Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội (Trang 37 - 40)

Công ty Cổ phần sản xuất, Xuất nhập khẩu và xây dựng Hà Nội tính đến năm 2008 có 152 cán bộ công nhân viên, trong đó cán bộ quản lý chiếm 30 người.

Trong Công ty giữa các phòng ban, trung tâm và Ban giám đốc có mối quan hệ chặt chẽ, ăn khớp, phối hợp nhịp nhàng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu phân cấp, thực hiện chế độ một thủ trưởng và tổ chức quản lý theo chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội

Tiếp thị đấu thầu Kí kết hợp đồng Lập kế hoạch sản xuất

Thu hồi vốn Tổ chức thi

công Bàn giao nghiệm

Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, các trung tâm trực thuộc.

 Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.

 Giám đốc là người đứng đầu Công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty.

 Phó Giám đốc là người tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty và được ủy quyền của giám đốc phụ trách, điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác.

 Các phòng ban chức năng: là các bộ phận có chức năng nhiệm vụ nhất định và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh, đều chịu sự quản lý của Ban giám đốc và hướng tới mục tiêu chung của Công ty là tìm chỗ đứng cho chính mình trên thị trường trường trong nước và Quốc tế. Công ty có bốn phòng chức năng và hai ban chức năng

 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập

Ban giám đốc Phòng kinh doanh XNK chức hành Phòng tổ chính Phòng kế toán tài chính Các trung tâm Phòng kế hoạch kỹ thuật Ban quản lý dự án Ban vật tư thiết bị

khẩu, mở rộng quan hệ thương mại và các đối tác trong và ngoài nước. Tiến hành các thủ tục, các kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương phù hợp, hiệu quả trong ký kết, đàm phán thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

 Phòng tổ chức hành chính quản lý các mặt về tổ chức hành chính như quản lý cán bộ, tổ chức nhân sự, tuyển dụng lao động, chế độ chính sách, quản trị hành chính.

 Phòng Tài chính - Kế toán: Theo dõi giám sát hoạt động của công ty thông qua việc thực hiện chế độ tổ chức theo đúng văn bản quy định của nhà nước. Thực hiện hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp nhằm tăng hiệu quả đồng vốn.

 Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: có nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lý kỹ thuật công trình thi công. Ngoài ra còn theo dõi về giá, các định mức về giá, lưu trữ, cập nhật các thay đổi về văn bản chính sách mới ban hành, làm hồ sơ đấu thầu các công trình thuộc chuyên môn của công ty. Thiết kế, tổ chức thi công, nghiên cứu đề ra các giải pháp công nghệ mới, chịu trách nhiệm quản lý quy trình quy phạm, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.

 Ban quản lý dự án: thực hiện chức năng quản lý dự án đối với các công trình của công ty, các hồ sơ hoàn thành, nghiệm thu công trình, lập hồ sơ đấu thầu các công trình thi công.

 Ban vật tư thiết bị: Thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát và đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho các công trình, tổ chức xưởng sản xuất bê tông và đội thiết bị thi công cơ giới để phục vụ lưu động cho các công trình.

 Các trung tâm trực thuộc: kinh doanh các loại vật tư hàng hóa theo giấy phép của công ty, xúc tiến và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong nước và ngoài nước, thực hiện các kế hoạch kinh doanh do công ty giao, ngoài ra

trung tâm còn có mối quan hệ với khách hàng về việc tiêu thụ và kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa của công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w