2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương
3.1. 2 Chùa Am Đường (chùa Tổ)
Chùa Am Đường không rõ xây dựng vào năm nào. Trước kia chùa Am Đường chỉ là một cái am nhỏ, nơi thờ Tổ sư. Sau khi thực dân Pháp tàn phá ở khu di tích lịch sử Đền Hùng nhân dân không đi được nên họ làm lễ luôn ở nơi này. Sau đó họ rước Phật về thờ. Hiện nay, chùa đã được trùng tu rất khang trang. Trong chùa có đầy đủ các ban thờ phật. Ngoài sân có tượng phật Bồ Tát lớn. Đây là nơi người dân Hy Cương thường đến trong những dịp như ngày rằm hay mồng một, những ngày lễ tết. Trong tâm trí người dân thì chùa Am Đường rất linh thiêng. Do vậy trước khi làm công việc gì, người dân đều đến đây để thắp hương làm lễ cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Nhận xét:
Có thể thấy rằng các di tích trong xã Hy Cương phần lớn đều liên quan đến thời đại các Vua Hùng: khu di tích lịch sử Đền Hùng- nơi thờ các Vua Hùng, đình Cổ Tích- nơi thờ Vua Hùng và thần núi, chùa Am Đường- nơi thờ Phật. Khu di tích lịch sử Đền Hùng với quy mô và giá trị văn hóa của nó đã trở thành di tích trung tâm của xã. Đối với người dân thì Đền Hùng không chỉ là nơi thờ tự mà còn mang nhiều giá trị tâm linh. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tín ngưỡng từ thời Hùng Vương, thể hiện một đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Đền Hùng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sồng người dân Hy Cương mà còn quan trọng đối với nhân dân cả nước. Đền Hùng với giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày quốc giỗ của cả nước. Hàng năm Đền Hùng đã thu hút đông đảo nhân dân trong cả nước về dự. Chính vì vậy mà Đền Hùng là di tích có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Hy Cương. Sự đa dạng về các di tích ở Hy Cương cho thấy đời sống tín ngưỡng giàu bản sắc của những con người vùng đất Tổ.