Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm (Trang 31 - 36)

III. Những phương hướng và biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ.

2. Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên dạng lao động chủ yếu của Xí nghiệp Cơ khí Trúc Lâm gồm 2 loại:

- Lao động quản lý: bao gồm những người làm công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Họ là cầu nối để nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thành một khối thống nhất. Họ là cầu nối giữa các loại lợi ích của chủ doanh nghiệp và công nhân sản xuất. Họ là những người trực tiếp nhận thức các quy luật kinh tế để đưa ra các quyết định hướng dẫn hành động cho toàn Xí nghiệp cũng như cá nhân họ. Họ chính là những thực thể cấu thành nên cơ cấu tổ chức quản lý Xí nghiệp. Tùy theo chức trách, nhiệm vụ, vị trí của từng người có thể chia ra thành các nhóm sau:

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo Xí nghiệp: ngoài chủ doanh nghiệp là giám đốc điều hành - Họ có nhiệm vụ xây dựng tập thể những người dưới quyền thành một hệ thống đoàn kết, năng động có chất lượng cao, cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược của Xí nghiệp trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh.

+ Nhóm cán bộ chuyên môn: nhiệm vụ của họ tương tự như nhiệm vụ của nhóm cán bộ lãnh đạo Xí nghiệp, chỉ khác ở chỗ phạm vi trách nhiệm của họ nhỏ hơn, hạn chế ở bộ phận chuyên môn nghiệp vụ mà họ được giao phó (như bộ phận kế hoạch tiêu thụ, bộ phận kỹ thuật sản xuất, bộ phận kế toán tài vụ và lao động tiền lương…)

+ Nhóm nhân viên thực hiện: nhiệm vụ của người lao động trong nhóm này là phải hiểu rõ ý đồ của lãnh đạo cấp trên, tự giác thực hiện nghiêm túc phần việc của mình đồng thời giúp cho các cấp quản lý phát hiện kịp thời những biến động thuộc phần việc mà họ đảm nhận để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn.

- Lao động trực tiếp sản xuất: Là Xí nghiệp sản xuất cơ khí nên lao động trực tiếp sản xuất đa số là công nhân nam, chỉ có một số ít phụ nữ ở các bộ phận như sơn, in và bao gói hoàn thiện sản phẩm. Với ưu thế là Xí nghiệp tư nhân có việc làm ổn định và có mức lương tương đối khá trong khu vực nên Xí nghiệp quy tụ được nhiều công nhân có trình độ và tay nghề cao. Các thợ đứng máy: tiện, phay, bào, mài, máy cắt tôn tấm, thợ hàn… phần lớn đều đã học qua các trường công nhân kỹ thuật, có nhiều người đã từng làm việc trong các nhà máy công nghiệp lớn của Nhà nước, nên có trình độ tay nghề tương đối tốt. Để tiết kiệm chi phí, đối với những công việc đơn giản không đòi hỏi tay nghề cao, Xí nghiệp vẫn sử dụng những lao động phổ thông chưa qua đào tạo, nhưng có sức khoẻ và gắn bó với Xí nghiệp. Phần lớn số này đều đã học hết phổ thông trung học, trong quá trình làm việc, Xí nghiệp rất chú ý bố trí với thợ bậc cao để rèn rữa kèm cặp tay nghề, nâng cao trình độ, dần trở thành những công nhân thạo việc.

Năm 2001 và qúy I năm 2002, cơ cấu lao động của Xí nghiệp như sau; Tổng số lao động: 69 người

Trong đó: - Lao động trực tiếp: 58 người - chiếm tỷ trọng 81% - Lao động quản lý, phục vụ: 11 người - chiếm 15,9%

Qua hơn 5 năm hoạt động vừa qua, Xí nghiệp rất quan tâm khuyến khích động viên người lao động học tập nâng cao trình độ, với quan điểm là nâng cao chất lượng nhân lực để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, cơ cấu chất lượng lao động của Xí nghiệp đã là "mơ ước" của nhiều doanh nghiệp ngang sức, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Cơ cấu chất lượng lao động năm 2001

STT Trình độ lao động Số lượng

(người)

Tỷ trọng (%)

1 Đại học 7 10,1

2 Cao đẳng kỹ thuật, trung cấp 4 5,8

3 Công nhân kỹ thuật 32 46,4

Để dảm bảo gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả cao trong công tác quản lý, nhằm giảm các chi phí trung gian và dễ tập trung thống nhất trong lãnh đạo sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp Cơ khí Trúc Lâm đã thực hiện tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cáu hỗn hợp trực tuyến, chức năng theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 5: Sơ dồ tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp :

Với cơ cấu tổ chức này, giám đốc điều hành xí nghiệp được sự trợ giúp của các bộ phận chức năng để chuẩn bị các quyết định, theo dõi kiểm tra việc

Giám đốc xí nghiệp Bộ phận nội chính Bộ phận kinh doanh thị trường Bộ phận kế hoạch, kĩ thuật, vật tư Bộ phận Tài chính kế toán Cửa h ng à bán, giới thiệu sản phẩm Phân xưởng cơ khí Phân xưởng sơn v à ho n à thiện sản phẩm Tổ gia công cắt gọt kim loại Tổ gia công áp lực Tổ nguội h nà Tổ sơn Tổ ho n à thiện sản phẩm

thực hiện các quyết định, đồng thời có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi mặt lãnh đạo các công việc trong xí nghiệp.

3. Đặc điểm về tình hình tài chính của xí nghiệp

Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm được đăng kí thành lập là loại hình DN tư nhân với ngành nghề: sản xuất lắp ráp máy móc thiết bị công cụ, sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng, mở các cửa hàng dịch vụ nênphải có mức vốn pháp định là 250.000.000 đ và do chủ XN bỏ vốn ban đầu để tiến hành kinh doanh sản xuất, trong quá trình hoạt động, xí nghiệp có quyền tăng, giảm vốn đầu tư nhưng không được giảm xuống dưới mức vốn pháp định.

Cơ cấu vốn của xí nghiệp trong những năm gần đây:

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Quí I năm 2002 Tổng vốn KD 480 1084,2 1204,2 1318,4 1346,4 Trong đó: - Vốn cố định 328,42 838,5 899,3 982,5 982 - Vốn lưu động 151,58 245,7 304,9 335,9 364,4

Vốn cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Việc vay mượn ngân hàng hay các tổ chức là rất hãn hữu ví phải chịu lãi suất và đôi khi thủ tục rất rườm rà, khó giữ bí mật kinh doanh . Trong quá trình hoạt động, khi cần huy đọng vốn, chủ xí nghiệp thường chỉ huy động vốn trong bạn bè, người thân hay áp dụng các biện pháp mua hàng trả chậm, xin ứng trước hợp đồng….

Hàng năm, vốn kinh doanh của xí nghiệp đều được bổ xung bằng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh . Do vốn lưu động của xí nghiệp không lớn lắm, vì vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, công tác tổ chức quản lý cần phải được bố trí tốt để có thể sử dụng có hiệu qủa tài sản cố định tận dụng hết công suất máy móc thiết bị, hạn chế hỏng hóc. Đồng thời phải sử dụng hiệu qủa vốn lưu động bằng cách đẩy mạnh tốc độ luân chuyển

vốn, có kế hoạch sx và dự trữ chính xác tránh ứ đọng vốn mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn. Làm tốt công tác bán hàng và thanh toán công nợ, huy động vốn kịp thời khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w