Xuất với BIDV CN Thái Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu và Phát triển Thái Bình (Trang 63 - 70)

Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ những kiến thức thức thực tế cho đội ngũ cán bộ tín dụng mới, kết hợp với giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ vừa chuyên nghiệp vừa trẻ trung năng động để đáp ứng được nhu cầu kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập theo thông lệ quốc tế.

Trong khu vực trú đóng trên địa bàn tỉnh Thái Bình với sáu huyện thị số lượng doanh nghiệp khoảng trên 2.500 DN hoạt động tại các cụm, điểm công cộng, làng nghề. Hiện nay các DN sử dụng vốn tín dụng chủ yếu từ NH No&PTNT với số dư tại sáu NH No&PTNT trên các huyện, thị xã tính đến 31/01/2008 ước trên 3.000 tỷ đồng (BIDV CN Thái Bình chiếm 15% thị phần tín dụng trên địa bàn). Các DN hiện đang cần tăng lượng vốn tín dụng để đầu tư, mở rộng sản xuất. So với NH No&PTNT và các NH khác trên địa bàn thì BIDV CN Thái Bình có lợi thế hơn nhiều về tiềm lực vốn, trình độ cán bộ, công nghệ…từ khi nâng cấp lên cấp I đã chú trọng công tác phục vụ khách hàng, làm việc bài bản, đúng quy trình…từ đó đã gây dựng được tín nhiệm đối với các doanh nghiệp. Thực tế ngoài các DN tìm cách tiếp cận và cho vay, các DN khác đã đến mong muốn đặt mối quan hệ lâu dài, qua thẩm định của phần lớn các DN này làm ăn đều có hiệu quả. Dư nợ hiện nay tại chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh. Số tiền đã ký hợp đồng tín dụng chưa giải ngân, số khách hàng đã tiếp cận dự kiến là trên 300 tỷ đồng. Như vậy số dư nợ ước tính trong năm 2008 sẽ đạt khoảng 800 tỷ động. Hiện tại, đến 30/6/2008 dư nợ tín dụng tại đạt 534 tỷ đồng, vượt giới hạn cao tín dụng tại thời điểm quý I/2008 là 84

tỷ đồng. Để nâng cao vị thế của BIDV CN Thái Bình dần chiếm lĩnh thị phần tín dụng trên địa bàn thì BIDV CN Thái Bình cần phải nâng giới hạn tín dụng năm 2008 lên trên 800 tỷ đồng. Ban lãnh đạo BIDV CN Thái Bình cần có những chủ trương quán triệt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và đề xuất với BIDV cho nâng giới hạn tín dụng lên so với hiện nay.

Cần xác định rõ việc luôn tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân là tiền đề để có được hoạt động tín dụng chủ động, không bị động khi quyết định khả năng tăng trưởng tín dụng.

Làm tốt công tác thanh toán qua NH một cách nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, từ đó tăng được số lượng khách hàng đến với NH mở tài khoản, giữ được chữ tín đối với khách hàng bằng cách xử lý các nghiệp vụ hết sức khẩn trương, chính xác, thận trọng; và điều quan trọng là thái độ phục vụ khách hàng làm sao để cho họ cảm thấy thực sự hài lòng, tin cậy với những hoạt động của NH, NH phải biết tạo ra nhiều lợi ích đối với khách hàng có quan hệ với mình, có những hình thức khuyến khích họ luôn đến với NH để gửi vốn cũng như vay vốn, nhằm đạt được mục đích tăng trưởng được nguồn vốn một cách ổn định, cũng như mở rộng đầu ra cho hoạt động tín dụng cho vay, từ đó mà từng bước đưa mức lợi nhuận trong kinh doanh tăng lên.

Tích cực tác động với các cấp có thẩm quyền sớm có biện pháp hữu hiệu, kịp thời trong việc cấp các thủ tục giấy tờ về quyền sở hữu, sở hữu về tài sản tạo điều kiện thuận lợi cho NH mở rộng đầu tư cho vay vốn theo đúng chế độ.

NH cần phối kết hợp với Chính quyền địa phương, cùng các cơ quan chức năng có sự quan tâm hỗ trợ trong hoạt động của ngành trong việc xác nhận, chứng thực, công chứng tài sản thế chấp vay vốn NH và đặc biệt là vấn đề xử lý thu hồi nợ khi có phát sinh các khoản nợ khê đọng, khó đòi mà khách hàng có ý cố tình chây ỳ trong việc trả nợ hoặc lừa đảo chiếm đoạt vốn của NH.

NH thường xuyên rà soát, phân loại toàn bộ dư nợ để có biện pháp xử lý phù hợp trong việc cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với từng trường hợp cụ thể.

Riêng đối với các DA có tính chất khả thi, khi đầu tư có khả năng thu hồi được vốn, NH cần trợ giúp về vốn không phân biệt thành phần kinh tế.

Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ, khoa học và kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động tín dụng.

Nghiên cứu chiến lược khách hàng, phải thường xuyên thâm nhập đơn vị, cơ sở để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Phải tiếp cận các DN để tìm hiểu khả năng vay vốn, trả nợ và các tình hình cần thiết có liên quan đến hoạt động của NH tại đơn vị, từ đó có cơ sở phân loại khách hàng để việc cấp phát tín dụng được chặt chẽ hơn.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang “chập chững”, “dò dẫm” trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thnahf tựu đã đạt được thì không ai có thể phủ nhận, tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã tác động không nhỏ vào tình hinh kinh tế-xã hội của đất nước. Hoạt động của BIDV CN Thái Bình nói riêng và của BIDV nói chung trong bối cảnh có nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai từng bước cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành được các nhiệm vụ đề ra, nêu ra được các luận chứng khoa học về nâng cao chất lượng tín dụng đối với phát triển DNV&N, qua đó đánh giá được các hoạt động kinh doanh của BIDV CN Thái Bình. Đồng thời đề tài cũng nêu ra được một số giải pháp va một số kiến nghị với NH Nhà nước, với chính quyền địa phương và với NH cấp trên nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại BIDV CN Thái Bình, với mong muốn BIDV CN Thái Bình tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa.

Với những hiểu biết còn hạn chế, một lần nữa tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo, PGS.TS Trần Đăng Khâm hướng dẫn để đề tài được hoàn chỉnh hơn nữa, mang tính thực tiễn và khả thi cao hơn .

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH từ năm 2006 đến tháng 06 năm 2005 tại NH Đầu tư và Phát triển Thái Bình.

2. Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2006 và năm 2007, UBND tỉnh Thái Bình.

3. Giáo trình Tín dụng NH, Nhà xuất bản Thống kê, 2001.

4. Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở , TS Nguyễn Quốc Việt . 5. NH thương mại Edward W.Reed và Eward K.Gill - NXB thành phố Hồ Chí

Minh năm 1993.

6. Tạp chí NH năm 2006, 2007, 2008.

7. Văn bản hướng dẫn về tín dụng và đảm bảo tín dụng NH Nhà nước và NH Đầu tư và Phát triển .

8. Giáo trình tín dụng Ngân hàng - Học viện Ngân hàng

9. Các trang tin điện tử của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển …

MỤC LỤC

Lời cam đoan:...1

Danh mục các bảng, biểu đồ:...2

Danh mục các từ viết tắt:...3

Lời nói đầu:...4

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N...7

1.1. Hoạt động tín dụng đối với DNV&N của NHTM...7

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của của DN vừa và nhỏ...7

1.1.1.2 Khái niệm DNV&N...7

1.1.1.2. Vai trò, đặc điểm của DNV&N...7

1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM...12

1.2. Chất lượng tín dụng đối với DNV&N của NHTM...18

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng...18

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM...20

1.2.2.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu...20

1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn...24

1.2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng...24

1.2.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận...25

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với DNV&N...26

1.3.1. Các nhân tố chủ quan...26

1.3.2. Nhân tố khách quan...29

1.3.3. Những nhân tố khác...30

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA BIDV CN THÁI BÌNH...33

2.1. Khái quát về BIDV CN Thái Bình...33

2.1.2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự...35

2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu...37

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNv&N của NH DT&PT Thái Bình ...39

2.2.1. Hoạt động tín dụng đối với DNV&N của BIDV CN Thái Bình...39

2.2.1.1. Các hình thức cho vay...39

2.2.1.2. Các hình thức đảm bảo áp dụng...41

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV CN Thái Bình...43

2.2.3. Các chỉ tiêu về số lượng DNV&N có quan hệ với BIDV CN Thái Bình.48 2.3. Hạn chế và nguyên nhân...52

2.3.1. Hạn chế...52

2.3.2. Nguyên nhân...52

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan...52

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan...53

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV CN THÁI BÌNH...55

3.1. Định hướng của BIDV CN Thái Bình trong việc nâng cao chất lượng tín dụng...55

3.1.1. Định hướng chung...55

3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N...56

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại BIDV CN Thái Bình...57

3.2.1 Mở rộng và duy trì, thiết lập mối quan hệ lâu dài đối với các khách hàng truyền thống...57

3.2.3 Phát huy nhân tố con người vì sự phát triển của NH...62

3.4 Một số kiến nghị...63

3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước...64

3.4.2 Kiến nghị với NH Nhà nước...65

3.4.3 Kiến nghị với Chính quyền địa phương...65

3.4.4 Kiến nghị với BIDV ...66

3.4.5 Đề xuất với BIDV CN Thái Bình...67

KẾT LUẬN... 70

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu và Phát triển Thái Bình (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w