0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đánh giá về thực trạng biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU TP. NAM ĐỊNH (Trang 30 -32 )

2. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Đánh giá về thực trạng biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho

cho học sinh của hiệu trưởng.

2.5.1. Đánh giá về thực trạng các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong công tác chỉ đạo của hiệu trưởng.

2.5.1.1. Thuận lợi

- Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể, luôn vạch ra phương hướng, cách thức thực hiện rõ rằng cho giáo viên; có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực và kinh nghiệm quản lý lâu năm

- Sự đồng tình, ủng hộ của các cán bộ quản lý, tập thể giáo viên trong trường và phụ huynh học sinh

- Một số giáo viên tích cực tìm tòi, sưu tầm các trò chơi thích hợp với sự phát triển và nhận thức của học sinh; chủ động, sáng tạo kết hợp các trò chơi vào nội dung môn học mà mình phụ trách.

2.5.1.2. Khó khăn:

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học không nhiều.

đủ rộng để có thể tổ chức các trò chơi tập thể - Thời gian vui chơi của học sinh quá ít.

2.5.2. Đánh giá kết quả các biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi của hiệu trưởng cho học sinh tiểu học.

2.5.2.1. Những kết quả đã đạt được

Trường nhận được giấy khen, bằng khen của thành đoàn, tỉnh

đoàn về các công tác hoạt động ngoài giờ. Năm nào trường cũng tham gia vào Hội khoẻ Phù Đổng do tỉnh tổ chức và đạt được nhiều thành tích cao. Năm học 2007-2008 trường có 1 em đạt giải khuyến khích môn bóng bàn; năm học 2008-2009, có 1 em đạt giải nhất cờ vua toàn tỉnh….

2.5.2.2. Những tồn tại và hạn chế

- Hiệu trưởng, giáo viên cũng như các bậc phụ huynh học sinh quá coi trọng thành tích học tập, đặt học tập lên làm nhiệm vụ hàng đầu nên có phần xem nhẹ hoạt động vui chơi của học sinh

- Giáo viên chỉ chú trọng vào nội dung bài học, truyền thụ kiến thức sách vở cho học sinh mà quên đi chuyện hướng dẫn, tổ chức vui chơi cho các em.

- Việc triển khai thực hiện các biện pháp chỉ đạo còn chậm, thiếu chủ động và sáng tạo.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU TP. NAM ĐỊNH (Trang 30 -32 )

×