Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tại Việt Nam potx (Trang 42 - 44)

II. Một số giải pháp và kiến nghị 1 Giải pháp

1.3Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý

Trong những năm qua, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên ở Xí nghiệp May X19 nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Trước tình hình mới có nhiều thử thách, Xí nghiệp cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

cho đội ngũ lao động bởi khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những kiến thức kinh nghiệm và công tác quản lý của cơ chế cũ không còn phù hợp nữa. Bên cạnh các tiến bộ về công nghệ trên thế giới đòi hỏi các đơn vị, tổ chức có sự tiếp cận phương thức quản lý mới để tránh nguy cơ tụt hậu.

Mặt khác, khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn lực của Xí nghiệp tăng nhanh, Xí nghiệp cần thực hiện phương châm đa dạng hoá các hình thức đào tạo và phát triển con người, áp dụng các hình thức đào tạo linh hoạt để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong Xí nghiệp đặt ra.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, đội ngũ lao động quản lý ít nhiều chịu ảnh hưởng của lề lối làm việc theo cơ chế cũ . Vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý cũng như nâng cao tay nghề cho công nhân viên là việc làm rất cần thiết.

1.3.1 Đối với cán bộ quản lý

Tổ chức đào tạo lại cho cán bộ quản lý nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao. Không thiên vị mà phải dựa vào năng lực công tác của họ, mức độ tiếp thu, kiến thức, tính ham học, có sức khoẻ, ... nhằm tránh đào tạo nhầm lẫn sau này chất lượng công tác kém.

Lựa chọn những người có ý thức lao động tốt, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, xem lợi ích của cơ quan như lợi ích của chính bản thân họ. Trong quá trình cử cán bộ đi học hoặc đào tạo lại thì các phòng ban chức năng phải đảm bảo hiệu quả quản lý của mình, nên yêu cầu có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời phải xác định chính xác cử ai đi học, vào thời điểm nào là hợp lý nhất.

Riêng đối với cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, Xí nghiệp cần phải xem xét lựa chọn những công nhân trẻ, có thể công tác lâu dài, có năng lực để lập kế hoạch gửi đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật quản lý .

Tuyển dụng những cán bộ mới tốt nghiệp, nhằm trẻ hóa bộ máy quản lý của Xí nghiệp, kiên quyết thay thế những người đã đến tuổi về hưu, mất sức không gắn bó với Xí nghiệp ...mà không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Công tác tuyển dụng thông qua quảng cáo, giới thiệu của người lao động trong Xí nghiệp, chiêu mộ từ các trường...

Đối với việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên ở các phân xưởng may, phòng tổ chức hành chính phối hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật ở phân xưởng để lên kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao cấp bậc cho từng cán bộ công nhân viên một cách tỉ mỉ bởi chính họ là đội ngũ quyết định đến chất lượng sản phẩm .

Thường xuyên đào tạo lại công nhân do thay đổi về quy trình công nghệ đào tạo, thông báo tuyển thêm công nhân có tay nghề đã được đào tạo. Sa thải những công nhân không đáp ứng được công việc, nhưng phải đảm bảo chế độ cho những người này theo luật lao động. Đặc điểm của nghành may là phải làm việc theo ca, vì vậy Xí nghiệp khi bố trí lao động cần hạn chế lao động nữ làm ca đêm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tại Việt Nam potx (Trang 42 - 44)