Tổng số máy gạt

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tình huống : mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) (Trang 93 - 109)

IX Lập hồ sơ mời thầu và Tổ chức đấu thầu thi công

eTổng số máy gạt

yêu cầu Chiếc 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2

d.3. Thoát nước mỏ

- Sơ đồ và giải pháp thoát nước mỏ

Căn cứ vào đặc điểm địa hình khu mỏ và mức phân thuỷ của khu vực thấy rằng: Khai trường Bắc Hạ Vinh kết thúc mức +300, hoàn toàn trên mức thoát nước tự chảy.

Mức thoát nước tự chảy +330 đối với khai trường Nam Hạ Vinh; mức +640m đối với khai trường Trung Vinh.

Giải pháp thoát nước đối với các khai trường cụ thể như sau:

• Khai trường Bắc Hạ Vinh thoát nước tự chảy hoàn toàn;

• Khai trường Nam Hạ Vinh: Các tầng từ +330m trở lên thoát nước tự chảy, các tầng từ +330m trở xuống thoát nước bằng bơm cưỡng bức.

• Khai trường Trung Vinh: Các tầng từ +640m trở lên thoát nước tự chảy, các tầng từ +640m trở xuống thoát nước bằng bơm cưỡng bức.

- Tính lượng nước chảy vào khai trường phải thoát bằng máy bơm

Trong quá trình khai thác lộ thiên lượng nước chảy vào khai trường được xác định theo công thức:

Q = Q1+ Q2 + Q3, m3/ngđ. Trong đó:

Q1: là lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống khai trường, m3/ngđ;

Q2: là lượng nước rò rỉ từ các mương rãnh thoát nước tự chảy xuống khai trường, m3/ngđ;

Q3: là lượng nước ngầm chảy vào khai trường, m3/ngđ. Q1 = F.A. α m3/ngđ.

Q3 = 1,366K )lg lg ) lg( ( 0 0 2 r r R H − + , m3/ngđ. Trong đó:

F – Diện tích khai trường, m2.

F’– Diện tích được giới hạn bởi đường phân thuỷ và mương thoát nước tự chảy, m2. A – Lượng mưa ngày lớn nhất, m/ng.

α - Hệ số thấm của mặt đất, α= 0,7

α1 - Hệ số rò rỉ, α1 = 0,30,4

K – Hệ số thấm của đất đá chứa nước, m/ng. H – Chiều cao khai trường, m.

R – Bán kính ảnh hưởng, m.

KS S

R=15. . , m r – Bán kính quy đổi mỏ lộ thiên, m;

Π= F = F

r , m

A = 0,1792 m/ngđ ( số liệu tính trận mưa vào tháng 7/2005 theo Báo cáo thăm dò)

α= 0,3

K = 0,04 m/ngđ.

Với các giá trị này lần lượt tính được lượng nước lớn nhất chảy vào các khai trường khai thác thuộc các thân quặng mỏ sắt Tùng Bá. Kết quả tính toán được tổng hợp trong 2.12.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Khai trường Nam Hạ Vinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khai trường Trung Vinh

1 Diện tích hứng nước trực tiếp(F) m2 100940 99823 2

Diện tích được giới hạn bởi đường phân thuỷ và mương

thoát nước tự chảy (F’) m

2 902479 419.828

3 Lượng mưa ngày lớn nhất m/ngđ 0,1792 0,179

4 Hệ số rò rỉ 0,3 0,3

5 Hệ số thấm của đất đá chứanước m/ngđ 0,04 0,04

6 Chiều cao khai trường m 60 60

7 Bán kính ảnh hưởng m 180 180

8 Bán kính quy đổi mỏ lộ thiên m 317,7 315,9

9 Lượng nước mưa rơi trực tiếpxuống khai trường (Q

1) m3/ngđ 12662 12522

10

Lượng nước rò rỉ từ các mương rãnh thoát nước tự chảy xuống khai trường (Q2) m

3/ngđ 33962 15799

11 Lượng nước ngầm chảy vàokhai trường (Q

3) m3/ngđ 1009 1004

12 Lượng nước chảy vào mỏ

(Q1+ Q2+Q3) m3/ngđ 47633 29326

- Tính toán trạm bơm nước thoát mỏ + Tính chọn công suất trạm bơm

Thời gian bơm sau một đợt mưa là 5 ngày đêm và mỗi ngày đêm máy bơm làm việc 20 giờ. Do đó lưu lượng cần thoát trong 1 giờ được xác định theo công thức:

η . . m Q Q ngd B = , m3/h Trong đó:

Qng.đ: Lượng nước ngầm và nước mặt cần bơm trong 1 ngày, m3/ngđ; m = 20: Số giờ làm việc trong 1 ngày đêm

η = 0,85: Hiệu suất làm việc của máy bơm.

+ Tính chọn chiều cao cột áp của máy bơm

Chiều cao cột áp của máy bơm được tính theo công thức: md hh B H H η = (m ) Trong đó:

HB: Cột áp của máy bơm, m

Hhh: Chiều cao hình học khai trươngg (tính từ đáy mỏ đến trạm bơm); md: Đặc tính kỹ thuật của mạng dẫn, md = 0,8.

Đối với khai trường Nam Hạ Vinh, chiều cao hình học mỏ là 60m, khai trường Trung Vinh là 60m. Do đó chiều cao cột áp của máy bơm yêu cầu là 75m. Kết quả tính toán chiều cao cột áp máy bơm xem 2.13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả tính toán thoát nước khai trường TT Khai trường Cột áp yêu cầu của

máy bơm (m) Lượng nước cầnthoát m3/h

1 Nam Hạ Vinh 75 560

2 Trung Vinh 75 345

+ Chọn máy bơm

Từ kết quả tính toán trên, Dự án chọn máy bơm SLOW150 – 570 x 2, có lưu lượng Q = 320m3/h; H = 89m. Số lượng 03 chiếc:

Khai trường Nam Hạ Vinh: 02 chiếc; Khai trường Trung Vinh: 01 chiếc.

+ Sơ đồ thoát nước khai trường

+ Tính chọn ống hút, ống đẩy và các phụ kiện đường ống • Đường kính ống hút 32 , 0 2 , 1 14 , 3 900 600 . 900 = = = x x V Q D h B h π m Trong đó:

QB = 300 m3/h: Lưu lượng của máy bơm.

Vh =2,0 m/s: Vận tốc của nước trong đường ống hút. Chọn ống thép dẫn nước có Dy=350 mm. • Đường kính ống đẩy 0,26 3 14 , 3 900 320 . 900 = = = x x V Q D d B d π m Trong đó:

QB = 320 m3/h: Lưu lượng của máy bơm.

Vd = 3 m/s: Vận tốc của nước trong đường ống đẩy. Chọn ống thép dẫn nước có Dy=300 mm

• Hệ thống hút của máy bơm bao gồm: Rọ bơm, ống hút, cút cong 900, và các phụ kiện.

• Hệ thống đẩy của máy bơm bao gồm: Van một chiều, van cầu, van khoá đường ống đẩy và các phụ kiện.

• Van một chiều

Lắp van 1 chiều trên đường ống đẩy để tránh lực tác dụng đột ngột có cường độ cao lên bơm khi bị sự cố bơm ngừng hoạt động (do mất điện hoặc các hư hỏng nặng khác).

Chọn van 1 chiều Dy phù hợp với đường ống, áp suất cho phép ≥ 12,5kg/cm2.

Lắp hai van cầu trên đoạn ống đẩy dài 6m để nối bơm với tuyến ống đẩy. Hai van cầu này có tác dụng làm cho hệ thống phà đặt bơm tự do lên xuống theo mực nước. Chọn loại van cầu VCA. Van có đường kính Dy350mm, áp suất cho phép ≥ 9 kg/cm2.

• Van khoá

Chọn van có đường kính Dy = 350mm, áp suất cho phép ≥ 9 kg/cm2

e. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh an toàn và phòng chống cháy nổ e.1. An toàn về khoan

Để đảm bảo an toàn đối với khâu khoan nổ mìn, trong quá trình tiến hành khai thác cần thực hiện một số các yêu cầu sau:

- Phải tiến hành lập hộ chiếu trên bản đồ tỷ lệ 1/500. Quy trình đo vẽ địa hình, lập hộ chiếu khoan, cắm mốc giao cho máy thực hiện trong khoảng thời gian không quá 1 tuần đối với các khu vực không có máy xúc hoạt động.

- Với các khu vực có máy xúc hoạt động phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi địa hình vào bản đồ hiện trạng đảm bảo tính chính xác cao nhất của hộ chiếu.

- Hộ chiếu khoan lập phản ánh đủ các thông số của hộ chiếu, bao gồm: Thứ tự lỗ khoan, số lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan, khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan, khoảng cách an toàn từ mép tầng tới hàng lỗ khoan đầu tiên, chiều sâu từng lỗ khoan...vv. Dùng máy trắc địa cắm mốc giao đơn vị thi công, sau khi khoan xong cập nhật lại vị trí và đo kiểm tra chiều sâu các lỗ khoan theo thực tế, nếu sai số vượt quá trị số cho phép thì phải yêu cầu khoan lại.

e.2. An toàn về công tác nổ mìn

Hộ chiếu nổ mìn phải được lập trên cơ sở hộ chiếu khoan và tiến hành thi công theo đúng yêu cầu thiết kế kỹ thuật đã lập. Phải tính toán chi tiết, cụ thể các thông số của

từng lỗ khoan như: Chỉ tiêu thuốc nổ căn cứ vào độ kiên cố, mức độ nứt nẻ, phân lớp của đất đá, chiều cao cột thuốc, chiều cao bua, lượng thuốc nổ mồi, loại thuốc nổ sử dụng. Phương pháp điều khiển nổ. Trường hợp đặc biệt phải thay đổi trong phạm vi một bãi mìn, thì nhất thiết phải được sự đồng ý của trưởng phòng kỹ thuật khai thác và phó giám đốc kỹ thuật mỏ mới được phép thay đổi.

Khoảng cách an toàn đối với người và các thiết bị phải tính toán chi tiết cụ thể cho từng bãi mìn theo quy phạm an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e.3. An toàn trong khâu bốc xúc

Các máy xúc hoạt động trên gương tầng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Thực hiện đúng giới hạn kế hoạch và trình tự thi công theo hộ chiếu đã được phê duyệt.

- Trong quá trình xúc nếu gặp sự cố mô chân tầng, đá treo trên gương tầng, sụt lún, sạt lở..vv gây nguy hiểm cho người và thiết bị phải có biện pháp xử tạm thời và báo ngay cho các phòng ban có liên quan để tìm biện pháp khắc phục đảm bảo an toàn. - Để đảm bảo an toàn khi xúc bốc dưới moong trong điều kiện bờ mỏ cao, quặng chỉ

khai thác vào ban ngày, hướng xúc của máy xúc phải vuông góc với đường phương của bờ tầng và phải có cảnh giới.

- Khi hết ca làm việc trong thời gian bàn giao ca các máy xúc đều phải rút ra khỏi gương xúc và cách mép chân tầng một đoạn ≥ 20m.

- Luôn duy trì khoảng cách an toàn từ mép tầng đến vị trí thiết bị làm việc từ 2,5÷3 m.

- Khi có những trận mưa lớn kéo dài, có thể gây ra hiện tượng lũ quét, phải nghỉ việc, di chuyển thiết bị ra khỏi vùng có thể bị ảnh hưởng của lũ.

- Do khai thác với bờ mỏ có độ dốc lớn, nên phải thường xuyên (nhất là sau các trận mưa lớn) kiểm tra và quan trắc hiện tượng tụt lở vờ vách và trụ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Các xe ô tô trước khi làm việc đều phải kiểm tra an toàn, chỉ những xe đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn theo quy định của Nhà nước mới được đưa vào làm việc. Khi hoạt động các lái xe phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về luật lệ giao thông, tuân thủ hướng dẫn của tài xế lái máy xúc về hiệu lệnh còi, vị trí đổ nhận và của tài xế lái máy gạt ở trên bãi thải về vị trí đổ thải và trình tự đổ thải.

Hệ thống đường vận tải phải thường xuyên được duy tu bảo dưỡng, đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật theo thiết kế và quy phạm an toàn khai thác mỏ đã được các cơ quan chức năng ban hành đối với từng loại thiết bị sử dụng.

e.5. An toàn về thải đá

Để đảm bảo an toàn trong khâu thải đá, tại mép mặt tầng thải máy gạt phải tạo đê chắn trên phạm vi toàn bộ chu vi bãi thải. Chiều cao của đê chắn an toàn phải ≥ 0,8m.

Trên bề mặt tầng thải phải luôn luôn đảm bảo đủ diện tích quay xe ô tô vào đổ thải với bán kính vòng tối thiểu của bãi thải và đảm bảo đủ theo “Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên”. Ngoài ra, phải luôn duy trì độ dốc dọc vào phía trong của bãi thải để thoát nước tốt, không để bề mặt tầng thải lầy lội, sụt lún gây nguy hiểm cho thiết bị và người.

Trong quá trình đổ thải nếu gặp sự cố như sụt lún, nứt nẻ gây nguy hiểm phải ngừng ngay và kịp thời báo cho các phòng ban có liên quan để kịp thời xử lý.

e.6. An toàn về thoát nước

Khai trường được thoát nước tự chảy và cưỡng bức. Do vậy để đảm bảo an toàn cho quá trình khai thác và các thiết bị làm việc có năng suất cao, hơn nữa để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của nguồn nước tới các khâu như: Khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải và gây tổn thất cũng như làm bẩn quặng. Muốn vậy thì hệ thống mương thoát nước xung quanh khai trường phải được thiết kế theo đúng các thông số kỹ

thuật về tiết diện, độ dốc dọc và phải phân chia nguồn nước mặt thành các nhánh rẽ tránh tập trung vào một chỗ gây phá huỷ các công trình.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống mương thoát nước, đặc biệt là hệ thống cống. Không để hiện tượng bồi lắng đất ở cửa và trong lòng cống.

Trên các tầng thiết kế đều phải có rãnh thoát nước tại chân tầng để hạn chế tối đa lượng nước chảy tràn qua các mặt tầng và mép tầng.

Các máy bơm và hệ thống đường ống bơm phải thường xuyên duy tu bảo dưỡng. e.7. An toàn về phòng cháy

Trong quá trình khai thác phải định kỳ kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy. Tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy do các cơ quan chức năng ban hành.

- Thông tin, biển báo cho mọi người làm việc, qua lại về mức độ nguy cơ cháy nổ, lối thoát nạn v.v...

- Trang thiết bị báo cháy và chữa cháy.

- Cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ, vật dễ cháy phải được học tập, kiểm tra sát hạch, hiểu biết về quy phạm an toàn vật liệu (TCVN-3146-86), an toàn cháy nổ (TCVN-3255-86 và TCVN –4586- 97).

Tại xưởng tuyển:

- Các gian nhà xưởng đều được trang bị dụng cụ phòng chống cháy cầm tay. - Công nhân vận hành đều được đào tạo huấn luyện phòng chống cháy nổ.

Các hạng mục xây dựng được thiết kế có lối ra vào cho phương tiện chữa cháy nổ. Tại các khu vực nhà văn phòng xí nghiệp, nhà ăn, nhà điều hành phân xưởng, các xưởng bảo dưỡng... đều phải trang bị bình phòng chống cháy nổ.

Mỏ sắt Tùng Bá thuộc vùng có bão lụt, mưa nhiều và đôi khi xảy ra lũ quét nên công tác phòng chống lụt bão cần được quan tâm thường xuyên.

- Mỏ hàng năm có kế hoạch phòng chống lụt bão trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và có các phương án cụ thể: Công việc, tiến độ, lực lượng, thường trực, chỉ huy v.v... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra hệ thống mương thoát nước, đê đập năng nước, hệ thống trạm bơm đường ống, hệ thống điện, thông tin liên lạc v.v...

- Lập kế hoạch giải quyết sự cố xảy: Công tác cứa hộ người, thiết bị, và các công trình kiến trúc, hệ thống cung cấp điện và thông tin liên lạc dự phòng.

e.9. An toàn về điện

- Chống sét mặt bằng sân công nghiệp:

Chống sét mặt bằng sân công nghiệp và các nhà xưởng: Dùng các cột thu lôi độc lập có chiều cao h = 19,5m. Tiếp địa cho các cột thu lôi chống sét từng cột riêng biệt. Điện trở tiếp địa của mỗi hố đo sau khi thi công song phải đảm bảo

Rđ ≤ 10Ω.

Các trạm biến áp, các máy công tác sử dụng điện và lưới điện trên khai trường theo phương thức trung tính không nối đất. Các trạm biến áp, máy công tác sử dụng điện và lưới điện trên mặt bằng, xưởng Sửa chữa cơ khí, xưởng Sàng, bơm nước sinh hoạt theo phương thức trung tính nối đất.

- Tiếp đất an toàn cho người và thiết bị bao gồm: Trạm biến áp, các nhà xưởng, đường dây cao thế, đường dây và cáp hạ thế 0,4kV… dùng các dây thép tròn φ= 10mm nối với các động cơ, vỏ tủ điện bảng điện và lõi thứ 4 của cáp điện… rồi nối xuống hệ thống dây và cọc tiếp địa chôn ngầm dưới đất. Điện trở tiếp địa của cả hệ phải bảo đảm bảo Rđ≤ 4Ω.

2.2.2. Giải pháp về chế biến khoáng sản Tùng Bá a. Công tác chế biến khoáng sản

a.1. Yêu cầu của xưởng tuyển

Thiết kế dây chuyền tuyển quặng sắt Tùng Bá được lập trên cơ sở sau:

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tình huống : mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) (Trang 93 - 109)