Định giá cổ phiếu sử dụng hệ số P/S

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ HỆ SỐ TÀI CHÍNH TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

Cũng như hệ số P/E và P/BV, ta sử dụng hệ số P/S để xem xét đánh giá xem một cổ phiếu được định giá cao hay thấp và tìm ra mức giá hợp lý của cổ phiếu.

Sau khi tính toán được hệ số P/S, để tìm ra mức giá hợp lý ta chỉ cần nhân hệ số P/S với doanh thu của công ty.

P hợp lý = P/S × S

Thông thường hệ số P/S < 1 được coi là giá trị chuẩn. Nếu P/S > 1 thì cổ phiếu bị định giá cao hơn giá trị.

Tình huống lý tưởng cho chúng ta là một công ty với hệ số P/S thấp và lợi nhuận biên cao vừa phải.

Một số nhà đầu tư coi hệ số P/S thấp tương đối cùng với giá cổ phiếu tăng (sức mạnh tương đối cao) thì là cơ bản tốt cho đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng. Thông tin thêm về P/S.

Hệ số P/S đặc biệt hữu dụng với những công ty mới, những công ty không có lợi nhuận, hoặc những công ty có vốn nhỏ. Thông thường hệ số P/S nhỏ hơn 0.75 thường được đề cập tới, và những những phân tích thị trường gợi ý rằng các nhà đầu tư nên giữ một khoảng cách với những công ty có hệ số P/S là 1.5 hoặc lớn hơn và nên thận trọng khi đầu tư vào những cổ phiếu này.

● Một số lưu ý khi sử dụng hệ số P/S để định giá cổ phiếu

Mặc dù không liên quan tới các ước lượng kế toán có thể được sử dụng để công ty thổi phồng hoặc thậm chí làm giảm bớt lợi nhuận như hệ số P/E và P/BV song trong nhiều trường hợp các công ty vẫn có thể nhào lặn doanh thu, vì vậy khi xem xét hệ số P/S chúng ta cần phải xem xét cẩn thận xem các công ty ghi lại doanh thu, lợi nhuận của nó như thế nào. Một ví dụ là trường hợp một công ty kiếm được hoa hồng trên tổng doanh thu, công ty này có thể ghi tổng doanh thu của nó vào báo cáo thu nhập thay cho hoa hồng, do đó hệ số P/S thấp trầm trọng. Điều này hoàn toàn hợp pháp nhưng nó bóp méo hệ số P/S.

Thông thường các công ty với khoản nợ lớn hơn thì sẽ có hệ số P/S thấp hơn, bởi vì một số doanh thu khi chuyển đổi thành tiền thì lại phải dùng trả lãi và nợ, mà không dùng để trả cho cổ đông. Do đó khi so sánh các công ty với nhiều khoản nợ khác nhau, tốt nhất chúng ta nên so sánh kết hợp với chỉ tiêu “Giá trị công ty/Doanh thu” (Giá trị công ty = Giá trị vốn hóa thị trường + Nợ - Tiền mặt).

Trong nhiều trường hợp, một công ty có thể đặt doanh số cho những hàng hóa, dịch vụ mà nó chưa cung cấp, hoặc trước đó khách hàng bị ép buộc phải trả. Điều này dẫn tới lợi nhuận và doanh thu lạm phát, và do đó, hệ số P/E và P/S thấp. Để chắc chắn rằng điều này không xảy ra, hãy nhìn vào những phần nhận được trong bảng cân đối kế toán. Nếu chúng tăng nhanh hơn nhiều so với doanh thu, điều đó nghĩa là một số khoản thu đã không được ghi lại. Một cảnh báo khác nữa là sự tuột dốc của dòng tiền trong quá trình hoạt động trên bảng lưu chuyển tiền tệ ngay cả khi lợi nhuận thuần tăng lên.

Cũng như hệ số P/E nên được xem xét cùng với tăng trưởng lợi nhuận và hệ số P/BV cùng với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số P/S nên được xem xét cùng với biên lợi nhuận thuần (thu nhập thuần/tổng doanh thu). Một ví dụ là: cả Wal-Mart và Microsoft đều là những công ty tốt với những cơ hội cạnh tranh rất lớn, nhưng so sánh riêng chỉ số P/S của họ thì sẽ nói cho chúng ta rất ít. Wal-Mart có hệ số P/S là 0.66, Microsoft là 7.12. Thông thường chúng ta đã nói rằng hệ số P/S dưới 1.0 thường được coi như là giá trị chuẩn, mức này gợi ý rằng Wal-mart bị định giá thấp và Microsoft được coi như là được định giá cao. Lúc này, kiểm tra biên lợi nhuận thuần của hai công ty giải thích cho sự khác biệt này: biên lợi nhuận thuần của Microsoft là 30.8%, và của Wal-mart chỉ là 3.6%. Khả năng sinh lợi lớn hơn của Microsoft bị ảnh hưởng bởi giá của nó, và do đó hệ số P/S của Microsoft cao hơn.

CHƯƠNG 2- ỨNG DỤNG TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN HOSE

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ HỆ SỐ TÀI CHÍNH TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w