Qua các số liệu thống kê có được ta thấy:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại Chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành (Trang 42 - 78)

+ Năm 2007doanh số thu nợ từ các doanh nghiệp nhà nước là 121.195(trđ), từ DNTN&CTCP là 324.868(trđ).

+ Qua các năm 2008 và 2009 đều có sự thay đổi theo chiều hướng giống nhau nhưng mức độ đóng góp của chúng trong tổng doanh số thu về từ hoạt động tín dụng công thương nghiệp dường như không thay đổi, và doanh số thu nợ chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân: năm 2007 thu nợ các DNNN đạt 177.516(trđ) tăng 46,47% so với năm 2006 và cao hơn năm 2008 25.520(trđ); đối với khu vực kinh tế tư nhân, doanh số

THẠCH THU THỦY - NHGK9 38 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng DNNN 121.195 27.17% 177.516 31.01% 151.996 29.21% DNTN& CTCP 324.86 8 72.83% 394.931 68.99% 368.360 70.79% Tổng cộng 446.063 572.447 520.356

thu nợ năm 2007 là 394.931(trđ) và mức thu này tăng thấp hơn so với mức thu từ thành phần kinh tế nhà nước (tăng 21,57%) nên trong năm này tỷ trọng đóng góp của nó trong tổng số thu nợ cũng giảm nhẹ, năm 2008 doanh số thu nợ là 368.360(trđ) chiếm tỷ trọng 70,79% trong thu nợ tín dụng công thương nghiệp.

Như vậy, ta có thể thấy rằng tương ứng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ từ các doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ từ tín dụng công thương nghiệp. Và tỷ trọng này có thể ngày càng tăng vì hiện nay Ngân hàng vẫn đang tiếp tục mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu trong thành phần kinh tế này.

2.4.4.Tình hình dư nợ công thương nghiệp.

Theo các số liệu thống kê có được tình hình dư nợ công thương nghiệp được thể hiện dưới biểu đồ dưới đây từ các năm 2007 đến 2009:

H3. Tình hình dư nợ CTN tại Chi nhánh từ năm 2007- 2008

Qua biểu đồ thể hiện mức dư nợ cho vay công thương nghiệp ta thấy mức dư nợ của hình thức tín dụng này có sự biến động khá lớn qua các năm, đó là do sự cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tài chính và sự thay đổi trong môi trường kinh tế. Song với sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên trong công ty và đặc biệt là các cán bộ tín dụng, Chi

THẠCH THU THỦY - NHGK9 39

nhánh Hà Thành đã và đang tiếp tục giữ vững mức độ tăng trưởng số dư nợ cho vay công thương nghiệp để phù hợp với quy mô và khả năng hoạt động của mình.

Để có thể đánh giá chính xác tình hình tín dụng của chi nhánh qua các năm ta dựa vào một số tiêu chí sau để phân tích:

2.4.4.1.Dư nợ theo thời hạn tín dụng.

Qua số liệu thông kê có được từ phòng KHKD của chi nhánh:

ĐV: trđ

B7. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng

Ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm đều có sự chuyển biến rõ rệt.Từ năm 2007 đến năm 2008 mức tăng dư nợ là 26.868 trđ nhưng đến năm 2009 thì mức tăng dư nợ đã là 86.550 trđ.

 Xét về dư nợ ngắn hạn :

- Năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 195.161 trđ chiếm 71,32%

-Năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng hơn so với 2007 là 50.625 trđ tăng 25.94%, chiếm 81,79% trong tổng dư nợ. Mặc dù 2008 là thời điểm rất khó khăn của nền kinh tế tuy nhiên mức dư nợ của chi nhánh vẫn tăng cao cho

THẠCH THU THỦY - NHGK9 40

chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng Ngắn hạn 195.161 71.32% 245.78 6 81,79% 260.607 67.33% Trung hạn 63.704 23.28% 45.858 15,26% 106.132 27.42% Dài hạn 14.777 5.40% 8.866 2,95% 20.321 5.25% Tổng cộng 273.642 300.51 0 387.060

thấy chi nhánh đã tận dụng được ưu thể vốn có của mình, đồng thời với sự nỗ lực của ban lãnh đạo đã đưa ra những điều chỉnh kịp thời không chỉ giúp chi nhánh tránh khỏi những tác động của khủng hoảng kinh tế mà còn thu được kết quả rất khả quan.

-Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng 14.821 trđ tăng so với năm 2008 là 6,03% đạt 67,33% so với tổng dư nợ của cả năm.

 Xét về dư nợ trung và dài hạn:

- So với hình thức cấp tín dụng ngắn hạn thì hình thức tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều.Tuy nhiên trong năm 2009 mức cho vay trung hạn đã đạt 106.132 trđ chiếm tới 27,42% so với tổng dư nợ của cả năm.Như vậy đây là một chuyển biến mới trong hình thức tín dụng của ngân hàng với chính sách phát triển, đa dạng hoá phương thức cho vay của chi nhánh tạo điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, thoát gỡ nhiều khó khăn trong thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng.

2.4.4.2.Dư nợ theo thành phần kinh tế.

ĐV: trđ

(Nguồn: Phòng KH&KD)

B8. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế.

THẠCH THU THỦY - NHGK9 41

Chỉ tiêu Năm2007 Năm 2008 Năm 2009

DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng DN Tỷ trọng DNNN 90.959 33.24 % 63.424 30.69 % 99.203 25.63% DNTN&CTCP 182.683 66.76 % 237.086 69.31 % 287.857 74.37% Tổng cộng 273.642 300.510 387.060

Đứng từ góc độ thành phần kinh tế thì mức dư nợ tại Ngân hàng có những sự chuyển biến sau:

Qua các năm 2007,2008,2009 tình hình dư nợ của thành phần kinh tế tư nhân và công ty cổ phần luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của cả năm.Cho thấy chiến lược kinh doanh của chi nhánh là chú trọng vào loại hình doanh nghiệp này tuy nhiên không phải vì vậy mà Ngân hàng bỏ lỡ việc khai thác nguồn lợi từ thành phần kinh tế nhà nước.Điều này được thể hiện qua con số thực tế mà Ngân hàng đã đạt được trong việc duy trì mức dư nợ tại Chi nhánh: năm 2007, dư nợ 90.959(trđ); năm 2007 giảm 27.535trđ với năm 2007, đạt 63.424trđ; nhưng năm 2009 đã tăng trở lại và đạt mức 99.203 trđ.Còn đối với khư vực kinh tế tư nhân , trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực về cả quy mô và chất lượng, ngày càng có nhiều DNTN và CTCP được thành lập.Nắm bắt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà chi nhánh trong nhiều năm qua đã xác định đây là thị trường mục tiêu và tiến hành chiến lược khai thác, phân khúc thị trường và thu được nhiều kết quả tốt.Đây có thể coi là hướng đi đúng đắn của Chi nhánh và cần tiếp tục phát huy trong những năm tiếp theo.

2.4.5.Tình hình nợ quá hạn CTN.

Hiện nay Chi nhánh đã tiến hành phân loại nợ và dự phòng trích lập rủi ro tín dụng tuy nhiên thực tế vẫn chưa giả quyết được tận gốc rủi ro cho chi nhánh. Nợ quá hạn luôn là nỗi lo của mỗi ngân hàng, do đó để đánh giá được hiệu quả tín dụng thì nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu cầm được đánh giá.

- Năm 2007 nợ quá hạn công thương nghiệp là 50 trđ .Đây là một con số lý tưởng mà ngân hàng đã đạt được, thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ và thẩm định hàng.

THẠCH THU THỦY - NHGK9 42

- Năm 2008 nợ quá hạn 900 trđ trong đó nợ quá hạn công thương nghiệp là 350 trđ. Như vậy so với năm 2007, con số nợ quá hạn là 300 trđ tăng gấp 6 lần .Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, do đó dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến.Đây là nguyên nhân khách quan chứ không phải là do bản thân khâu thẩm định khách hàng không tốt. Ngoài ra trong năm ngân hàng đã trích lập dự phòng là 167 trđ, như vậy rủi ro cho ngân hàng cũng sẽ giảm bớt khi gia tăng các khoản nợ xấu.

- Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn đạt 17.600 trđ mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên tỷ trọng của nợ xấu CTN chỉ là 400trđ chiếm 2,3% tổng nợ quá hạn cả năm. Như vậy nguyên nhân chính nợ quá hạn năm 2009 là do các khoản vay tiêu dùng không thu hồi được.

ĐV: Trđ. H4.Tình hình nợ quá hạn từ năm 2007 -2009

THẠCH THU THỦY - NHGK9 43

2.4.5.1. Tình hình nợ quá hạn CTN theo thời hạn tín dụng. Đv: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng Ngắn hạn 37 74% 198 56,6% 203 50,75% Trung hạn 13 26% 84 24% 95 23,75% Dài hạn 0 0% 68 19,4% 102 25,5% Tổng cộng 50 350 400 (Nguồn : Phòng KH& KHD) B9. Tình hình nợ quá hạn CTN theo thời hạn tín dụng.

• Ngắn hạn:

- Năm 2007 mức nợ quá hạn là 37 trđ chiếm 74% so với nợ quá hạn cả năm .

- Năm 2008 nợ quá hạn lên tới 198 trđ chiếm 56,6% so với nợ quá hạn cả năm, tăng so với năm 2007 là 124trđ gấp 3 lấn so với năm trước.

- Năm 2009 nợ quá hạn tăng so với năm 2008 là 10 trđ (5,1%) chiếm hơn 50% trong tổng mức nợ quá hạn của cả năm.

Như vậy xu hướng biến động tỷ trọng nợ quá hạn (ngắn hạn) ngày càng giảm trong khi đó mức nợ quá hạn ngày càng tăng.Như vậy đây là xu hướng không tốt cho ngân hàng.Tuy mức cho vay ngắn hạn tăng mạnh nhưng sự gia tăng nợ quá hạn là dấu hiệu không tốt cho thấy công tác quản lý nợ tại chi

THẠCH THU THỦY - NHGK9 44

nhánh chưa hiệu quả cần có những biện pháp kịp thời để hạn chế tình trạng này.

• Trung và dài hạn.

Dựa vào bảng số liệu ở trên, ta thấy nợ quá hạn (trung và dài hạn) tăng rất nhanh trong năm 2008 và năm 2009 trong khi đó mức cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tín dụng CTN. Mức nợ quá hạn (dài hạn) CTN năm 2007 là không có đến năm 2008 đã tăng lên 68 trđ, năm 2009 là 102 trđ gấp đôi so với năm 2008 trong khi đó mức tín dụng CTN (dài hạn) chỉ tăng gấp 1,05% so với năm trước. Nguyên nhân của thực trạng trên là do năm 2008 và 2009 nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn không hiệu quả dẫn tới tình trạng nợ đến hạn trả nhưng DN vẫn chưa có đủ tiền để thanh toán.Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần xem xét lại quy trình thẩm định khách hàng cần chặt chẽ hơn nữa, tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng để đưa ra quyết định chính xác nhất, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

2.4.5.2.Tình hình nợ quá hạn CTN theo thánh phần kinh tế.

ĐV: trđ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DNNN 0 0% 50 14,3% 124 31% DNTN& CTCP 50 100% 300 85,7% 276 69% Tổng cộng 50 100% 350 100% 400 100% Nguồn: Phòng KH&KD

B10.Tình hình Nợ quá hạn CTN theo thành phần kinh tế

THẠCH THU THỦY - NHGK9 45

- Năm 2007 do tình hình nền kinh tế ổn định do vậy mà nợ quá hạn của Chi nhánh chi là 50 trđ trong đó khu vực kinh tế nhà nước không có khoản nợ quá hạn nào, khu vực kinh tế tư nhân chiêm 100% trong tổng nợ quá hạn .

- Năm 2008 có sự gia tăng đáng kể mức nợ quá hạn tại hai khu vực kinh tế trong đó mức tăng nợ quá hạn trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm 14,3% tỷ trọng còn khu vực kinh tế tư nhân giảm xuống là 85,7% tuy nhiên mức nợ quá hạn lại tăng gấp 6 làn so với năm trước.

- Năm 2009 mức nợ quá hạn tại khu vực DNTN&CTCP có xu hướng giảm tuy nhiên mức nợ quá hạn của các DNNN lại tăng hơn 2 lần so với năm trước.

H5. TÌnh hình Nợ quá hạn năm 2007- 2009.

2.4.6.Phân tích tỷ lệ thu lãi.

Lãi thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong thu nhập của ngân hàng.Tình hình thu lãi cũng phản ánh được hoạt động tín dụng của ngân hàng có tốt hay không.Theo nguồn tài liệu từ phòng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ta có bảng thống kê sau:

THẠCH THU THỦY - NHGK9 46

Đ v: trđ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng lãi thu trong năm 103.694 182.105 294.737

Lãi thu tín dụng 98.384 175.821 290.674

Lãi thu từ TDCTN 74.928 112.913 219.926

Tỷ trọng lãi thu TDCTN/lãi TD 76,16% 64,22% 75,66%

B11. Tỷ lệ thu lãi TDCTN năm 2007- 2009 (Nguồn: Phòng KH&KD)

Năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã kiến cho ngân hàng phải tăng cường cung ứng các dịch vụ khác nhằm bù đắp nhứng tổn thất do nền kinh tế khó khăn đem lại vì vậy tỷ trọng của lãi thu được từ hoạt động TDCTN giảm mạnh so với năm 2007.Tuy nhiên trong năm 2008 điểm đáng nổi bật đó là tổng thu lãi tăng 78.411 trđ tương ứng 75,62% so với năm 2007.Năm 2009 mức thu lãi đạt 294.737 trđ trong đó lãi thu từ hoạt động tín dụng là 290.674 trđ, lãi thu từ hoạt động tín dụng CTN là 219.926 trđ tăng so với năm 2008 là 107.013 trđ tăng 94,77%.Kết quả thu được là do nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau thời gian khung hoảng vào nửa đầu quý 3 năm 2009, do vậy nhu cầu vốn tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn kèm theo đó là gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng hơn .Do vậy mà nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng công thương nghiệp tăng rất mạnh so với các năm trước.Tuy vậy tỷ trọng của hoạt động này có giảm chút ít so với năm 2007- đây có thể là chính sách của ban lãnh đạo chi nhánh.Khi nền kinh tế nước ta hội nhập sau hơn vào nền kinh tế thế giới, hệ quả của nó là những biến cố của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế trong nước.Do vậy ngân hàng không chỉ đơn thuần là chỉ đi vay và cho vay, để giảm thiểu những

THẠCH THU THỦY - NHGK9 47

rủi ro đem lại cần thực hiện việc mở rộng nhiều hình thức đem lại nguồn thu nhập bằng cách cung ứng nhiều loại hình dịch vụ. Điều này không chỉ thu hút thêm nhiều khách hàng tạo thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy vậy nguồn thu từ hoạt động cho vay công thương nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu do đó ngân hàng nên một mặt vẫn duy trì mức tăng trưởng cho vay mặt khác tiếp tục phát triển và cung ứng nhiều loại hình dịch vụ khác giúp ngân hàng phát triển bền vững.

2.4.7.Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn.

Nợ quá hạn luôn là nỗi lo của mỗi Ngân hàng, bởi việc gia tăng của nợ quá hạn trong mức dư nợ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động của Ngân hàng, từ đó làm cho khả năng thanh toán của Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn giúp cho ngân hàng đánh giá được rủi ro đối với ngân hàng.

Đv: Trđ

B12.Tỷ lệ nợ quá hạn CTN năm 2007 -2009. (Nguồn: Phòng KH&KD)

Bảng báo cáo cho ta thấy rằng nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong mức dư nợ hiện có tại Chi nhánh. Trong 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn chỉ o mức trên dưới 0,1%,cho thấy tình hình cho vay và thu nợ tại ngân hàng diễn ra rất

THẠCH THU THỦY - NHGK9 48 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Nợ quá hạn CTN 50 350 400 Tổng dư nợ CTN 273.642 300.510 387.060 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,018% 0,116% 0,103%

tốt,, mức tồn dư các khoản nợ quá hạn luôn được ổn định và nằm trong phạm vi cho phép về tỷ lệ an toàn vốn trong cho vay.

Tuy nhiên như ta đã thấy rằng tình hình kinh tế hiện nay vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, việc gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ra thị trường thế giới nhưng nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, bởi rủi ro và tỷ suất sinh lời là hai phạm trù luôn đi liền với nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại Chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành (Trang 42 - 78)

w