Phép chuyển đơn vị tự FP sang LOC để dùng trong COCOMO giúp cho có thể áp dụng COCOMO sớm trong vòng đời phát triển dự án. Nhưng để có được ước lượng đáng tin cậy thì cũng rất khó. Trước hết là việc xác định tỉ lệ LOC/FP, dùng cho phép chuyển đơn vị kích cỡ. Giá trị đề xuất chỉ là giá trị trung bình theo kinh nghiệm và ở trong mỗi hệ thống thì giá trị này có thể thay đổi rất lớn tùy theo độ phức tạp của xử lý bên trong của mỗi chức năng. Thứ hai, quay trở lại vấn đề lượng tri thức chứa trong một số lượng dòng lệnh ở các ngôn ngữ khác nhau đã đề cập ở đánh giá mô hình COCOMO, lại nảy sinh vấn đề không hợp lý. Ta có thể thấy rằng với cùng một FP thì có số lượng LOC rất khác nhau đối với các ngôn ngữ khác nhau, dẫn đến các kết quả theo COCOMO cũng rất khác nhau, trong khi lượng tri thức trong chúng là như nhau. Trong phép kết hợp thì có thể dùng COCOMO cơ sở hoặc COCOMO trung cấp, còn COCOMO nâng cao thực chất chỉ là COCOMO trung cấp ở từng pha phát triển.
Chương 2
23
Nếu ta dùng COCOMO cơ sở cho phép kết hợp, thì các giá trị kết quả không thay đổi nhiều ý nghĩa so với đơn vị FP của FPA, do không có yếu tố điều chỉnh. Tức là, phép kết hợp vẫn có bản chất là phép FPA. Do đó, những điểm yếu của FPA vẫn giữ nguyên mà lại phải quan tâm đến những khó khăn trong việc chuyển đơn vị kích cỡ từ FP sang LOC như đã nêu ở trên.
Nếu ta dùng COCOMO trung cấp cho phép kết hợp, thì ta đã xét thêm các yếu tố môi trường cho FPA, mà vốn nó là thiếu, nhưng những điểm yếu khác của cả FPA và COCOMO đã nêu trong đánh giá của 2 phương pháp thì vẫn tồn tại.
Như vậy cách kếp hợp FPA và COCOMO chỉ giúp chuyển đơn vị kích cỡ FPs của phép phân tích FPA sang một phép tính toán số học để ước lượng giá (nỗ lực và thời gian) giúp cho việc quản trị dự án, chứ không khắc phục được những nhược điểm thuộc về bản chất của mỗi thành phần. Tuy vậy, cách dùng kết hợp vẫn là một gợi ý tốt để đưa ra các giá trị gợi ý cho việc quản trị, theo một phương pháp đã được hiệu chỉnh, giúp cho việc lập lịch và lên kế hoạch, hơn là việc tính toán không có phương pháp hoặc không có một phép tính toán nào trợ giúp.
24
PHẦN 2
ƯỚC LƯỢNG DỰ ÁN PHẦN MỀM THEO ĐIỂM CA SỬ DỤNG
Chương 3 – Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Trần Việt
25
Chương 3
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG DỰ ÁN PHẦN MỀM THEO
ĐIỂM CA SỬ DỤNG (USE CASE POINT)
3.1 Tóm lược
Vào đầu những năm 1990, James Rambough, Grady Booch và Ivar Jacobson đã nghiên cứu và xây dựng nên những thành phần của phương pháp kĩ nghệ phần mềm Hướng đối tượng. Sau đó vài năm Ngôn ngữ Mô hình hóa Thống nhất (UML) đã ra đời có các kí pháp và phương thức phục vụ cho việc phát triển phần mềm hướng đối tượng. UML đã được đưa vào Quy trình thống nhất (RUP – Rational Unified Process). UML xác định các yêu cầu cho sản phẩm phần mềm với các ca sử dụng
Như được đặc tả trong ([4] Jacobson, 2005), ca sử dụng mô tả những cái mà tác nhân muốn hệ thống thực hiện. Các ca sử dụng bao gồm các mục tiêu chiến lược và các kịch bản chi tiết thực hiện trên lĩnh vực nghiệp vụ, nên chúng cũng có thể cung cấp cái nhìn vào tính phức tạp của một ứng dụng. Thu được một ước lượng tin cậy của cỡ và nỗ lực mà một ứng dụng cần, là có thể bằng cách xem xét các tác nhân và các kịch bản của một ca sử dụng.
Năm 1993, Gustav Karner đã sáng tạo ra kĩ thuật ước lượng Điểm Ca Sử dụng (UCP – Use Case Point), tài liệu ([5] Karner, 1993), dựa theo phương pháp Phân tích Điểm Chức năng của Abretch. Điểm ca sử dụng phân tích các tác nhân, các kịch bản và các yếu tố môi trường và kĩ thuật và đưa chúng vào một phương trình. Đây là một kĩ thuật ước lượng tốt khi phát triển dự án theo phương pháp hướng đối tượng nhưng chưa được phổ biến. Đó là bởi vì phương pháp Hướng đối tượng chỉ thực sự trở thành phổ biến trong những năm gần đây và các phương pháp ước lượng cũ đã quá nổi tiếng trong ngành công nghiệp phần mềm.
26
Kĩ thuật ước lượng của Karner hiện nay đã được đưa vào RUP, ([1] Carroll, 2005). Gần đây một số đội kĩ nghệ của sự phối hợp của Agilis Solutions và FPT Software, Hanoi, Vietnam, đã áp dụng phương pháp của Karner và đưa ra được những ước lượng đáng tin cậy sớm trong vòng đời dự án.