IV.Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần May 1 Nam Định (Trang 43 - 55)

1.Kết quả,hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần May 1 Nam Định:

1.1.Kết quả của hoạt động đầu tư:

Trong 5 năm qua việc đầu tư của công ty cổ phần May 1 Nam Định đã đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm của cụng ty hàng năm đều tăng. Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của công ty nên hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều phát huy hiệu quả một cách nhanh chóng.Thông qua tốc độ phát triển năng lực phục vụ tăng thêm cho thấy rõ sự gia tăng này đặc biệt là các sản phẩm may,thêu các loại.Không chỉ có vậy, các loại sản phẩm khác của công ty cũng tăng lên khá nhanh.

Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá đồng bộ, năng lực sản xuất của công ty được tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng được quan tâm đầu tư đúng mức, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Sản phẩm của công ty sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã phong phú về chủng loại, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, nhãn hiệu công ty cổ phần May 1 Nam Định đã dần có uy tín trong lòng mọi người. Vơí khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua, trong tương lai khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần May 1 là tương đối có lợi, đặc biệt đối với cỏc sản phẩm mũi nhọn như may,thờu. Để thực hiện một cách thành công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi

hỏi công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing,nghiên cứu thị trường.

Qua hoạt động đầu tư này, năng lực về khoa học công nghệ của cụng ty tăng lên rừ rệt cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo. Với năng lực phục vụ tăng thêm do hoạt động đầu tư mang lại, công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, nhập các nguyên vật liệu để sản xuất. Như vậy, tiềm năng cạnh tranh của công ty trên thị trường vẫn còn là rất lớn.

1.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư:

Trong những năm gần đây, từ năm 2004 đến nay, qua xem xét thực trạng đầu tư của công ty ta thấy công tác đầu tư của công ty ngày càng nổi bật,đặc biệt là kể từ năm 2005.Đây là năm đánh dấu sự chuyển biến lớn về đầu tư của công ty cả theo chiều rộng và theo chiều sâu. Để đi sâu vào vấn đề này,ta có thể điểm lại quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của cụng ty trong những năm gần đây.

Từ Phòng kế toán của Công ty,bắt đầu từ năm 2004 trở lại đây, các số liệu về trị giá hiện có của TSCĐ, đầu tư tài chính, chi phí XDCB của công ty như sau:

Bảng 15: TSCĐ, đầu tư tài chính và chi phí XDCB

Đơn vị: Đồng

Năm TSCĐ(nguyên giá) Đầu tư tài chính Chi phí XDCB Tổng tài sản

2004 1.418.886 0 10.621.283

2005 2.464.539 0 12.226.826

2006 3.870.937 0 18.805.983

2007 4.816.366 0 8.343,5 22.446.098

2008 4.917.634 0 8.343,5 28.804.546

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần May 1 Nam Định)

Qua đó ta có:

Bảng 16: Tỷ suất đầu tư tài sản

Năm Tỷ suất đầu tư chung Tỷ suất đầu tư TSCĐ

2002 0.133588945 0.133588945

2004 0.205835398 0.205835398

2005 0.21494668 0.214574755

2006 0.171013891 0.170724232

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần May 1 Nam Định)

Từ số liệu tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư TSCĐ của bảng tính trên ta cú thể thấy : Tỷ suất đầu tư chung đã phản ánh tình hình chung về đầu tư cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và xây dựng TSCĐ, đầu tư tài chính như mua cổ phiếu, cổ phần, góp vốn liên doanh liên kết và kinh doanh bất động sản…

Tỷ suất đầu tư TSCĐ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, mua sắm và đầu tư xây dựng TSCĐ nói riêng của công ty.Các con số trên phản ánh hiệu quả đầu tư rõ nét nhất tại công ty qua các năm, bằng cách so sánh tỷ suất giữa các năm (năm trước so với năm sau), so sánh nguyên giá TSCĐ, tổng tài sản của cụng ty giữa các năm tăng hay giảm. Thực tế đã chứng minh trong giai đoạn 2003 - 2004 và 2005 - 2006 công ty đã có những dự án đầu tư lớn trong sản xuất cũng như kinh doanh. Tiêu biểu cho hai thời kỳ này là dự án lớn về đầu tư xây dựng nhà máy may mới.Những tín hiệu khả quan trong hoạt động đầu tư chắc chắn sẽ cổ vũ công ty tích cực hơn nữa tham gia vào các hoạt động đầu tư phát triển.

Trong những năm gần đây, tổng doanh thu của Công ty liên tiếp tăng trưởng ở mức khá, bình quân 1 năm tăng 46%. Trong năm 2006 tổng doanh thu lên tới 59,6 tỷ đồng, kết quả cao nhất từ trước tới nay, cùng với mức doanh thu này thì lợi nhuận rũng mà cụng ty thu được cũng đạt mức kỷ lục hơn 1 tỷ đồng. Để có được kết quả này là một nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty trong thời gian qua,cũng như thông qua quá trình tích cực đầu tư phát triển, cạnh tranh trong cơ chế thị trờng.

Quá trình đầu tư đã dần dần phát huy được kết quả, bước đầu đã có những tín hiệu đáng mừng, mức độ cơ khí hoá trong sản xuất đã được nâng lên đáng kể, điều này là một sự khích lệ to lớn. Nếu xét theo hình thức chỉ định thầu thì có nghĩa là nhà thầu nhận bán công trình theo đơn đặt hàng (theo thiết kế và hợp đồng) cho chủ đầu tư.Cách bán hàng theo hình thức giao - nhận thầu nêu trên sẽ giúp cho người bán gặp ít rủi do hơn so với sản xuất kinh doanh các hàng hoá khác mà hầu

như cầm chắc có lãi. Cũng do sự hấp dẫn này mà các nhà thầu (các doanh nghiệp) phải cạnh tranh gay gắt ,đó là sự cạnh tranh khốc liệt này giữa những người bán làm cho giá cả kéo xuống. Cho nên ngoài việc tiết kiệm các chi phí, mức lãi trước thuế cũng không thể đặt quá cao (thường từ 3 đến 4% giá thành). Mức lãi tối thiểu ít ra cũng phải bù đắp cho tỷ lệ lạm phát và trượt giá của thị trường các yếu tố đầu vào … Do vậy chúng ta không hề ngạc nhiên khi trong tổng doanh thu 59,6 tỷ trong năm 2006 mà mức lợi nhuận để đạt chỉ có > 1 tỷ đồng (trong điều kiện Công ty đang phải thực hiện trả nợ các khoản đầu tư). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những dấu hiệu đáng mừng như vậy, mặc dù chưa phải là hiệu quả cao song những gì mà Công ty đạt được cho đến ngày này là quá trình kiên định và đầy bản lĩnh trong suốt những năm tồn tại và trởng thành của cụng ty.

2.Một số tồn tại và nguyờn nhân:

2.1.Hạn chế trong việc định hướng đầu tư:

Ngành Dệt May nói chung và cụng ty cổ phần May 1 núi riờng đều đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và nguyên nhân chủ yếu là do không cú được định hướng đầu tư đúng mức. Cụng ty tuy được trang bị máy móc khá hiện đại lại chủ yếu may xuất khẩu là chính. Doanh thu tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 7,5 – 9,4%. Sản phẩm may của cụng ty không chiếm lĩnh được thị trường nội địa vì giá cao và phải mượn nhãn mác nước ngoài để xuất khẩu. Công ty cũng như các doanh nghiệp khác phải nhập nguyên liệu dệt thành vải để dùng, lại phải nhập vải may thành sản phẩm rồi đem đi xuất khẩu. Công ty thường bị ép giá cao khi nhập khẩu nguyên liệu vải,song lại bị ép giá hạ khi bán sản phẩm may ra nước ngoài. Thị trường nội địa bị quần áo nước ngoài vào chiếm lĩnh nờn thị phần dành cho cụng ty là rất nhỏ bộ ,phần lớn các phân xưởng may của cụng ty làm hàng gia công để xuất khẩu nên hiệu quả của của cụng ty còn thấp. Sự phát triển của cụng ty chưa bến vững và có thân phận làm thuê, phụ thuộc đáng kể vào nước ngoài. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do mức đầu tư của cụng ty rất thấp và cơ cấu chưa phù

hợp. Để cụng ty thực sự phát triển bền vững thì cần định hướng những giải pháp tháo gỡ cho công ty phát triển.

2.2.Hạn chế trong việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư:

Hỉện nay công cuộc đầu tư phát triển của công ty vẫn còn những yếu điểm trong việc thu hút vốn đầu tư, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đang còn chậm,…

Thiếu vốn đầu tư :

Cho đến cuối năm 2008, công ty đang thiếu khoảng 4,5 tỷ đồng chưa được giải ngân cho việc mở rộng nhà máy nằm trong khu công nghiệp Hòa.Vốn là một doanh nghiệp nhỏ với số vốn điều lệ chỉ có 4,3 tỷ đồng trong khi công ty luôn phải duy trĩ 1 số vốn lên tới 30 tỷ đồng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư,vì thế nguồn tài trợ cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay từ các tổ chức và cá nhân khác nhau.

Việc huy động vốn trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án mà công ty đang tham gia.Việc cân đối vốn trong nước từ các ngân hàng, quỹ hỗ trợ cũng vướng mắc khó khăn do khối lượng vốn cần để đầu tư quá lớn so với quy mô mà công ty có thể huy động, lại diễn ra trong thời gian ngắn để cho kịp kế hoạch.Trong khi đó, các ngân hàng bị hạn chế, không được cho vay quá 15% vốn tự có,. Mặt khác,trong hoàn cảnh hiện nay,lạm phát,lãi suất ngân hang đều tăng cao,tín dụng bị thắt chặt,lưu thông tiền tệ gặp nhiều khó khăn thì việc vay được vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty đã khó,gánh nặng sớm thu hồi vốn,trả lãi vay đối với công ty còn nặng nề hơn nữa.

Tiến độ thực hiện các dự án đang còn chậm:

Việc lập các thủ tục đầu tư, triển khai công tác đấu thầu dự án một số Ban quản lý dự án và một số ban của công ty xử lý chậm nên thời gian thực hiện kéo dài. Điển hình là Báo cáo nghiên cứu khả thi mua mới hệ thống quạt máy công suất lớn với trị giá vốn 450 triệu đồng đã thẩm tra mất 7 tháng,việc lắp đặt mới hệ thống máy kéo sợi mới mà công ty đệ trình từ tháng 9/2007 đến nay vẫn chưa được duyệt, chậm 3-6 tháng. Công tác xét thầu chậm dẫn đến một số dự án tuy nhỏ như việc sửa

chữa lại và mở rộng nhà kho chứa thành phẩm của công ty đã không khởi công được theo kế hoạch.Sự chậm trễ này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển của công ty.

Bản thân việc thực hiện các dự án đang còn chậm một phần cũng xuất phát từ việc cán bộ quản lí của công ty chưa có được đầy đủ kĩ năng về việc lập và thẩm định các dự án nên dẫn đến việc một số báo cáo phải sửa đi sửa lại nhiều lần dẫn đến việc kéo dài thời gian xét duyệt dự án.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt dẫn đến việc phân tán đến hoạt động đầu tư phát triển của công ty:

Là một doanh nghiệp nhỏ chủ yếu là sản xuất hàng gia công và may mặc,công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh.Thực hiện cổ phần hóa từ năm 2004 mặc dù đã có nhiều sắp xếp đổi mới nhưng năng lực cạnh tranh của công ty đang còn yếu.Điều này dẫn đến sự khó khăn cho công ty khi phải chia sẻ doanh thu vừa cho hoạt động đầu tư phát triển vừa cho sản xuất kinh doanh.

Hệ thống máy móc thiết bị vẫn còn một phần lạc hậu:

Trước khi cổ phần hóa,hoạt động của công ty gặp rất nhiều khó khăn,hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu,không có nguồn vốn để đầu tư,đổi mới.Kể từ khi cổ phần hóa,công bắt đầu chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ hơn.Tuy nhiên với số vốn quá nhỏ việc đầu tư còn nhiều hạn chế.Một số thiết bị đã cũ do đã được đầu tư qua nhiều năm nên hiệu quả hoạt động có giảm sút,gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

Cơ chế,bộ máy quản lí đầu tư của công ty vẫn còn nhiều bất cập để theo kịp tiến độ đầu tư của công ty:

Vốn là một doanh nghiệp xuất thân từ nền sản xuất nhỏ ,bao cấp nên dù đã có những tín hiệu khả quan song đội ngũ cán bộ,nhân viên quản lí của công ty vẫn còn nhiều hạn chế.Các cán bộ quản lí đầu tư của công tư đa số chưa được đào tạo chính quy về nghiệp vụ quản lí đầu tư nên khi bắt tay tham gia đầu tư phát triển của công ty còn tỏ ra lung túng.Điều này đòi hỏi công ty cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tu cho cán bộ quản lí trong công ty hơn nữa.Đồng thời tích cực tuyển

các cán bộ trẻ có chuyên môn về đầu tư vào các phòng ban trong công ty.

2.3.Hạn chế trong việc thực hiện các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển:

Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với quá trình đầu tư phỏt triển của công ty chính là không tìm được nguồn vốn để tiến hành đầu tư. Trước đây, trong quá trình bao cấp, phần lớn vốn đầu tư của công ty là do ngân sách của Tổng công ty Dệt Nam Định đầu tư, nhưng hiện nay khi trở thành doanh nghiệp cổ phần, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đều phải tự hạch toán độc lập. Từ khi tách ra trở thành công ty cổ phần, nguồn vốn đầu tư do Tổng công ty cung cấp không còn nữa, công ty phải tìm cách đầu tư thông qua các nguồn vốn khác như vốn góp liên danh của các đối tác liên danh, vốn ứng trước do các chủ đầu tư ứng trước... vì vậy các hoạt động đầu tư của công ty đều phụ thuộc vào các công trình mà công ty đảm nhận hoặc được giao thiết kế, khảo sát, giám sát. Chính điều này làm cho công ty có ít khả năng tự chủ trong cỏc hoạt động đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư lớn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh do vốn chậm được giải ngân. Ngoài ra, thực trạng chung của nền kinh tế nước ta là sự thiếu vốn một cách trầm trọng nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, dẫn đến sự chậm trễ trong việc thanh toán, vì vậy, nguồn vốn của các doanh nghiệp thường bị ứ đọng trong các khoản nợ, làm giảm số vòng quay của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần May 1 Nam Định cũng rơi vào tình trạng tương tụ như vậy nên khả năng thu hồi vốn để đầu tư của công ty cũng rất kém, làm cho quá trình đầu tư của công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân thứ hai làm cho công tác đầu tư nâng cao phỏt triển của công ty gặp khó khăn là sự thiếu đồng bộ của máy móc thiết bị của công ty. Công ty rất khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị nào phù hợp, đồng bộ với các thiết bị sẵn có mà vẫn không làm giảm tính hiện đại của dây chuyền công nghệ sản xuất kinh doanh sẵn có.

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, công nghệ trên thế giới đang có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần làm giảm bớt công sức lao động thủ công, làm tăng năng suất và tiến độ công việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhưng

bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn có sự thay đổi để thích ứng nếu không sẽ bị tụt hậu so

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần May 1 Nam Định (Trang 43 - 55)