Tổ chức quản lý rủi ro các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội (Trang 38 - 72)

II. Thu ngoài lãi 23.036 116 167.729 1 Thu từ ngh.vụ bảo lãnh 2681.0741

2.2.1.Tổ chức quản lý rủi ro các dự án đầu tư.

7. Chi nộp các khoản phí, lệ phí 33 35 36 8 Chi phí cho nhân viên 10.94321.0

2.2.1.Tổ chức quản lý rủi ro các dự án đầu tư.

2.2.1.1. Quản lý, đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án xin vay vốn.

Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt vốn vay và cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra tại Ngân hàng công thương Chi nhánh Thanh Xuân. Với khâu đầu tiên thực hiện trước khi cho vay này, các cán bộ tín dụng xem xét, phân tích, đánh giá tư cách, tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như tính khả thi, hiệu quả kinh tế, xã hội, khả năng hoàn trả nợ của dự án đầu tư.

Quy trình tiếp nhận hồ sơ dự án và thẩm định đánh giá vốn vay được thực hiện theo sơ đồ sau:

Nhiệm vụ cụ thể của các phòng chức năng được thể hiện dưới sơ đồ Qui trình cho vay theo dự án tại chi nhánh Thanh Xuân như sau:

Sơ đồ 3: Qui trình cho vay theo dự án tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân

Bước Phòng giao dịch Khách hàng P. khách hàng P.quản lý rủi ro P.khác P.kế toán Người thẩm quyền QĐ cho vay 1 Nh ận hồ sơ Nhận HS do P.KH sao gửi Hồ sơ Y/cầu bổ sung Đề nghị bổ sung Thiếu Đủ

2 3 3 4 4 5 Thẩm định/Tái thẩm định Kiểm soát tờ trìn h thẩm định Tham gia Thẩm định RR Xét duyệt cho va y Trụ sở chính Y/cầu bổ

sung Y/cầu bổ sung

Thông báo cho KH Thiếu Đồng ý cho vay Vượt thẩm quyền đủ

6 7 8

< Nguồn: Văn bản hướng dẫn cho vay các dự án trong nền kinh tế tại chi nhánh của NHCT Việt Nam >

a, Nhận diện và đánh giá rủi ro khi xem xét tư cách khách hàng.

Khi xem xét tư cách khách hàng, các cán bộ tín dụng có thể nhận được ý đồ, thiên chí hợp tác của chủ dự án. Đối với khách hàng có thái độ hợp tác, đó là điều kiện cung cấp cho ngân hàng những thông tin liên quan một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng. Còn đối với những khách hàng có thái độ nóng vội, trì hoãn cung cấp thông tin thì Chi nhánh có biện pháp cân nhắc phù

Soạn thảo hợp đồng Nhập thông tin khoản vay Tham gia Tham gia Ký HĐ Ký HĐ Giải ngân Ký phụ lục hợp đồng Soạn thảo phụ lục hợp đồng Ký phụ lục hợp đồng

hợp đối với sự dự án xin vay vốn. Nội dung thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn gồm:

- Năng lực pháp lý của khách hàng.

- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động.

- Quản trị điều hành.

- Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng.

- Tình hình sản xuất và tài chính của khách hàng. b, Đánh giá rủi ro với dự án xin vay vốn

Các cán bộ ngân hàng đều xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách chi tiết, chặt chẽ. Phân tích một cách cẩn thận các chỉ tiêu tài chính của dự án, dòng tiền dự án, thị trường đầu vào và đầu ra của dự án, tư cách và năng lực của chủ đầu tư. Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án từ đó đánh giá tính khả thi của dự án. Chỉ những dự án đầu tư có tính khả thi cao mới được chấp nhận cho vay vốn. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích, đánh giá gồm:

 Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:

+ Mục tiêu đầu tư của dự án.

+ Sự cần thiết đầu tư dự án.

+ Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.

+ Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phân khai/phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết ...

+ Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:

– Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân tích quan hệ Cung- Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án:

+ Định dạng sản phẩm của dự án;

+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.

+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.

Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:

+ Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay.

+ Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.

+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế).

– Đánh giá về cung sản phẩm

+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.

+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.

+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.

+ Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ...) đến thị trường sản phẩm của dự án.

+ Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ.

– Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị tr-ờng, Cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

Thị trường nội địa :

+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không.

+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu thụ hay không.

+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không.

Thị trường nước ngoài:

+ Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh...)

+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.

+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.

+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào.

– Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+ Xem xét, đánh giá trên các mặt:

+ Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo ph-ơng thức nào, có cần hệ thống phân phối không.

+ Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ thẩm định cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.

+ Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xẩy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.

– Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:

+ Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.

+ Diến biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.

+ Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.

 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.

Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu...) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:

– Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. – Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.

– Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có).

– Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.

Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau:

+ Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?

+ Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.

 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật – Địa điểm xây dựng

+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.

+ Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.

+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ.

– Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

+ Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ... hay không.

+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.

+ Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.

+ Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không. – Công nghệ, thiết bị

+ Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.

+ Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.

+ Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.

+ Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.

+ Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.

+ Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.

+ Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.

– Quy mô, giải pháp xây dựng

+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.

+ Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.

+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.

+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước...

– Môi trường, PCCC: Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không.

 Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

– Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.

– Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.

– Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị, công nghệ...(nếu đã có thông tin).

– Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất.

– Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội (Trang 38 - 72)