Kinh nghiệm của Chilê trong việc thu hút và quản lý vốn đầu tư gián

Một phần của tài liệu dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (Trang 25)

định can thiệp khi TTCK có biến động mạnh, trừ trường hợp có ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh kinh tế quốc gia.

1.3.2. Kinh nghim ca Chilê trong vic thu hút và qun lý vn đầu tư gián tiếp trên TTCK TTCK

1.3.2.1. Đặc điểm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Chilê

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Chilê được thực hiện thông qua việc nước này phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường quốc tế. Giá trị cổ phiếu do Chilê phát hành trên thị trường không lớn ( dưới 1 tỷ dollar Mỹ ), rất không ổn định trong thời kỳ 1990-1998 và hoàn toàn không phát hành trong thời kỳ tiếp theo (1999- 2003). Trong khi đó giá trị trái phiếu do nước này phát hành trên thị trường quốc tế đã tăng từ mức vài trăm triệu dollar Mỹ thời kỳ 1990-1994 lên đến trên 1 tỷ dollar Mỹ thời kỳ 1998-2002 và 2,9 tỷ dollar Mỹ năm 2003.

Dòng vốn FPI dưới dạng cổ phần chiếm ưu thế trong nửa đầu những năm 1990, tuy nhiên dòng vốn dưới dạng chứng khoán nợ lại chiếm ưu thế trong nửa sau những năm 1990 và trong những năm đầu của thế kỷ XXI

Trong thời kỳ 1990-2002, dòng vốn nước ngoài vào Chilê chủ yếu vẫn là vốn FDI. So với dòng vốn này FPI chỉ vào khoảng trên 17% đến hơn 50%, đặc biệt có những năm FPI chỉ bằng 1,62% FDI vào năm 1995, âm 3,49% vào năm 2000 và tăng mạnh vào năm 2001, 2002 (78% FPI/FDI). Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Chilê được quyết định bởi các nhân tố sau:

- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế cao và môi trường kinh tế vĩ mô tương đối lành mạnh.

- Thứ hai, xu hướng tự do hóa tài chính trong nước và nới lỏng các hạn chế của TTCK.

- Thứ ba, những năm 1980 và đầu 1990, một số công ty Chilê, đặc biệt trong lĩnh vực điện bắt đầu thu được lợi nhuận lớn đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tới mức họ có thể bán được những trái phiếu với kỳ hạn 100 năm

- Thứ tư, từ giữa những năm 1990, ngoại trừ Chilê, nhiều nước Châu mỹ La tinh bị tác động mạnh mẽ của hiện tượng lây lan tài chính, do đó nước này trở thành bến cảng an toàn cho các NĐTNN tại khu vực Mỹ La tinh.

- Thứ năm, ngoài những nguyên nhân kể trên, sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngoài ngắn hạn vào nền kinh tế Chilê còn được quyết định bởi sự chênh lệch lãi suất trong nền kinh tế Chilê cao so với mức lãi suất quốc tế trong những năm đầu thập kỷ 1990 do thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát, đồng thời đồng nội tệ được củng cố bởi điều kiện thương mại được cải thiện và TTCK tương đối phát triển và các điều kiện kinh tế vĩ mô lành mạnh đã tạo điều kiện cho Chilê bắt đầu vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ.

1.3.2.2. Những biện pháp điều tiết cơ bản của Chilê

¾ Đánh thuế và quy định mức dự trữ bắt buộc không lãi suất đối với dòng vốn vào. Hệ thống này nhằm khuyến khích dòng vốn dài hạn và không khuyến khích dòng vốn ngắn hạn bằng cách tăng chi phí của chúng khi đầu tư vào Chilê.

¾ Điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái và thắt chặt chính sách tài chính

Chilê sử dụng chính sách điều tiết linh hoạt tỷ giá hối đoái với tư cách là một công cụ điều tiết gián tiếp ( chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết biên độ dao động ). Sự linh hoạt hay một mức độ bất ổn định nhất định của tỷ giá sẽ khiến cho các nhà đầu tư phải tính toán thận trọng hơn khi đầu tư vào Chilê.

¾ Tự do hóa dòng vốn ra

Từ những năm đầu 1990, trên cơ sở cán cân thanh toán thặng dư lớn, Chilê đã tiến hành tự do hóa dòng vốn ra. Việc tự do hóa này giúp tránh được hậu quả của bất ổn định kinh tế vĩ mô do sự đảo ngược của dòng vốn gây ra, nhưng mặt khác, sự tự do hóa dòng vốn ra còn khuyến khích dòng vốn vào vì nó làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư cũng như làm giảm giá cả của tài sản nội địa. Kết quả là dòng vốn vào ròng sẽ không giảm mà chỉ có sự thay đổi sở hữu đối với các tài sản nội địa.

¾ Tăng cường điều tiết và giám sát thận trọng đối với hệ thống tài chính

Trên thực tế hệ thống tài chính Chilê đã bắt đầu được củng cố từ sau khủng hoảng 1982-1983. Năm 1986, nhiều văn bản pháp luật về ngân hàng và hệ thống tài chính đã được sửa đổi nhằm tăng cường sự điều tiết thận trọng, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào hệ thống tài chính và thúc đẩy sự điều tiết của thị trường.

1.3.2.3.Những tác động tích cực và hạn chế của các biện pháp điều tiết

™ Tác động tích cực

Những biện pháp điều tiết sự di chuyển của dòng vốn vào trong nước đã giúp Chilê tránh được nguy cơ rút vốn bất ngờ của các NĐTNN, giảm thiểu được rủi ro sai lệch về thời hạn vốn vào và qua đó bảo đảm được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, sự điều tiết này còn giúp Chilê điều chỉnh được cơ cấu và thời hạn dòng vốn vào, đặc biệt trong thời kỳ các biện pháp điều tiết được thắt chặt 1994-1995, làm gia tăng dòng vốn dài hạn, tạo điều kiện cho Chilê có được sự độc lập trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và củng cố được hệ thống tài chính với những tác động tích cực tới việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng. Theo số liệu kinh tế cho thấy tốc độ lạm phát của Chilê liên tục giảm từ mức cao 26% năm 1990 xuống còn dưới mức một con số thời kỳ 1995-2002.

Những biện pháp điều tiết linh hoạt tỷ giá và can thiệp vô hiệu đã giúp cho đồng pêso tăng giá thực tế tuần tự chứ không đột biến với những tác động tích cực tới cán cân thanh toán. Vì vậy Chilê không bị sức ép tấn công của đầu cơ khi xảy ra khủng hoảng tài chính Mehico 1994-1995 và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998

™ Hạn chế

Mặc dù có những tác động tích cực nhưng biện pháp điều tiết sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài vào Chilê cũng có những hạn chế nhất định:

- Thứ nhất, mặc dù có tác động làm thay đổi cơ cấu và thời hạn của dòng vốn nhưng những biện pháp kể trên đã không ngăn cản được sự gia tăng của dòng vốn vào Chilê

- Thứ hai, những điều tiết kể trên của Chilê đã làm tăng chi phí vốn đối với các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ ( khoảng 21% và 19% vào năm 1996 và 1997 ) do nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Hơn thế nữa, những biện pháp điều tiết của Chilê đã hạn chế khả năng đa dạng hóa rủi ro của các nhà đầu tư trong nước, bởi vì một tập hợp danh mục đầu tư bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế được rủi ro thông qua việc làm giảm sự phụ thuộc vào một nguồn trong nước duy nhất và do đó làm tăng mức độ ổn định của thu nhập trong nước, nhờ đó bù đắp được cho những rủi ro thu nhập quốc gia do việc bất ổn định giá xuất khẩu của các mặt hàng riêng lẻ vốn thường xảy ra đối với một nền kinh tế mở.

- Thứ ba, những biện pháp điều tiết trên đã không ngăn chặn được nhiều hình thức di chuyển vốn trá hình như đánh giá thấp giá trị hóa đơn nhập khẩu và nâng cao giá hóa đơn xuất khẩu, cố tình thanh toán chậm đối với hàng nhập khẩu hoặc thanh toán nhanh đối với hàng xuất khẩu, chuyển vốn vào thông qua thị trường ngoại tệ không chính thức…

1.3.2.4 Nhận xét

Như vậy mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng những biện pháp điều tiết sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài vào Chilê được đánh giá là thành công bởi vì những biện pháp này đã giúp Chilê đạt được mục tiêu đặt ra là ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù những biện pháp kể trên đã không ngăn cản được sự gia tăng của dòng vốn nước ngoài vào trong nước nhưng nếu thiếu những biện pháp đó, dòng vốn vào sẽ còn lớn hơn nhiều và Chilê sẽ không có được sự độc lập trong chính sách tiền tệ như đã từng có trong thập kỷ 1990.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua kinh nghiệm thu hút và quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở một số nước trên thế giới, đề tài rút ra một số nhận xét sau:

Dòng vốn gián tiếp nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có một số đặc tính: có tính thanh khoản cao, ngắn hạn, bất ổn, dễ bị đảo ngược cũng như tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp

Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng Trung Quốc và Chilê vẫn được xem là hai nước thành công trong việc quản lý và thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Qua đó chúng ta có thể rút ra được một số bài học cho Việt Nam như sau:

¾ Việc thu hút phải đi đôi với quản lý vốn đầu tư gián tiếp.

¾ Đối với một nền kinh tế còn non yếu như Việt Nam, sự bảo hộ của Nhà nước là rất cần thiết. Tuy trước mắt chúng ta rất cần vốn để phát triển kinh tế đất nước nhưng cũng cần tính đến hậu quả lâu dài một khi nguồn vốn đó là nguồn vốn không ổn định. Khi TTCK phát triển và hoàn thiện, hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, thị trường đồng bộ lúc đó mới nên nới lỏng tỷ lệ sở hữu vốn đối với người nước ngoài để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

¾ Nhà nước cần quy định rõ danh mục các lĩnh vực, ngành nghề mà NĐTNN không được phép đầu tư hoặc hạn chế đầu tư. Mặt khác Nhà nước cũng cần có những biện pháp khuyến khích các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài rót vốn vào Việt Nam thay vì các nhà đầu tư nhỏ lẻ ( như Trung Quốc đã làm ) để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa khủng hoảng tài chính tiền tệ cho đất nước

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VIỆT NAM THỜI

GIAN QUA

2.1. TTCK VIỆT NAM – NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ

Kể từ khi tiếng chuông đầu tiên được rung lên đánh dấu một sự kiện trong nền kinh tế Việt Nam – TTCK được thành lập đến nay đã gần 7 năm hoạt động. Trong 7 năm qua TTCK Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên nhiều phương diện từ hoạt động và niêm yết đến công bố thông tin và giám sát thị trường. Điểm chung lại các hoạt động trên, sau 7 năm hoạt động TTCK Việt Nam đã đạt được những kết quả sau

2.1.1. Quy mô niêm yết trên th trường

Khi mới đi vào hoạt động, SGDCK TPHCM chỉ có 2 loại cổ phiếu ( năm 2000 ), 11 loại cổ phiếu ( năm 2001 ), 20 loại cổ phiếu ( năm 2002 ), 22 loại cổ phiếu ( năm 2003 ), 23 loại cổ phiếu ( năm 2004 ) và 71 loại cổ phiếu ( năm 2005 ) thì đến năm 2006 số lượng công ty niêm yết đã tăng lên nhanh chóng, mở đầu bằng sự kiện cổ phiếu VNM của công ty cổ phần sữa Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch với khối lượng cổ phiếu là 159 triệu cổ phiếu. Và tiếp đó là việc ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín là ngân hàng cổ phần đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam với khoảng 190 triệu cổ phiếu. Điều đáng quan tâm là đã có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết là Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Việt Nam ( Taya ), Công ty cổ phần Full Power, Công ty cổ phần gạch men Chang Yih và Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế Interfood. Và sau khi Bộ tài chính ban hành công văn 10997/BTC-CSR ngày 08/09/2006 về việc bãi bỏ những ưu đãi về thuế TNDN áp dụng cho các tổ chức

niêm yết chứng khoán đã được quy định trước đó gần 2 năm ( công văn 11924/TC- CST ngày 20/10/2004 ), chỉ trong 21 phiên giao dịch của tháng cuối năm 2006, SGDCK TPHCM đã thực hiện niêm yết hơn 460 triệu cổ phiếu của 50 công ty cổ phần ). Bên cạnh chứng chỉ quỹ đầu tư VFMVF1, thị trường có thêm 1 loại chứng chỉ quỹ mới là chứng chỉ quỹ đầu tư cân bằng Prudential với khối lượng niêm yết là 50 triệu.

Tính đến hết quý II/2007, số lượng các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM đã lên tới 107 công ty, 2 chứng chỉ quỹ đầu tư và 363 loại trái phiếu niêm yết, trong đó có 309 loại trái phiếu Chính phủ, 46 loại trái phiếu chính quyền địa phương và 8 loại trái phiếu doanh nghiệp ( xem bng 2.1 )

BẢNG 2.1 : QUY MÔ NIÊM YẾT TRÊN TTCK

Tính đến hết ngày 30/06/2007 Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ

quỹ Trái phiếu

Tổng số CK đang niêm yết 472 107 2 363 Tỷ trọng: (%) 100% 22,67% 0,42% 76,91%

Khối lượng CK đang niêm yết 2.569.173.825 1.878.363.975 100.000.000 590.809.850 Tỷ trọng: (%) 100% 73,11% 3,89% 23% Giá trị CK đang niêm yết (đv: trđồng) 78.982.975 18.783.640 1.000.000 59.199.335 Tỷ trọng: (%) 100% 23,78% 1,27% 74,95%

Nguồn: SGDCK TPHCM

Sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường với các nhà đầu tư không chỉ dừng lại ở số lượng mà còn ở cả sự đa dạng và chất lượng của hàng hóa trong thời gian qua, lần đầu tiên có một ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TPHCM, và cổ phiếu của nhiều công ty kinh doanh những ngành nghề mới như khu chế xuất, kinh doanh bất động sản, đầu tư khai thác khoáng sản… được đưa vào giao dịch đã chứng tỏ được sự hấp dẫn của thị trường đối với các công ty. Thành quả này được ghi nhận như một thành công lớn, khẳng định vai trò là kênh huy động và luân chuyển vốn của TTCK Việt Nam.

Nhìn chung nguồn cung chứng khoán trên TTCK Việt Nam đến từ 3 nguồn cơ bản sau: cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi và cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, niêm yết các công ty cổ phần, trong đó cổ phần hóa vẫn là kênh chính cung cấp hàng hóa cho thị trường. Với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang được đẩy mạnh cả về số lượng, vốn, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời từ năm 2000, TTCK Việt Nam hứa hẹn sẽ đón nhận ngày càng nhiều hơn nữa hàng hóa chất lượng cao lên sàn. Cụ thể khi các ngân hàng và tổng công ty lớn hoàn tất quá trình cổ phần hóa và thực hiện niêm yết sẽ mang lại luồng sinh khí mới cho TTCK Việt Nam ( xem bng 2.2 )

BẢNG 2.2 : DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CÓ KẾ HOẠCH CỔ PHẦN

HÓA VÀ NIÊM YẾT NĂM 2007 STT TÊN CÔNG TY

1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

2 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long 3 Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam

4 Tổng công ty rượu bia Hà Nội 5 Tổng công ty rượu bia Sài Gòn

6 Công ty Xây dựng và XNK Việt Nam 7 Công ty xi măng Hà tiên 1

8 Công ty xi măng Hà tiên 2 9 Công ty Mobifone

10 Công ty Vinafone

11 Công ty Vận tải và thuê tàu

12 Công ty CP Dịch vụ và Kỹ thuật Dầu khí ( PTSC )

Nguồn: Bộ tài chính

Hơn thế nữa, với hơn 3.000 cổ phiếu công ty trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề hiện đang giao dịch tại thị trường OTC, thị trường chính thức sẽ được tăng cường đáng kể về chất và lượng khi những công ty này chính thức niêm yết.

Cùng với tốc độ ngày càng nhanh của quá trình cổ phần hóa, sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng của TTCK, sự bùng nổ “làn sóng lên sàn” của các công ty

Một phần của tài liệu dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)