Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 41)

Đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án:

Tổng mức vốn đầu tư khái toán (chưa lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán):

342.954.853.000 đồng (Đơn giá quý I/2005). Trong đó:

- Xây lắp: 152.553.749.000 đồng

- Thiết bị: 90.591.875.000 đồng

- Chí phí khác: 24.392.544.000 đồng

- Chi phí đền bù, GPMB: 18.578.274.000 đồng

- Dự phòng: 29.309.733.000 đồng

- Lãi trong quá trình xây dựng: 27.527.678.000 đồng

So sánh với một số nhà máy thủy điện được xây dựng trong thời gian gần đây:

TT Tên công trình Năm

XD Chủ đầu tư Địa điểm XD CSTK Tổng vốn ĐT (tr.đ) Suất ĐT (Tr.đ/Mw

1 Thủy điện Đasiat CTCP thủy điện

Miền nam Lâm Đồng 13.5 241.297 17.879 2 Thủy điện Hố Hô 2004- 2005 CTCP Đầu tư và phát triển điện MB1 Q.Bình- H.Tĩnh 14.0 255.224 19.053 3 Thủy điện ĐaKhai 2005- 2007 Công ty Cienco 4 Lâm Đồng 8.1 157.991 19.505

4 Thủy điện Ngòi hút 1 2005- 2007 TCT XD Sông Hồng Yên Bái 8.1 170.275 21.022 5 Nậm Đông 3 2004- 2006 CTCP ĐT và PT

điện BM3 Yên Bái 16 251.945 15.747

6 Minh Lương 2004-

2007

CTCP Thủy điện

Minh Lương Lào Cai 22.5 390.506 17.356

7 ĐăkSrông 2005-

2007 CTCP ĐăkSrông Gia Lai 18.0 325.140 18.063

8 Bản Cốc 05-07 TCT CP QP Nghệ An 18.0 310.137 17.230

Nhìn chung, báo cáo nghiên cứu khả thi đã tính toán đầy đủ các hạng mục đầu tư. Tuy nhiên số liệu về vốn đầu tư trên chỉ là số khái toán. Doanh nghiệp chưa lập và phê duyệt Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán nên chưa có căn cứ dự toán chính xác để tính toán hiệu quả tài chính.

Với Tổng mức đầu tư 342.954 triệu đồng, suất đầu tư cho 1MW là :342.954 trđ/18MW= 19.053 trđ/MW. Qua tham khảo suất đầu tư một số nhà máy thuỷ điện có quy mô gần tương tự cho thấy suất đầu tư của nhà máy ở mức cao nhưng với tốc độ trượt giá hàng năm tại Việt nam khoảng 02 con số thì suất đầu tư như vậy là ở mức hợp lý.

Tổng vốn đầu tư phê duyệt đã bao gồm thuế VAT. Do doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế VAT nên khi đưa vào tính toán hiệu quả tài chính, nguồn thu từ thuế VAT sẽ được coi là dòng tiền vào của dự án khi tính toán.

Nhận xét: Cách đánh giá tổng vốn đầu tư của cán bộ thẩm định đối với dự án thuỷ điện Hồ Bốn khá khoa học và đầy đủ. Cán bộ thẩm định không những dừng lại ở việc xem xét tổng vốn đầu tư của dự án một cách độc lập mà còn có sự so sánh, đánh giá với các dự án khác để xem mức độ hợp lý của chỉ tiêu này. Đặc biệt, cán bộ thẩm định đã có sự đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu các dự án thuỷ điện khác từ Ban thẩm định ở Hội sở chính, từ thông tin các dự án tại Sở và một số nguồn thông tin khác nhằm đưa ra nhận định chính xác hơn về dự án thuỷ điện Hồ Bốn. Đây là một trong những ưu điểm của công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam so với một số ngân hàng khác.

Các nguồn vốn tham gia đầu tư

Vốn vay ngân hàng thương mại (85%) tổng vốn đầu tư: 291.511 triệu đồng. Vốn tự có tham gia (15%): 51.443 triệu đồng.

Đánh giá của cán bộ thẩm định:

Vốn tự có tham gia: Theo Điều 5 khoản 2, mục b Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/08/20006 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập thì mức vốn tự có tối thiểu Chủ đầu tư tham gia vào dự án ít nhất là 30% tổng mức đầu tư, trường hợp đặc biệt cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét nhưng không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư.

Căn cứ thông tin, số liệu do Chủ đầu tư cung cấp, số vốn tự có Chủ đầu tư tham gia vào dự án này hiện có chính là phần vốn góp điều lệ của các cổ đông (50 tỷ đồng), trong đó công ty điện lực 1 góp 92% vốn. Số vốn điều lệ so với tổng mức đầu tư dự án theo quyết định phê duyệt dự án của Chủ đầu tư chiếm tỷ lệ xấp xỉ 15% tổng mức đầu tư dự án.

Nhận xét : Theo Quy định mà cán bộ thẩm định đã nêu ra thì tỷ lệ vốn tự có của chủ đầu tư trên tổng vốn đầu tư thấp nhất là 20%, đối chiếu với dự án này tỷ lệ này chỉ đạt 15%. Cán bộ thẩm định mặc dù đã nêu được hạn chế này nhưng lại không đưa ra yêu cầu đối với chủ đầu tư trong việc gia tăng phần vốn tự có. Yêu cầu này cần được xem là một trong những điều kiện cần thiết để dự án được chấp nhận cho vay.

Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

- Phương án cơ sở:

• Lãi suất cho vay VND: 12%.

• Kế hoạch trả nợ: trả nợ theo khả năng dòng tiền vào thực tế hàng năm của dự án. • Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

4 năm đầu hoạt động: được miễn thuế thu nhập. 7 năm tiếp theo: giảm 50% thuế thu nhập: 14%/năm. Năm 12-25: thuế thu nhập 28%

• Ưu đãi về thuê đất: Dự án được miến tiền thuê đất.

• Chi phí về thuế tài nguyên : 2%/doanh thu, được hưởng ưu đãi giảm 50% về thuế tài nguyên trong 3 năm đầu.

• Giá tính thuế tài nguyên: 700đ/kwh

• Chi phí vận hành và bảo trì (O & M): 1.2%/(xây lắp + thiết bị). • KHCB hàng năm:

Xây lắp : thời gian 25 năm (bằng tuổi thọ vật lý của dự án).

Thiết bị: 20 năm (Áp dụng thời gian khấu hao tối đa cho loại Máy biến áp và thiết bị nguồn điện là 20 năm).

Các chi phí khác: 10 năm.

Lãi vay trong thời gian xây dựng : 10 năm.

• Giá bán điện: Giả thiết mức giá bán điện cho cả đời dự án 4 Uscent/kwh. • Số giờ phát huy công suất tối đa: 4.076 giờ/năm.

• Sản lượng điện sản xuất cho toàn bộ nhà máy khi phát huy hết công suất:

Với số tổ máy phát điện là 03 tổ máy và thời gian phát điện trung bình là 4.076 giờ (ở mức có thể chấp nhận được) thì sản lượng điện sản xuất hàng năm được tính:

= (03 tổ máy)*4.076 giờ/năm = 18.000Kw*4.076 giờ/năm = 73.370.000 Kwh/năm. Sau 03 năm tăng 0,5% đạt mức trung bình 4.100 giờ/năm.

• Sản lượng điện thương phẩm cho toàn bộ nhà máy phát huy 100% công suất: Sản lượng điện thương phẩm: trên cơ sở sản lượng điện sản xuất trong năm trừ (-) đi phần điện năng tự dùng của nhà máy (tỷ lệ điện năng tự dùng là 2%/Sản lượng điện sx), năm đầu sản lượng điện thương phẩm = 73.370.000*(1-2%) = 71.903.000kwh/năm.

• Công suất năm đầu được giả định bằng 95% công suất tối đa của nhà máy, lý do không phát huy hết 100% công suất là chạy thử các các tổ máy trước khi đi vào vận hành.

• Tuổi thọ vật lý của dự án: tạm tính 25 năm. • Chi phí bảo hiểm tài sản: 0.3%(xây lắp+thiết bị).

• Nguồn trả nợ: 100% khấu hao cơ bản và 100% lợi nhuận sau thuế.

• Vốn lưu động: Khoản phải thu bằng 1% doanh thu; khoản phải trả bằng 2% chi phí hoạt động hằng năm, tồn quỹ tiền mặt tối thiểu 1% doanh thu.

• Nguồn hồ trợ từ Chính phủ (Hỗ trợ LSSĐT)

Lãi suất được hỗ trợ bằng: (12%-(90%*8,7%+0.5%)) = 3,72%/năm;

Số tiền thực hỗ trợ lãi suất = Thời gian thực vay x nợ gốc trong hạn đã trả trong năm x Lãi suất hỗ trợ.

o Kết quả tính toán. (tính toán cụ thể ở Phụ lục A)

Phương án 1: Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn tự có và huy động (15%TMĐT): 60.266.175.000 đồng - Vốn vay Ngân hàng (85%TMĐT): 301.278.000.000 đồng Với phương án cơ cấu vốn 15%/85%, kết quả tính toán như sau:

mức đầu tư đầu tư

1 NPV dự án (triệu đồng) 50.410 47.689

2 IRR (%) 10.82 16.54

3 DSCR hàng năm 1 1

4 Thời gian hoàn trả vốn vay 12,67 năm

Kết quả tính toán của phương án cho thấy: Dự án có NPV và IRR theo quan điểm tính trên tổng mức đầu tư và Chủ đầu tư đều cho kết quả >0 nhưng tỷ suất hoàn vốn dự án không cao và Thời gian hoàn trả nợ vốn vay tương đối dài trên 12 năm.

Nhìn chung các chỉ tiêu tài chính của dự án đều ở mức thấp. Tuy nhiên kết quả tính toán do dựa trên khái toán sơ bộ nên kết quả mang tính sơ bộ. Để có kết quả chính xác hơn đòi hỏi chủ đầu tư phải có bản Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán và hợp đồng mua bán điện ký chính thức với EVN.

Phương án 2: Nguồn vốn đầu tư (tính toán cụ thể ở Phụ lục B)

- Vốn tự có và huy động (20%TMĐT): 70.788.175.000 đồng - Vốn vay Ngân hàng (80%TMĐT): 283.145.000.000 đồng

TT Chỉ tiêu Quan điểm tổng

mức đầu tư Quan điểm chủ đầu tư 1 NPV dự án (triệu đồng) 44.450 48.666 2 IRR (%) 10.73 14.95 3 DSCR hàng năm 1 1

4 Thời gian hoàn trả vốn vay 11,07 năm

Kết quả tính toán của phương án cho thấy: Dự án có NPV và IRR theo quan điểm tính trên tổng mức đầu tư và Chủ đầu tư đều cho kết quả >0, tỷ suất hoàn vốn nội tại tăng, thời gian hoàn trả nợ vốn vay được rút ngắn xuống còn 11 năm, xong vẫn còn tương đối dài.

Phương án 3 : Nguồn vốn đầu tư (tính toán cụ thể ở Phụ lục C) Vốn tự có và huy động (25%TMĐT): 88.360.175.000 đồng Vốn vay Ngân hàng (85%TMĐT): 265.046.000.000 đồng

TT Chỉ tiêu Quan điểm tổng

mức đầu tư

Quan điểm chủ đầu tư

2 IRR (%) 10.64 14.08

3 DSCR hàng năm 1 1

4 Thời gian hoàn trả vốn vay 9,86 năm

Kết quả tính toán của phương án cho thấy: Dự án có NPV và IRR theo quan điểm tính trên tổng mức đầu tư và Chủ đầu tư đều cho kết quả >0, thời gian hoàn trả nợ vốn vay được rút ngắn xuống còn 9,86 năm.

Kết luận của cán bộ thẩm định:

Qua các phương án đưa ra tính toán với cơ cấu vốn thay đổi theo tỷ lệ tăng lên của vốn tự có của Chủ đầu tư thì dự án có tính khả thi cao hơn và thời gian trả nợ vốn vay ngày càng được rút ngắn vì chi phí sử dụng vốn vay sẽ ở mức thấp hơn, dòng tiền thanh toán nợ sẽ cao hơn.

Phân tích độ nhạy.

o Nội dung và kết quả phân tích độ nhạy

Các yếu tố chọn để phân tích độ nhạy và kết quả phân tích được trình bày tại các bảng:

Phụ lục D: Khảo sát độ nhạy NPV, IRR với yếu tố- khả năng tăng giảm vốn đầu tư (vốn đầu tư được cho thay đổi từ giảm 10% đến tăng 15%)

Phụ lục E: Khảo sát độ nhạy NPV, IRR - khả năng tăng giảm chi phí hoạt động (chi phí được cho thay đổi từ giảm 10% đến tăng 15%).

Phụ lục F: Khảo sát độ nhạy NPV, IRR - tốc độ tăng giá bán điện (giá bán điện được cho thay đổi từ giảm 5% đến tăng 10%).

Phụ lục G: Khảo sát độ nhạy NPV, IRR – thay đổi điện lượng hàng năm (điện lượng được cho thay đổi từ giảm 35% đến tăng 10%).

o Nhận xét: Dự án nhạy cảm với các yếu tố: + Đối với khả năng tăng/giảm tổng mức đầu tư:

Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu tổng mức đầu tư tăng 10 %, NPV của dự án >0, và khi tăng lên 15%, NPV của cả dự án và chủ đầu tư cũng vẫn dương. Đây là tỷ lệ tính trên tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh tăng sau khi tính toán lại lãi vay trong thời

gian thi công. Có thể nói hiệu quả tài chính của dự án sẽ ít có khả năng bị ảnh hưởng từ việc thay đổi tăng vốn đầu tư

+ Đối với khả năng tăng/giảm chi phí hoạt động hằng năm:

Kết quả khảo sát độ nhạy cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi và diễn biến đúng như giả định thì khi chi phí hoạt động hằng năm tăng trên 10% thì NPV của dự án bắt đầu âm. Đối với một dự án thủy điện, chi phí hoạt động hằng năm là không nhiều và khó có khả năng biến động lớn. Vì vậy, tỷ lệ trên 10% cho thấy hiệu quả tài chính của dự án khá an toàn với khả năng tăng/giảm chi phí hoạt động hằng năm;

+ Thay đổi điện lượng hàng năm:

Kết quả khảo sát độ nhạy cho thấy khi điện lượng hằng năm giảm 10% so với dự kiến thì

NPV của dự án sẽ < 0. Biên độ này là khá an toàn, tuy nhiên, là một dự án thuỷ điện, sản lượng điện hằng năm của nhà máy sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước, là yếu tố khách quan nằm ngoài sự điều tiết của con người.

+ Thay đổi giá bán điện:

Khi giá bán điện tăng dưới 1% NPV của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư < 0, dự án không có hiệu quả về mặt tài chính. Như vậy đây có thể được coi là nhân tố chính ảnh hưởng đến hiều quả tài chính và thời gian trả nợ của dự án.

Nhận xét việc thẩm định khía cạnh tài chính của dự án: Cán bộ thẩm định đã đánh giá một cách chi tiết sự hợp lý của các căn cứ mà chủ đầu tư và tư vấn thiết kế đưa ra làm cơ sở tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Bên cạnh đó, cán bộ cũng đưa ra được những giả định cần thiết và xác đáng để tiến hành tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Có thể nêu dẫn chứng về giả định giá bán điện của dự án khi có sự so sánh với giá bán điện của các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ tương tự và đồng thời còn xét đến yếu tố trượt giá là một giả định tương đối khoa học. Việc tính toán hiệu quả tài chính đặc biệt được thực hiện một cách độc lập với tính toán của chủ đầu tư từ đó đảm bảo tính khách quan trong công tác thẩm định.

Nói chung, nội dung tài chính của dự án Hồ Bốn được thẩm định tương đối kỹ càng và chuyên nghiệp và là một trong những ưu thế của công tác thẩm định ở Sở giao dịch so với các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như so sánh tương quan với các ngân hàng khác. Có thể thấy rằng khía cạnh tài chính của dự án

được phân tích với ba trường hợp khác nhau: Ngân hàng cho vay 85%, 80% và cho vay 75%. Đối với mỗi trường hợp, cán bộ thẩm định đều tính toán cụ thể các thông số, chỉ tiêu và đi đến kết luận cho từng trường hợp và kết luận chung nên lựa chọn trường hợp nào cho chủ đầu tư lựa chọn. Sự chu đáo trong việc kết hợp thẩm định dự án thuỷ điện và tư vấn là một trong những nhân tố giúp cho chất lượng thẩm định dự án tại Sở giao dịch ngày càng nâng cao.

Cán bộ thẩm định đã vận dụng thành thạo phần mềm Excel vào việc thiết lập bảng tính và tính toán các chỉ tiêu tài chính cần thiết của dự án thuỷ điện Hồ Bốn. Mức độ chi tiết của các bảng tính tương đối cao, các bảng tính được trình bày rõ ràng và khoa học. Công cụ Table trong Excel đã được sử dụng để rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả phân tích rủi ro có thể xảy ra với dự án. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng Excel trong việc phân tích độ nhạy của dự án có phần hạn chế. Những chỉ tiêu quan trọng chỉ xét được sự biến động dưới sự ảnh hưởng của tối đa 2 yếu tố. Trong khi nếu sử dụng được phần mềm Crystal Ball (phần mềm đã từng được ứng dụng tại Sở giao dịch để phân tích độ nhạy của dự án) thì sẽ mang lại hiệu quả thẩm định cao hơn mà lại tiết kiệm được thời gian.

- Khoản mục chi phí vận hành và bảo dưỡng của dự án thuỷ điện Hồ Bốn được tính toán bằng cách lấy theo một tỷ lệ phần trăm là 1,2% so với các chi phí xây lắp và thiết bị và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w