8.1. Giới thiệu về dự án
- Tên dự án: Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp 02 máy xeo - Tên khách hàng: Tổng công ty Giấy Việt Nam
- Địa điểm thực hiện dự án: Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Dự án đầu tư cải tạo hai máy xeo được thực hiện trên hai máy xeo hiện có của phân xưởng Giấy nên không có các hạng mục cần nhiều giải pháp xây dựng, chỉ cần làm móng máy để lắp cho lưới đỉnh, cơ cấu rung lưới, ép quang. Các hạng mục cần phải đảo chuyển lô sấy chỗ lắp đặt thiết bị là thiết bị gia keo bề mặt cho xeo 1 và sấy hồng ngoại cho xeo 2. Phần nhà xưởng không phải xây dựng gì.
- Sản phẩm của dự án: giấy in – viết
- Tiến độ triển khai: Năm đầu giải ngân 7.059 triệu đồng, Năm thứ 2 giải ngân 112.937 triệu đồng.
- Mục đích vay vốn: Nhập thiết bị và các chi phí nâng cấp 02 máy xeo - Tổng vốn đầu tư: 174.152 trđ
- Thời hạn cho vay: 08 năm
- Biện pháp bảo đảm tiền vay: cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
8.2.1. Căn cứ vào hồ sơ dự án.
Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án:
Xuất phát từ thực trạng, hai máy xeo của Tổng công ty đã được đầu tư và đưa vào vận hành năm 1980 với năng lực thiết kế là 55.000 tấn giấy in – viết/năm. Năm 2003, được nâng cấp đưa năng lực sản xuất lên 100.000 tấn/năm. Hiện tại hai máy đã đạt được năng suất thiết kế, chất lượng đã đạt được ở mức độ trung bình trong khu vực nhưng giấy có gia keo bề mặt chỉ sản xuất được trên máy xeo 2; vận tốc 2 máy chỉ đạt ở mức 520 m/phút và 650 m/phút; hơn nữa chất lượng giấy kém, dễ bị cong vênh và bong tróc sơ sợi khi in, chất lượng in kém và làm bẩn máy in, tính đồng đều 2 mặt tờ giấy kém do chưa có bộ phận lưới đỉnh. Do đó, trước sự hội nhập của Việt Nam trên trường thế giới, việc đầu tư hai máy xeo là cần thiết nhằm đáp ứng được nhu cầu giấy in, viết, photocopy ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ra một số thị trường khu vực và nâng cao khả năng cạnh tranh với giấy nhập khẩu.
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:
Thực trạng của ngành Giấy Việt Nam:
Theo Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, trong đó hầu hết là doanh nghiệp nhỏ lẻ, công suất thấp và sản phẩm chưa đa dạng. Trừ Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai chủ động được phần lớn nguồn bột giấy, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có những dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế liệu, có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhưng vẫn còn phải nhập khẩu thêm bột giấy. Còn lại đa phần các đơn vị trong ngành đều không chủ động được nguồn bột giấy đều rơi vào tình trạng căng thẳng, sản phẩm làm ra có giá thành cao khó cạnh tranh. Nhiều năm gần đây, giá giấy và bột giấy tăng liên tục do nguồn cung bột giấy thế giới ngày càng căng thẳng. Tính riêng từ tháng 3/2008 đến nay, giá giấy thế giới đã tăng trên 40%, giá bột giấy nguyên liệu tăng 20-30%.
Thời gian qua, khi cả nước thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu thì ngành giấy phải làm ngược lại là kiềm chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu. Theo Tổng Thư ký VPPA, mặc dù năm 2008 sản xuất giấy cả nước tăng trưởng cao
nhất trong vòng 20 năm qua (tăng 18% so với năm 2007 trong khi năm 2007 đã tăng 16,84%) nhưng do nhu cầu tiêu thụ mạnh nên ngành giấy vẫn phải nhập siêu khá cao. Ước tính năm 2008 cả nước sẽ nhập khẩu 160.000 tấn bột giấy và 1.093.300 tấn giấy, tăng lần lượt là 45% và 27% so với năm 2007. Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, VPPA đã đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với giấy in báo và giấy in & viết; áp dụng thuế VAT 5% đối với giấy và bột giấy để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu.
Đồng thời, sử dụng mọi biện pháp để kiềm chế lượng giấy xuất khẩu, cho dù các nước trong khu vực rất săn đón mong được nhập khẩu giấy của Việt Nam. Vì vậy, xuất khẩu toàn ngành năm 2008 chỉ đạt 169.000 tấn, bằng 88% so năm 2007. Giải pháp này đã góp phần rất lớn vào quá trình bình ổn thị trường giấy trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân bất khả kháng góp phần làm tăng tình trạng nhập siêu của cả nước.
Hiệp hội Giấy cũng dự báo, nhu cầu giấy tiêu dùng năm 2009 sẽ lên tới 2,7 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2008. Trong khi đó, năng lực sản xuất dù tăng tới 24% nhưng cũng chỉ đạt 1,617 triệu tấn. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu, ngành Giấy sẽ phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn giấy, tăng khoảng 16%, nhập khẩu 191.000 tấn bột, tăng 19,31%. Xuất khẩu sẽ kiềm chế ở mức 200.000 tấn, tăng 7% so với 2008 và hạn chế chủ yếu ở mặt hàng giấy vàng mã, giấy tissue cuộn lớn và giấy in, viết chất lượng cao.
Nhằm hỗ trợ cho vấn đề này, vừa qua Bộ tài chính đã có Quyết định số 71/2008/QĐ-BTC ngày 01/09/2008 cho phép giảm thuế nhập khẩu giấy in báo từ 30 xuống 20%, giấy và các-tông không tráng dùng để in, viết giảm từ 32% xuống 25% để hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu. Nguyên nhân của tình trạng tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu hiện nay là do chúng ta quá thiếu bột giấy nguyên liệu mặc dù gỗ không hề thiếu. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu. Mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha nhưng mới chỉ có 1 số nhà máy sản xuất bột giấy sử dụng lượng gỗ không đáng kể. Để giải quyết lượng gỗ
tồn đọng, nhiều năm nay, Việt Nam phải xuất khẩu một lượng dăm mảnh tương đối lớn. Trong đó, riêng TCty Giấy Việt Nam đã xuất khẩu trên 183.000 tấn dăm mảnh/năm.
Thị trường của Dự án:
Nhu cầu tiêu dùng giấy nói chung và giấy in viết, giấy văn hóa nói riêng ngày càng tăng theo tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự văn minh của mỗi quốc gia. Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển, dân số thế giới ngày càng tăng thì nhu cầu tiêu thụ giấy ngày càng lớn. Về tốc độ tăng trưởng trong 05 năm qua không có gì đột biến lớn, nhưng về giá trị tuyệt đối đã tăng trưởng khá cao, năm 2006 trung bình một người tiêu thụ 18 kg/năm; đến năm 2007 là 22 kg/năm; dự kiến năm 2008 là 24 kg/năm. Trong 06 năm từ 2001 đến 2007, mức tiêu dùng tăng từ 859.000 tấn lên 1.879.592 tấn năm 2007 với mức tăng bình quân trên 300.000 tấn/năm (với mức tiêu dùng này, sản lượng giấy sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 60-65%) Trong khi đó sản xuất mới chỉ đạt được 1.120.000 (chiếm 59,6% nhu cầu) và phải nhập khẩu phần còn lại.
Trong những năm qua sản phẩm của Tổng công ty đã chiếm được 90% thị phần trong nước và đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm giấy in, giấy viết, in báo đã chiếm 80-90% thị phần phục vụ cho nhu cầu in ấn, văn hóa, giáo dục… và đặc biệt là giấy in, viết của Công ty giấy Bãi Bằng. Năm 2007 Công ty sản xuất 109.198 tấn giấy và đã tiêu thụ 107.112 tấn, trong đó xuất khẩu 25.131 tấn giấy các loại. Kế hoạch năm 2008 dự kiến sản xuất 110.000 tấn trong đó xuất khẩu 30.000 tấn giấy các loại, gồm giấy in viết, giấy tissue.
Với mạng lưới bán hàng rộng lớn cả trong nước và xuất khẩu, phương thức bán hàng linh hoạt, tình hình tiêu thụ sản phẩm của dự án là khả thi.
Theo thống kê chính thức của Tổng cục hải quan, tổng lượng giấy nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2008 đạt 702.518 tấn với trị giá 579,1 triệu USD, tăng 15,55% về lượng và tăng 33,43% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2007. Tính chung 9
tháng, giá giấy nhập khẩu trung bình đạt 824,2 USD/tấn, tăng 15,47% so với 9 tháng đầu năm 2007. Như vậy, cộng với thuế nhập khẩu, giá nhập trung bình là 16.613,7 triệu đồng/tấn giấy; cao hơn so với giá bán chi tiết các sản phẩm giấy do Tổng Công ty công bố theo quyết định số 949 ngày 06/11/2008 (giá bán trung bình là 15,567 triệu đồng/tấn).
Với mạng lưới bán hàng rộng lớn cả trong nước và xuất khẩu, phương thức bán hàng linh hoạt, giá bán cạnh tranh so với sản phẩm nhập ngoại, Tổ thẩm định đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của dự án về dài hạn là khả thi.
Tình hình các nguyên vật liệu đầu vào:
Nguyên vật liệu chính:
Đối với ngành sản xuất giấy, cũng như nguyên liệu và thiết bị, vấn đề có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất là nguyên liệu. Để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất ổn định, những năm qua Tổng công ty đã và đang phối hợp với các tỉnh phía Bắc liên kết phát triển vùng nguyên liệu giấy. Tính đến cuối năm 2007 Tổng công ty đã có 16 lâm trường ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ với diện tích rừng quản lý 182.235 ha, trong đó rừng đã khai thác đến năm 2007 là 330.000 tấn tre nứa gỗ, bồ đề bạch đàn đáp ứng trên 60% nhu cầu nguyên liệu sản xuất bột giấy. Ngoài ra Tổng công ty còn thu mua của các Công ty, doanh nghiệp tư nhân trồng rừng trong khắp cả nước và để đảm bảo chất lượng giấy hàng năm TCT phải nhập khẩu bột ngoại khoảng 27.000 đến 29.000 tấn từ các khách hàng quen thuộc của Tổng công ty như Canada, Singapore, Anh. Nhìn chung, nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất ổn định.
Vật liệu phụ: như bột đá, vôi sống, phèn … chủ yếu mua trong nước, riêng
hóa chất nhập ngoại từ Đức, Singapore … là những khách hàng nhiều năm có quan hệ bán hàng với TCT Giấy.
Than: TCT mua trực tiếp của Tổng Công ty than và tự vận chuyển bằng xà lan
theo đường song về cảng của Tổng công ty (được Thụy Điển tài trợ từ năm 1982). Dự án sẽ tận dụng nguyên vật liệu với giá rẻ này.
Điện: TCT có nhà máy nhiệt điện vừa để cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng
bảo dưỡng nhà máy điện hoặc các sự cố khác Tổng công ty mới phải mua điện lưới.
Nước: Tổng công ty tận dụng được nguồn nước sông Lô bên cạnh Nhà máy Giấy Bãi Bằng để đảm bảo yêu cầu chất lượng giấy Công ty chỉ phải lọc nước bằng phèn.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
− Sau đầu tư giai đoạn 1, máy xeo 2 đã được cải tạo phần lưới, ép và lắp gia keo bề mặt. Phần lưới của máy xeo đã được cải tạo thành lưới dài nhưng có một số nhược điểm như năng lực thoát nước kém chỉ thoát nước ở phần lưới dưới, độ rung không đủ nên hình thành giấy xấu, nhiều vân mây; năng lực phần sấy sau ép keo không đủ trong điều kiện nguyên liệu đầu vào là bột gỗ cứng hỗn hợp tự sản xuất.
− Để khắc phục hiện tượng hình thành giấy xấu, hiện nay trên thế giới nhiều máy xeo đã được lắp thêm lưới đỉnh. Tác dụng của lưới đỉnh là làm cho nước được thoát ra cả phía trên và dưới của tờ giấy, làm ổn định độ khô của tờ giấy ở trước trục bụng để giảm đứt giấy. Khi lắp lưới đỉnh, lượng nước thoát lên phía trên khoảng 30 – 40%, lượng nước thoát xuống phía dưới khoảng 60 – 70%. Như vậy các sơ sợi nhỏ và chất độn được phân bố đều trên cả hai mặt tờ giấy và làm cho tính chất hai mặt của tờ giấy không khác nhau nhiều. Mặt khác do độ rung của lưới không đủ nên các sơ sợi đan dệt và phân bố không tốt nên cần phải bổ sung độ rung cho lưới bằng cách lắp thêm cơ cấu rung lưới.
Sau khi được gia keo bề mặt, độ khô của giấy khoảng 70% nên giấy phải tiếp tục được sấy khô đến 94 ± 1%. Hiện tại phần sấy sau chỉ có 7 lô sấy nên năng lực sấy bị hạn chế. Mặt khác, giấy sau khi gia keo tinh bột thường bị dính vào lô sấy làm cho giấy đứt nhiều. Do hạn chế về diện tích lắp đặt nên Công ty chọn hệ thống điện hồng ngoại có thổi khí nóng lắp trước phần sấy sau để tăng năng lực bộ phận sấy
– Ngày 17/12/2007 Tổng công ty Giấy đã có Quyết định số 690/QĐ-GVN.HN v/v phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Đầu tư cải tạo nâng cấp 02 máy xeo để nâng cao chất lượng và sản lượng, trong đó tiến độ thực hiện là 20 tháng kể từ ngày hợp đồng mua thiết bị có hiệu lực.
– Quyết định số 76/QĐ-GVN.HN ngày 24/03/2008 v/v phê duyệt kế hoạch đấu thầu công trình Đầu tư cải tạo 02 máy xeo để nâng cao chất lượng và sản lượng cho 04 gói thầu với tổng giá trị đấu thầu là 196.937 triệu đồng với kế hoạch như sau:
o Gói thầu số 1: Cung cấp thiết bị toàn bộ và dịch vụ kỹ thuật kèm theo: 189.708 trđ (tiến độ thực hiện: 5/2008 – 9/2009);
o Gói thầu số 2: tư vấn lập hồ sơ mời thầu, thiết kế phần xây dựng và lập dự toán công trình: 623 trđ (tiến độ thực hiện: 5/2008 – 12/2008);
o Gói thầu số 3: thi công phần xây dựng: 2.846 trđ (trong quý III-2009);
o Gói thầu số 4: lắp đặt thiết bị: 3.794 trđ (tiến độ thực hiện: tháng 8/2009); Ngày 13/10/2008 Tổng công ty đã có quyết định số 351/QĐ-GVN.HN v/v phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 1 và lựa chọn nhà thầu là Công ty Gebr. Bellmer GmbH Maschinenfabrik – Cộng hòa Liên bang Đức. Theo đó, hai bên đã ký hợp đồng số 06/HĐ-GVN.HN v/v khảo sát, thiết kế, cung cấp thiết bị toàn bộ và dịch vụ kỹ thuật kèm theo.
– Về đánh giá tác động môi trường của dự án: Ngày 22/03/2004 Bộ tài nguyên mội trường có quyết định số 322/QĐ-BTNMT về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty Giấy Bãi Bằng” giai đoạn 1 lên 100.000 tấn/năm.
Ngày 26/01/2006, Bộ tài nguyên môi trường có quyết định số 139/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Mở rộng Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 – 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm tại Thị trấn Phong Châu tỉnh Phú Thọ”.
Hiện Tổng Công ty đã có hệ thống xử lý nước, khí thải bằng phương pháp cơ học và hóa học ngay từ khi thiết kế ban đầu cho Nhà máy Giấy Bãi Bằng. Đến năm
2003 Công ty Giấy Bãi Bằng đầu tư, xây dựng thêm 1 hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh với năng lực xử lý là 30.000 m3/ngày. Khi cải tạo, nâng cấp, nâng sản lượng máy xeo thêm 20.000 tấn giấy/ năm thì lượng nước thải tăng thêm 2.400 m3/ngày; như vậy tổng lượng nước thải cần xử lý là 21.400 m3/ngày. Do đó, hệ thống xử lý nước thải vẫn còn thừa năng lực, không cần đầu tư gì thêm. – Về giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy: Hàng năm Tổng công ty đều có các biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy của Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Phú Thọ.
8.3. Quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định dự án vay vốn của TCT Giấy cũng tuân theo 6 bước: - Bước 1: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của Tổng công ty Giấy xuất phát