Để đẩy mạnh tiêu thụ tăng lợi nhuận song song với các biện pháp tìm kiếm thị trường là phải tổ chức sản xuất tốt, cải tiến mẫu mã sao cho phù hợp với các xu hướng và thị hiếu của thị trường. Chúng ta biết rằng sản phẩm may mặc là một loại sản phẩm đặc biệt. Tính đặc biệt ở chỗ vừa đáp ứng yêu cầu mặc để bảo vệ cơ thể vừa đáp ứng yêu cầu về tính thẩm mỹ do vậy các sản phẩm may sản xuất ra không những đảm bảo chất lượng phục vụ cho việc sử dụng mà còn phải có mẫu mã đẹp, kiểu dáng hợp với mốt trên thị trường. Do vậy nhà sản xuất kinh doanh hàng may mặc muốn tồn tại và phát triển phải nắm vững các xu hướng thị hiếu của thị trường, làm tốt khâu nghiên cứu không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm theo chu kỳ sống của mốt. Đó là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng trong kinh doanh hàng may mặc.
Muốn thực hiện biện pháp này trước mắt công ty cần triển khai một số việc sau:
- Xây dựng một phòng mẫu với các nội dung sau:
+ Có các sản phẩm đẹp tiêu biểu về trình độ khả năng công nghệ để giới thiệu với khách hàng đền tham quan và đặt hàng tại công ty
+ Có các sản phẩm tiêu biểu của các thị trường mà công ty đã sản xuất + Một số mẫu đẹp tự khai thác.
Mục đích của phòng mẫu để giới thiệu sản phẩm với khách hàng tới đặt hàng tại công ty. Cách tiếp cận khách hàng này có vẻ rất thụ động nhưng đối với công ty hiện nay lại có hiệu quả vì phần lớn khách hàng đến công ty đều có nhu cầu xem các mẫu của công ty sản xuất và nhiều đơn hàng được khách hàng chấp nhận mẫu và mua hàng theo mẫu của công ty giới thiệu.
- Xây dựng đội ngũ nghiên cứu và thiết kế mẫu với nhiệm vụ: + Bổ xung mẫu cho phòng mẫu
+ Nghiên cứu và đưa ra những mẫu mới theo thông tin của thị trường và yêu cầu của phòng kinh doanh tiếp thị.
Một số biện pháp kiến nghị:
Cần quản lý và sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định.Máy móc thiết bị công nghệ hiện đại tạo điều kiện sử dụng ngày càng tiết kiệm nguyên vật liệu và nhân công. Đổi mới máy móc thiết bị là một vấn đề chiếm được mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn, và phải đặt hàng trong tương quản giữa chi phí đầu tư bỏ ra và hiệu quả của đầu tư mạng lại.
Trong quá trình áp dụng tiến độ công nghệ và sản xuất phải tiến hành đồng bộ bởi vì để hoàn thiện và phát huy tối đa một công nghệ bao gồm các mặt là máy móc thiết bị, con người tổ chức quản lý yếu tố con người có vị trí quan trọng áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất. Công ty cần có chính sách khuyến khích cán bộ vừa công tác, vừa trao đổi, học hỏi nâng cao kiến thức về kỹ thuật. Bất kỳ một doanh nghiệp đang hoạt động, dù ở đâu và môi trường nào đều bị ảnh hưởng trực tiếp của môi trường nó đang hoạt động, chính vì vậy nên muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, ngoài những biện pháp chủ quan từ doanh nghiệp thì nên:
- Cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuậnu lợi cho các công ty nước ngoài, các thương gia vào Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh. Đó là các hạ tầng cơ sở như cầu đường, bến bãi, an ninh xã hội...các dịch vụ công cộng, thái độ phải hữu nghị và các thủ tục hành chính phải gọn nhẹ.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp dẫn đến việc ép giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động cũng giảm mạnh, giảm tính cạnh tranh của ngành này.
- Nhà nước và các cơ quan hữu quan nên có chính sách hỗ trợ xuất khẩu trong từng thời kỳ nhất định, trợ giúp vay tín dụng ưu đãi để đầu tư công nghệ mới, áp dụng tỷ giá ngoại tệ đặc biệt với các doanh nghiệp may để khuyến khích xuất khẩu và để ngành may có thể trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nhà nước, mang nhiều ngoại tệ cho đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động vơí thu nhập bước đầu ổn định và sau đó nâng dần mức sống của lao động ngành may.
Kết luận
Nhìn chung thời gian qua mặc dù đã có rất nhiều kết quả đáng ghi nhận, nền kinh tế cả nước phát triển đi lên, các doanh nghiệp cũng có nhiều điều kiện để phát triển, khẳng định mình trong kinh doanh và có thể nói tất cả các doanh nghiệp còn tồn tại được đến thời điểm này thì đều phải đạt được những hiệu quả nhất định trong kinh doanh. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế chung cho thấy cũng có không ít những doanh nghiệp đã và đang lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Một số khác vẫn chưa chuyển biến kịp với cơ chế thị trường, sản xuất bị đình
đốn, thu hẹp hoặc ngừng hẳn sản xuất... do làm ăn không có lãi hoặc lỗ thường xuyên. Thực tế đó cho thấy cơ chế thị trường đã bộc lộ rõ nét tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Ai thắng trong cạnh tranh, ai tạo được nhiều lợi nhuận, người đó sẽ tồn tại và phát triển. Còn nếu không sẽ bị “tiêu diệt”. Vậy có thể nói thực tế thời gian qua cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế đã gây ra không ít xáo trộn cho nên kinh tế đất nước, một mặt vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo tự chủ nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu lợi nhuận, một mặt chính những chuyển đổi đó đã gây rất nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh nói chung và trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận nói riêng.
Chính bất cập của cơ chế chính sách mới ở chỗ mới chỉ tập trung ở mức độ quản lý sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm cải tạo một môi trường kinh doanh ổn định, thống nhất chứ chưa thực sự tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn tìm kiếm lợi nhuận như: chính sách bảo hộ mậu dịch dối với hàng nội địa, chính sách chống hàng giả, hàng nhập lậu, chính sách động viên thuế của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước.
Tính bất cập trên đã đưa đến hiện tượng “lãi giả, lỗ thật”, vấn đề đặt ra ở đây là để nâng cao hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung của toàn bộ nền kinh tế không những chỉ yêu cầu từ phía doanh nghiệp trong việc tập trung sản xuất hiệu quả để tìm kiếm lợi nhuận mà còn cần có những biện pháp vĩ mô của nhà nước trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt nam theo hướng hội nhập Quốc tế và chiến thắng ngay trong thị trường nội địa, giúp các doanh nghiệp việt nam tồn tại và phát triển, sản xuất - kinh doanh thực sự có hiệu quả và có nhiều lợi nhuận.
Qua quá trình hình thành và phát triển công ty đã cho thấy bắt đầu từ những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn gian khổ, công ty đã không ngừng phấn đấu đi lên trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh có uy tín trên thị trường. Công ty đã đạt được rất nhiều những thành tích đáng kể trong sản xuất kinh doanh và thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Liên tục qua các năm kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều có lãi với mức năm sau cao hơn năm trước. Điều đó đã giúp công ty hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước cũng như tiếp tục tái đầu tư mở rộng sản xuất. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng công ty cổ phần may 2 Hưng Yên vẫn luôn không ngừng phấn đấu và phát triển vươn lên cùng nền kinh tế của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. GS.TS.Hoàng Đức Thân, Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, NXB thống kê, Năm 2006
2. GS.TS. Võ Thị Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB thống kê, Năm 2003
3. TS. Nguyễn Minh Kiều, Thanh toán quốc tế, NXB thống kê, Năm 2006 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may 2 Hưng Yên năm
5. Báo tài chính của Công ty cổ phần may 2 Hưng Yên năm 2003, 2004, 2005, 2006
6. Luận văn: Đoàn Thị Hà Mai, Đại học ngoại thương Hà Nội, năm 2003 7. Một số trang Web: - vcci.com.vn - customs.gov.vn - Dddn.com.vn - vneconomy.vn - vietnam-ustrade.org - …