc – thiết bị được các quận huyện, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hỗ trợ để tổ chức sản xuất sản phẩm sử dụng trong ngành và sử dụng cho vệc dạy nghề.

3.1.1. Tiếp nhận và Tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện

Các trung tâm tiếp nhận đối tượng sau cai nghiện bằng nhiều hình thức: - Các trung tâm có cả hai chức năng cai nghiện và quản lý sau cai nghiện thì chuyển tiếp giai đoạn ngay trong trung tâm đó.

- Các trung tâm chuyên quản lý sau cai nghiện thì tiếp nhận người đã hoàn thành cai nghiện từ các trung tâm cai nghiện khác trở về.

Bảng 1: Số đối tượng tiếp nhận vào các trung tâm

Đơn vị: người

Đến 7/2004 Đến 6/2005 Đến 10/2006 Số đối tượng sau cai vào

trung tâm

7.700 14.187 16.812

Có thể thấy, số đối tượng được tiếp nhận vào các trung tâm tăng lên rất nhanh sau khi Nghị quyết số 16 của Quốc hội ban hành. Chỉ trong vòng nửa năm đầu 2004, số đối tượng được đưa vào trung tâm là khoảng 7.700 người, và một năm sau cũng là khoảng 6.500 người, nhưng trong khi đó, từ tháng 6/2005 đến tháng 10/2006( trong vòng 16 tháng), chỉ có 2.600 đối tượng được đưa vào các trung tâm. Điều này chứng tỏ rằng số lượng này sẽ còn tiếp tục giảm do số đối tượng tái nghiện và số lượng người nghiện mới thấp dần.

Qua 3 năm số đối tượng vào các trung tâm lên đến hơn 16.800 người, trong khi số ra khỏi trung tâm mới chỉ hơn 9.400 người. Tính đến giữa năm 2007, số đối tượng sau cai nghiện đang chịu tập trung quản lý ở các trung tâm là trên 10.000 người. Bởi vậy, trong những năm tiếp theo, khi các đối tượng kết thúc giai đoạn tập trung ở các trung tâm thì số đối tượng hòa nhập cộng đồng sẽ tăng lên rất nhanh, đây là một áp lực rất lớn đối với công tác tăng cường quản lý người sau cai nghiện ở các cấp chính quyền địa phương.

Các đối tượng rất đa dạng và có những đặc điểm khác nhau, nhưng khi tiếp nhận, các trung tâm chỉ phân bổ theo hai đặc tính là phân khu nam nữ và theo thời hạn vào.

Các đối tượng được bố trí nơi ở gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát, các phòng được trang bị đầu máy video. Bình quân diện tích, ở mỗi đối tượng được hưởng 3-4m2, mỗi phòng lớn lớn được kết nối với phòng nhỏ của cán bộ để tiện cho công tác quản lý, giám sát. Qua khảo sát cho thấy, không có trung tâm nào ở tình trạng kém, chỉ có 1 trung tâm ở mức trung bình, còn lại 3 trung tâm ở điều kiện tốt.

Tổ chức bếp ăn tập thể và vệ sinh thực phẩm tꦾong các trung tâm được thực hiện tốt, chưa có trường hợp ngộ độc thức ăn tập thể tại các trung tâm, nhà ăn được xây dựng thoáng mát, bàn ghế sạch sẽ, khay đĩa luôn được vệ sinh sạch sẽ. Người có sức khỏe phải tự tăng gia sản xuất để bảo đảm đủ suất ăn.Việc tổ chức trồng rau xanh, chăn nuôi tại các trung tâm đã tự túc 70-80% nhu cầu rau, 50-60% nhu cầu thực phẩm nên đã góp phần đáng kể vào giá trị dinh dưỡng của các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhiều trung tâm đã tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gia công chế biến thực phẩm như sản xuất bánh mỳ, đậu phụ, sữa đậu lành…cũng góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn.

3.1.2. Công tác dạy nghề

Tất cả các trung tâm đều rất quan tâm tổ chức dạy nghề cho người cai nghiện ngay khi họ mới tập trung. Dạy nghề cho các đối tượng là một nội dung quan trọng trong việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện vì có đến 50% số đối tượng trước khi đi cai nghiện không có chuyên môn kỹ thuật. Ban lãnh đạo các trung tâm đã rất năng động sáng tạo, tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi nguồn có thể tổ chức các lớp hướng dẫn dạy nghề cho đối tượng này. Một số nghề được đào tạo tại trung tâm như:

Nghề dài hạn: Tiện, hàn, điện máy, điện lạnh, điện tử, điện công nghiệp, công nghệ thông tin.

Nghề ngắn hạn: May công nghiệp, mộc, một số nghề khác( nghề thủ công mỹ nghệ..).

Theo số liệu của TP. HCM, đến hết năm 2005, các trung tâm đã tổ chức nhiều lớp với loại hình khóa đào tạo khác nhau cho gần 24.600 lượt đối tượng và hết năm 2006 con số này lên tới 32.981 lượt người, và có 11.507 người được cấp chứng chỉ. Tuy nhiên số liệu báo cáo không tách riêng cho học viên đang cai nghiện và sau cai nghiện nên không có số liệu cụ thể đánh giá đối tượng sau cai nghiện. Vì vậy, số đối tượng thực hiện Nghị quyết 16 thấp hơn rất nhiều.

Việc đăng ký tham gia học nghề là tự nguyện theo những nghề sẵn có trong trung tâm. Trung tâm sẽ thống kê trình độ, sức khỏe của đối tượng để tư vấn chọn nghề phù hợp và sắp xếp các lớp học phù hợp.

Tuy nhiên, có 20% đối tượng không tham gia học nghề do nhiều nguyên nhân: Đã có trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc bằng dài hạn trở lên, đã có chứng chỉ nghề ngắn hạn, do sức khỏe yếu, và một số ít học viên không thấy phù hợp.

Hiện nay số nghề đào tạo trong các trung tâm có 5- 6 nghề, khóa đào tạo chủ yếu từ 2-3 tháng đối với các nghề kỹ thuật. Phần lớn các học viên được đào tạo dưới hình thức kèm cặp đối với các công việc không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy kế hoạch đào tạo nghề dài hạn là khó thực hiện. Các trung tâm chỉ đứng ra tổ chức và quản lý công tác dạy nghề, việc giảng dạy được ký kết với các cơ sở dạy nghề ở ngoài nhằm đa dạng hóa về các nghề khác nhau, đáp ứng một phần nhu cầu rất khác nhau của các đối tượng. Nhìn chung các đối tượng được dạy nghề đánh giá cao hiệu quả của công tác học nghề tại trung tâm.

Ngoài ra, có một xu hướng trong dạy nghề ngắn hạn đó là các trung tâm thường dạy cho học viên những nghề đơn giản để đáp ứng các hợp đồng gia công ký kết với các doanh nghiệp như may, thêu, đan, chế biến hạt điều…Sau khi kết thúc giai đoạn quản lý tập trung thì làm việc tại các cụm công nghiệp là không mấy khó khăn nhưng nếu hồi gia thì sẽ không phù hợp về công việc. Bởi vậy 50% số đối tượng đánh giá công tác học nghề tại trung tâm chưa đạt hiệu quả.

Taị mỗi trung tâm, tùy theo đặc thù thường có từ 1- 2 nghề chính về may công nghiệp hoặc mộc và cơ điện sửa chữa… Giáo viên dạy nghề tại trung tâm quản lý sau cai nghiện được thực hiện ký kết hợp đồng với các trung tâm dạy nghề của các quận thuộc TP. HCM. Một số nghề còn lại thường được tổ chức tại các xưởng sản xuất của các công ty hợp tác đầu tư xây dựng ở trong khuôn viên của trung tâm.

Một số bất cập trong công tác quản lý dạy nghề cho các đối tượng cần được giải quyết như:

- Sức khỏe yếu, tâm lý người sau cai nghiện không tập trung.

- Khó có thể đầu tư nhiều xưởng cho các loại nghề để đào tạo theo nhu cầu học viên và nhu cầu của thị trường. Các lớp chuyên ngành không đủ hoặc không có giáo viên giảng dạy lớp lý thuyết kết hợp thực hành.

- Chưa có khả năng đào tạo nghề dài hạn vì khả năng đầu tư trang thiết bị đa dạng và hiện đại, cũng như thời lượng của đối tượng dành cho học nghề trong thời gian lưu lại trung tâm là không dài.

3.2.3. Tổ chức việc làm cho người sau cai nghiện

Tạo việc làm cho người sau cai nghiện là một nhiệm vụ của các trung tâm quản lý người sau cai nghiện, góp phần tạo thu nhập, ổn định đời sống vừa rèn luyện nhân cách và có được kinh nghiệm về một nghề nào đó để đối tượng hòa nhập cộng đồng.

Các trung tâm quản lý sau cai nghiện tùy vào đặc thù và khả năng hợp tác với các công ty đầu tư vào trung tâm để tổ chức giải quyết việc làm bằng các hình thức như: Trung tâm tự tổ chức sản xuất, Công ty liên kết xây dựng sản xuất trong trung tâm, trung tâm ký hợp đồng đưa người đi lao động các doanh nghiệp bên ngoài.

Tham gia sản xuất sẽ đáp ứng nhu cầu thực phẩm để cải thiện bữa ăn hàng ngày, người lao động có thêm thu nhập từ 120- 900 ngàn đồng/ tháng.

Các trung tâm có điều kiện về đất đai đã tổ chức trồng rừng, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rau xanh và chăn nuôi gia súc. Nhờ đó tự túc được 70-80% nhu cầu rau xanh và 50-60% nhu cầu thực phẩm hàng ngày.

Thành phố cũng đã tổ chức xúc tiến đầu tư, triển lãm, hội chợ trưng bày sản phẩm của người sau cai nghiện để giới thiệu với thị trường và mở rộng liên kết. Có 60 doanh nghiệp, cá nhân đầu tư dạy nghề, sản xuất tại các trung tâm với số vốn lên tới 832 tỷ đồng, thuộc các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, may-thêu, chế biến hạt điều, mộc, nhựa gia dụng, gạch và chăn nuôi, trồng trọt. Tính đến cuối năm 2006 đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 17.460 học viên và người sau cai nghiện, sang năm 2007 do số lượng người hòa nhập cộng đồng tăng lên nhiều, tính đến tháng 6/2007 giải quyết cho 7.983 học viên và người sau cai nghiện.

Những người có việc làm, có thu nhập đã đóng góp thêm tiền ăn cho bếp ăn tập thể, tự trang trải sinh hoạt và không nhận tiền viện trợ thậm chí còn gửi tiền về giúp gia đình.

Tuy nhiên, thực trạng tại môi trường làm việc ở các cơ sở sản xuất tại các trung tâm cai nghiện tập trung là công việc giản đơn, nhàm chán, quản lý cả lao động lẫn công việc chưa thấu đáo, chưa đúng phương pháp…nên thu nhập bình quân rất thấp.

Số liệu thống kê thu nhập bình quân của lao động trong các cơ sở sản xuất tại các trung tâm cai nghiện cho thấy chỉ riêng nghề may mang tính phổ thông, chứa ít nhiều yếu tố kỹ thuật thì thu nhập bình quân tại các cơ sở sản xuất trong trung tâm cai nghiện chỉ đạt khoảng 170.000đồng/người/

tháng.

Bảng 2: Thu nhập bình quân của lao động tại trung tâm :

( đơn vị 1.000 đồng/tháng) Sản xuất nông nghiệp: - Trồng rau xanh - Trồng nấm - Trồng cà phê – cao su - Chăn nuôi 100 250 150 150 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

- Hàng thủ công mây, tre, nứa, lá mành trúc - Sơ chế hạt điều

- Đan giỏ lục bình - Mộc, mộc kỹ nghệ - May công nghiệp

- Hàn

- Sản xuất gạch - Chế biến gỗ - Đan vợt cầu lông - Ép áo mưa - Xây dựng - Xâu hạt cườm 130 190 320 160 170 170 245 320 100 160 170 100

- May giầy cườm - Thêu, đan giỏ nút - Dệt chiếu

- Sơn mài

- Chế biến các loại bánh (cho nhu cầu nội bộ) - Chế biến thực phẩm (cho nhu cầu nội bộ)

150 130 100 200 200 190

3.1.3. Công tác dạy văn hóa

Do đối tượng chủ yếu là ở nhóm tuổi thanh niên (18 - 35 tuổi chiếm 87%) nên việc đào tạo cả về văn hóa và chuyên môn là cần thiết. Mặc dù công tác dạy văn hóa không phải là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn đầu thực hiện thí điểm Nghị quyết 16 nhưng trong quy chế của Thành phố đã ban hành “Người sau cai nghiện chưa đủ 18 tuổi được tập trung học văn hóa … đến khi đủ 18 tuổi, và người sau cai nghiện chưa tốt nghiệp phổ thông trung học được tạo điều kiện bổ túc văn hóa”. Các trung tâm thuê giáo viên từ các trung tâm giáo dục thường xuyên của TP. HCM thông qua hợp đồng giữa hai đơn vị. Phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế phấn sách vở được TP. HCM cung cấp. Trung tâm giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm về chương trình, giáo trình, giáo viên và các phương tiện giảng dạy. Số liệu của báo cáo cho thấy, trình độ học viên và người sau cai nghiện đã nâng lên rõ rệt trong thời gian ở trung tâm. Các đối tượng mù chữ sau khi kết thúc giai đoạn cai nghiện bắt buộc chuyển sang giai đoạn quản lý sau cai nghiện cơ bản đã được xóa mù chữ. Tính đến năm 2007, có tới 99 người sau cai nghiện được tham gia chương trình đại học từ xa.

Đơn vị: %

Trình độ văn hóa Năm 2003 Năm 2006

Mù chữ 12.3 4.2

Tiểu học 38.3 10.5

Trung học sơ sở 34.1 64.4

Trung học phổ thông 15.3 20.9

Tổng 100 100

(Nguồn: Báo cáo của Thành ủy TP. HCM tháng 5/2005)

Bảng trên cho thấy, trình độ văn hóa của các đối tượng đã được cải thiện đáng kể. Số mù chữ và chỉ có trình độ tiểu học giảm mạnh và thay vào đó là sự gia tăng của đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Việc tổ chức dạy văn hóa tại các trung tâm còn gặp những khó khăn vì các đối tượng sau cai nghiện có trình độ rất khác nhau nên phải tổ chức thành nhiều lớp học phù hợp với trình độ của đối tượng. Việc dạy văn hóa cho học viên có trình độ ở các cấp học cao hơn đã không được tính toán từ đầu, cho nên gặp phải một số vướng mắc khó giải quyết như:

- Thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ tương ứng đứng lớp, thiếu nghiệp vụ sư phạm, thiếu tài liệu, trang thiết bị cần thiết, sách giáo khoa…

- Thiếu kinh phí ( ban đầu chỉ cấp cho việc xóa mù chữ và phổ cập tiều học ). Cuối năm 2004 mới có quyết định kinh phí cho bậc trung học cơ sở.

- Nhiều trung tâm đóng ở vùng sâu, vùng xa, rất trở ngại cho việc hợp tác với Phòng Giáo dục và các trường tại địa phương.

- Tình trạng thiếu học viên do những nguyên nhân như: học viên cai nghiện là những người lười biếng, sức khỏe kém vì vậy động viên họ đến lớp là rất khó trong khi họ cũng không có tiền đóng học phí, thêm vào đó các học viên ban ngày phải lao động vất vả nên không còn ý chí, sức khỏe để đến lớp. Nhiều đối tượng là người có tiền sử dùng ma túy, trí nhớ giảm nên việc học không được tập trung và kém hiệu quả.

3.1.4. Một số hoạt động bổ sung việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện.

Thứ nhất là, công tác giáo dục đạo đức nhân cách và tuyên truyền vận động:

- Xác định người nghiện là đối tượng khiếm khuyết một phần nhân cách, yếu kém trong nhận thức hành vi, Thành phố chủ trương đẩy mạnh công tác giáo dục nhân cách cho người nghiện, biên soạn Bộ tài liệu giáo dục gồm 72 bài, trong đó 40 bài có nội dung giáo dục, dễ hiểu như: “Giáo dục lối sống nhân cách ”, “ Rèn luyện ý chí tuổi trẻ”, “Đạo dức và hành vi đạo đức”…

Một phần của tài liệu c1109 (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w