Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long (Trang 46 - 49)

Long

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp ThăngLong Long

Dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc Công ty, phòng kế toán thực hiện giúp việc, tham mưu, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ như sau:

* Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng các quy định hiện hành của Nhà Nước: Ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật

sổ sách kế toán, phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan để giúp Giám đốc chỉ đạo hạch toán chi phí kinh doanh của Công ty.

- Kết thúc niên độ kế toán tài chính, phòng tài chính phải nộp các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị đúng theo yêu cầu hiện hành.

- Kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động của Công ty. Theo dõi hợp đồng kinh tế, nắm chắc phần tài chính, công nợ của khách hàng đối với Công ty và công nợ của Công ty với khách hàng để ổn định nguồn vốn kinh doanh. - Kết hợp với phòng kế hoạch và phòng tổ chức-hành chính thu hồi công nợ theo các hợp đồng đã ký kết.

* Nhiệm vụ từng phần hành kế toán trong phòng kế toán

Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán hàng hóa Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ Thủ quỹ Kho hàng

Phụ trách chung về tài chính kế toán, cân đối thu chi, bảo toàn vốn và nguồn vốn của Công ty. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán, theo dõi số dư các tài khoản của Công ty. Hàng tháng hạch toán lãi, lỗ trong hoạt động của Công ty, cuối tháng vào sổ cái của Công ty, và cuối niên độ phải lập các báo cáo theo quy định hiện hành, bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết quả kinh doanh.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước. - Quyết toán thuế với cơ quan thuế.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Lập các báo cáo quyết toán và duyệt quyết toán theo quy định. - Lập báo cáo quản trị nộp cấp trên.

Kế toán hàng hóa – Kế toán tiền lương

Theo dõi tình hình tiêu thụ và tính giá thành hàng hóa tiêu thụ trong kỳ (chi tiết theo từng loại hàng hóa), đồng thời theo dõi số thuế phải nộp Ngân sách và hàng tháng phải làm các công viêc sau:

- Lập báo cáo thuế nộp cơ quan thuế.

- Ghi sổ chi tiết, tổng hợp nhập – xuất, giá thành hàng hóa tiêu thụ. - Đối chiếu số liệu với kho hàng.

- Tính lương hành chính, lương làm thêm giờ và BHXH. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Cuối năm phải lập báo cáo tổng hợp về các phần:

- Nhập xuất tồn hàng hóa, giá vốn hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. - Thuế GTGT còn phải nộp Ngân sách.

- Lên báo cáo tiền lương và BHXH. - Lên báo cáo thu nhập của CNV.

Tập hợp chi phí phát sinh hàng tháng, theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Hàng tháng vào sổ chi tiết chi phí kinh doanh, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi và đối chiếu số dư với thủ quỹ.

Cuối năm lập báo cáo tổng hợp: - Lên cân đối phát sinh.

- Báo cáo tổng hợp chi phí phát sinh năm. - Báo cáo số dư tiền mặt, tiền gửi.

Thủ quỹ - Kế toán tài sản cố định

Thủ quỹ hàng tuần lên báo cáo quỹ.

Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng giảm tài sản, hàng tháng tính khấu hao và phân bổ khấu hao theo bộ phận sử dụng.

Để đảm bảo đúng thời gian nộp báo cáo cấp trên thì các khâu trong phòng kế toán phải hoàn thành trước ngày 08 tháng sau để kế toán tổng hợp lên cân đối phát sinh và lập báo cáo cấp trên đúng thời gian quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w