giá trị sản phẩm và đơn đặt hàng thường là từ các bạn hàng của Việt Nam ở các nước Đông á.Tuy phương thức xuất khẩu này không mang lại cho công ty lợi nhuận cao, chưa phải là phương thức tối ưu nhưng công ty có thể tận dụng được dây chuyền công nghệ, thiết bị công xưởng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ và khắc phục được tình trạng thiếu nguyên vật liệu gia công sản xuất, học hỏi mẫu mã thiết kế từ các công ty nước ngoài đặt hàng.
2.2.4. Thực trạng triển khai hoạt động chiến lược Marketing Mix của công ty. của công ty.
a) Quyết định về sản phẩm xuất khẩu.
Hoạt động kinh doanh của công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, thị trường chưa chiếm tỷ trọng cao. Và trong thời gian tới, công ty sẽ tiến hành chú trọng vào thị trường này. Và sản phẩm của công ty bao gồm : áo jacket, áo sơmi, găng tay da, quần áo lao động, khăn mặt, áo váy nữ … và các sản phẩm khác. Thông qua bảng số liệu sau sẽ thấy được quyết định về sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty như thế nào ?
STT Sản phẩm Số lượng (chiếc) Trị giá (1000USD) Tỷ trọng (%) 1 áo jacket 915.002 11437.52 52.9 2 áo sơmi 557.508 2843.3 13.15
3 Quần áo lao động 649.089 3634.89 16.81
4 Găng tay da 1310.064 393.02 1.82
5 áo váy nữ 75.265 978.445 4.52
6 Khăn mặt 974.912 389.964 1.8
7 Sản phẩm may khác 174.188 1940.06 9.0
8 Tổng 4656.028 21617.2 100
Tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính của công ty sản xuất -xuất nhập khẩu Việt An năm 2004.
động và áo sơmi. Với tỷ trọng cao nhất 52.9% của mặt hàng áo jacket và quần áo lao động là 16.81% cùng với 13.15% của áo sơmi đã và đang là những sản phẩm được các thị trường nước ngoài đánh giá cao và là thế mạnh của công ty. Bên cạnh những sản phẩm chủ lực này, công ty vẫn luôn tìm kiếm và phát triển các sản phẩm khác để đảm bảo tăng doanh thu xuất khẩu.
* Quyết định về chất lượng hàng xuất khẩu.
Các sản phẩm may mặc của công ty sản xuất Việt An chủ yếu dành cho xuất khẩu. Do đó sản phẩm phải đáp ứng được với các tiêu chuẩn, điều kiện và thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường. Công ty thiết lập một quy trình công nghệ với hai khâu kiểm tra chất lượng là KCS đầu và KCS cuối. Trong đó KCS đầu làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất có các lỗi như thừa chỉ, đường may bị vặn vẹo, nhăn nhúm … còn KCS cuối sẽ kiểm tra mẫu sản phẩm một cách chặt chẽ ở đầu ra trước khi sản phẩm được đóng gói và xuất xưởng. Sản phẩm đã qua giai đoạn kiểm tra cuối là sản phẩm hoàn chỉnh hay gọi là thành phẩm đủ để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Chất lượng sản phẩm xuất khẩu là vấn đề mà công ty đặt lên hàng đầu bởi chính nó sẽ quyết định được người dùng có chấp nhận hay không. Và điều đó cũng sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
* Quyết định về bao bì, bao gói sản phẩm xuất khẩu.
- Về bao bì : đối với từng đơn hàng cụ thể công ty sẽ tiến hành đóng gói theo yêu cầu của khách hàng theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó bao bì có thể là do khách hàng cung cấp hoặc là do công ty tự thiết kế phù hợp với loại sản phẩm. Tuỳ vào từng loại sản phẩm mà trong công ty có những bao bì phù hợp riêng. Thông thường bao bì sản phẩm của công ty được thiết kế làm hai lớp : lớp bên trong là lớp túi PE và lớp bên ngoài là các thùng Cattông dầy nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất.
- Về nhãn mác : nhãn mác của công ty về hình thức chưa thật sự tạo được nét đặc trưng nổi bật riêng nên chưa thu hút được sự hấp dẫn, chú ý của người tiêu dùng. Các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty luôn có tên nhãn là VAPROMEXPO, tuy nhiên với những sản phẩm chủ đạo của công ty là áo jacket, quần áo lao động và áo sơmi thì công ty chưa tạo được biểu tượng bên ngoài áo để khách hàng có thể nhận biết ngay sản phẩm của công ty, mà nhãn mác mới chỉ khiêm tốn nằm ở vị trí bên trong cổ áo. Và đây cũng là vấn đề mà công ty đang dần khắc phục.
Trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng nhiều trong việc tìm hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới của khách hàng quốc tế. Công ty đã có phòng ban thiết kế với những nhà thiết kế được đào tạo giỏi. Tuy nhiên, sự đầu tư chưa cao và có trọng điểm nên chưa thu được kết quả cao. Do vậy, việc phát triển sản phẩm mới của công ty còn gặp nhiều khó khăn, đa phần là bắt chước kiểu dáng nước ngoài và thay đổi một vài chi tiết để tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
b) Quyết định về giá xuất khẩu.
Việc định giá cho sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty thường dựa trên những cơ sở xem xét sau :
- Định hướng mục tiêu của công ty là : đảm bảo việc xâm nhập thị trường, tối đa hóa lợi nhuận hay là nhằm dành được vị thế trên thị trường.
- Mức cầu và mức thu nhập của mỗi thị trường là khác nhau nên sẽ đưa các mức giá bán khác nhau.
- Nghiên cứu giá bán của các đối thủ cạnh tranh.
- Lựa chọn kỹ thuật định giá dựa trên việc tính toán các chi phí liên quan và cộng thêm phần lợi nhuận mục tiêu của công ty.
* Quyết định về đồng tiền tính giá.
Công ty thường sử dụng đồng tiền tính giá là đôla Mỹ (USD) vì đây là đồng ngoại tệ mạnh, dễ chuyển đổi, ổn định và mang tính thanh toán cao trên thế giới.
* Quyết định chiết giá. - Chiết giá thương mại.
- Chiết giá mua với số lượng lớn. - Chiết giá vì thanh toán sớm.
- Chiết giá theo thời vụ : đưa ra mức giá ưu đãi đối với các mặt hàng trái vụ để khuyến khích khách mua hàng, tránh tình trạng hàng tồn kho, phải mất thêm chi phí nhà kho, bảo quản …
* Quyết định về điều kiện giao hàng và thanh toán.
- Điều kiện giao hàng : thường sử dụng phương thức giao hàng theo FOB Hải Phòng hoặc FOB Nội Bài.
- Điều kiện thanh toán : theo phương thức L.C hoặc T.T.
Hiện tại công ty sản xuất -xuất nhập khẩu Việt An đang hoạt động kinh doanh với ba phương thức xuất khẩu chính là : xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp và gia công xuất khẩu. Tuy nhiên với phương thức gia công xuất khẩu công ty không cần chú trọng nhiều vào việc xây dựng mạng lưới phân phồi bằng hai phương thức xuất khẩu còn lại. Tương ứng với mỗi phương thức xuất khẩu khác nhau, công ty có các kênh phân phối khác nhau.
Và hiện nay công ty đang có 2 kênh phân phối sau: *) Kênh 1:
Kênh phân phối này là công ty xuất khẩu sản phẩm may mặc thông qua việc uỷ quyền cho một đơn vị khác xuất khẩu hàng hoá cho công ty. Công ty sẽ mất một phí uỷ thác tương đối lớn. Tuy phương thức phân phối này giúp cho công ty tránh được sự cố rủi ro trong xuất khẩu nhưng làm hạn chế với việc tiếp cận thị trường của công ty.
*) Kênh 2:
Với kênh này, công ty ký kết hợp đồng trực tiếp với khách hàng nước ngoài.Đây là kênh được công ty quan tâm và hướng tới nhiều nhất vì nó mang lại lợi nhuận cao, cơ hội tiếp cận trực tiếp với các đối tác, nắm bắt được thị trường quốc tế. Những thông tin phản hồi lại từ khách hàng luôn là vấn đề quan trọng trong việc vạch ra các phương hướng, chiến lược trong hoạt động kinh doanh của công ty.
d) Quyết định về hình thức quảng cáo và xúc tiến thương mại
Trong những năm gần đây, với mục đích đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất khẩu, công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An đã rất quan tâm đến công tác xuất khẩu xúc tiến thương mại nhằm tạo nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm của công ty cũng như được tiếp xúc và nhận được những thông tin phản ánh từ người tiêu dùng. Các hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng được chủ yếu thực hiện qua một số hình thức sau:
+ Quảng cáo trên báo chí, tập san: giới thiệu về công ty,các sản phẩm mới của công ty với khách hàng trong và ngoài nước.Hiện tại, các báo tạp chí trong nước được sử dụng đó là: Diễn đàn doanh nghiệp, Thời trang Việt Nam, Tạp chí Dệt may….
+ Chào hàng: cũng được công ty thường xuyên sử dụng qua hai cách tiếp cận như: Công ty Công ty XNK trong Nhà nhập khẩu Người tiêu dùng Công ty Nhà nhập khẩu Người tiêu dùng
catalogue và hàng mẫu.
+Tham gia hội chợ triển lãm
+Quảng cáo trên mạng: giúp các doanh nghiệp, các quốc gia, người tiêu dùng quốc tế được gắn kết với nhau hơn, khắc phục được khoảng cách không gian.Tuy nhiên, công ty Việt An mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin thị trường, còn hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng, đối tác trên mạng và công ty chưa hoàn thành được trang Web của mình.Và trong thời gian tới công ty sẽ có trang Web chính thức giới thiệu, quảng bá về công ty.