1. Phân tích các khoản thu và các khoản phải trả:
Bảng các khoản phải thu và các khoản phải trả
Các khoản phải thu Đầu năm Cuối kỳ
Phần thu của khách Trả trước cho người bán Phải thu nội bộ
Phải thu khác Tạm ứng
Tài sản thiếu chờ xử lý
Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Dự phòng phải thu khó đòi
2.553.689.422 1.197.413.160 340.076.783 85.690.252 16.620.000 3.802.883.479 1.798.297.922 173.122.716 73.850.935 14.514.000 +1.249.194.057 +600.884.762 -166.954.067 -11.839.317 -2.106.000 4.193.489.617 5.862.669.092 +1.669.179.435
Các khoản phải trả Đầu năm Cuối kỳ
Phải trả người bán Nợ dài hạn đến hạn trả Người mua trả tiền trước Phải trả CNV
Phải trả nội bộ Phải trả khác
Thuế và các khoản phải nộp Vay ngắn hạn 2.108.278.185 438.300.750 103.756.434 394.131.766 2.777.985.712 2.149.293.292 401.300.890 117.609.578 485.955.700 3.069.373.161 +41.015.107 -36.999.860 +13.853.144 +91.823.934 +231.387.449 5.822.452.847 6.223.532.621 +401.079.774
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy so với đầu năm các khoản phải thu tăng 1.669.179.435 (đ) nó cho thấy trong năm công ty chưa thực sự chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu do đó số vốn mà công ty bị chiếm dụng cuối kỳ là 5.862.669.052 (đ) gây nên tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý nhất là các khoản phải thu của khách hàng vẫn tiếp tục tăng lên với số tăng là 1.249.194.057 tương ứng tăng 40,012 (%). Đối chiếu trên sổ chi tiết thanh toán với người mua cho thấy, trong năm một số khách hàng quen thuộc tiếp tục mua hàng của công ty cũng đã thanh toán ngay với công ty, chủ yếu các khoản nợ của khách hàng là các khoản nợ cũ, tồn từ các năm trước. Mặc dù đã có chính sách khuyến khích đối với việc khách hàng trả tiền ngay hoặc thanh toán nhanh như: công ty thực hiện chế độ giảm giá cho KH khi KH thanh toán ngay hoặc thanh toán sớm. Tuy nhiên công ty vẫn chưa kiên quyến đối với việc thu hồi các khoản nợ cũ của KH. Mặc dù đây là những KH quen thuộc nhưng công ty cũng nên có phương hướng thu hồi những khoản nợ này. Bên cạnh đó, khoản trả trước cho người bán cũng tăng 50,181% với mức tăng là 600.884.762 (đ). Đối chiếu với sổ chi tiết thanh toán với người bán thì số tiền đặt trước cho công ty Supe phốtphát và hoá chất Lâm Thao, Xí nghiệp Đo lường vẫn dư nợ trên TK 331 từ cuối năm 1999 mà sang năm 2000, số dư nợ này vẫn còn, có nghĩa là số hàng công ty mua của các đơn vị trên vẫn chưa về đến công ty, điều này cũng có nghĩa công ty đã để số vốn của mình bị chiếm dụng một cách không hiệu quả. Mặc dù đã đặt hàng và trả tiền trước mà sau một năm hàng vẫn chưa về, điều này sẽ làm cho công ty thiếu hàng bán. Vì vậy, công ty cần sửa chữa ngay điểm khuyết này trong các kỳ tới. Khi trả tiền trước cho người bán công ty nên có điều khoản trong hợp đồng hàng phải được chuyển đến công ty trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy công ty đã chú ý tích cực trong việc phải thu nội bộ, so với đầu năm phải thu nội bộ cuối kỳ giảm 49,093 (%) với mức giảm là 166.954.067 (đ). Vì doanh thu ở các cửa hàng là khá lớn, do đó công ty thường xuyên chú ý đến việc thu nộp hàng tháng của các cửa hàng. Trong 2 cửa hàng thì cửa hàng 129 DTĐ có doanh thu lớn nhất nên số dư nợ TK 1361 thường lớn hơn nhưng hàng tháng (thường là đầu tháng) cửa hàng chuyển số tiền bán hàng vào TK của công ty. Điều này cho thấy công tác quản lý trong nội bộ của công ty là khá tốt: công ty nên tiếp tục phát huy điểm tốt này trong các kỳ tới.
Vậy, sự tăng, giảm của các khoản phải thu này ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty như thế nào, ta tính các chỉ tiêu sau:
- Xác định tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số VLĐ: + Tỷ trọng đầu năm = 4.193.489.617
8.498.730.169 x 100 = 49,342% + Tỷ trọng cuối năm = 5.862.699.052
10.721.330.406 x 100 = 54,468%
Nhận xét: Ta nhận thấy tỷ trọng các khoản phải thu chiếm gần một nửa tổng số vốn lưu động (49,146%) nên nó có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty và gây khó khăn cho việc huy động vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, hơn nữa tỷ trọng này ở cuối kỳ lại giảm hơn đầu năm 5,126%.
- Xác định tỷ trọng tổng số tiền phải thu trong tổng số tiền phải trả: + Tỷ trọng đầu năm = 4.193.489.617
5.822.452.847 x 100 = 72,022% + Tỷ trọng cuối năm = 5.862.669.052
6.223.532.621 x 100 = 94,201% Nhận xét:
Tỷ trọng đầu năm và cuối kỳ đều < 100% cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của các đối tượng khác nhiều hơn là bị chiếm dụng. Tuy nhiên, số vốn mà công ty chiếm dụng giảm về cuối năm vì tỷ trọng số phải thu trên số phải trả là 94,201 (%) số chiếm dụng
5,799 (%) trong khi đó số vốn chiếm dụng đầu năm là 27,978 (%) (=100% - 72,022%). - Xác định tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty:
+ Hệ số quay vòng các khoản phải thu (HVT) HVT = Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu Trong đó:
Số dư bình quân các khoản phải thu =
Các khoản phải thu đầu năm + Cuối kỳ
2
= 1.193.489.617 + 5.862.669.052
= 5.028.079.335
Doanh thu thuần = DT - Các khoản giảm trừ = 32.890.000.000
HVT = 30.153.399.443
5.028.079.335 = 5,997
Từ số liệu tính toán trên có thể thấy hệ số quay vòng các khoản phải thu của công ty là không lớn, điều này chứng tỏ rằng, hàng hoá được bán ra không chủ yếu theo phương thức thanh toán ngay, một phần hàng hoá của công ty bán ra chưa thu được tiền (thanh toán chậm) có xu hướng tăng. Từ đó làm cho thời hạn thu hồi nợ kéo dài và rủi ro tài chính cũng tăng lên.
+ Chỉ tiêu số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu: nDC = Các khoản phải thu
doanh thu x 365 =
5.028.079.335
32.890.000 x 365 = 55,79 Phân tích các khoản phải nợ:
Qua bảng các khoản phải thu và các khoản phải trả, ta thấy đối với các khoản phải trả cuối năm 2000 có giá trị là 6.223.532.621 (đ) so với đầu năm tăng 401.079.774 (đ) với tỷ lệ tăng 6,888%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng về cuối năm với số tăng so với đầu năm là 231.387.449 (đ) với tỷ lệ tăng là 8,329(%) cùng với khoản phải trả cho người bán tăng 41.015.107 (đ) tỷ lệ tăng 1,945% thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 91.823.934 (đ) tương ứng tăng 23,297%. Điều này chứng tỏ rằng trong năm công ty đã đi vay và chiếm dụng các khoản trên vào mục đích huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì đầu năm số vốn của công ty không đủ để phục vụ sản xuất kinh doanh bên cạnh đó số vốn bị các công ty khác chiếm dụng có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên trong kỳ ta nhận thấy công ty vẫn đảm bảo trong việc thanh toán lương cho CBCNV, thể hiện ở việc các khoản phải trả CNV tăng về cuối năm giảm là 36.999.860 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,441%. Việc đảm bảo chế độ thanh toán lương cho gần 700 CB-CNV được thực hiện đúng kỳ của công ty là một việc hết sức đáng hoan nghênh. Ngoài ra, chỉ tiêu phải trả khác cũng có xu hướng tăng dần vì cuối năm với số tăng là 13.853.144 tương ứng tăng 13,35%.
Tóm lại, qua việc phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả ta có thể có nhận xét chung về tình hình công nợ tại công ty Vật tư Công nghiệp Hà Nội như sau: Sự biến động tăng, giảm của các khoản phải thu và các khoản phải trả không có khoản nào tăng đột biến, thủ tục thanh toán cho Nhà nước, các khoản nợ khác đều có xu hướng tăng chậm hoặc giảm về cuối năm.