TỚI
Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, lại là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của ngành xây dựng trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008.
Nhìn lại năm qua, nhờ có sự cố gắng cao độ của cán bộ, công nhân viên chức và tập thể lao động, toàn ngành xây dựng đã đạt được những thành tựu to lớn, hoàn thành các nhiệm vụ năm 2008 trên tất cả các lĩnh vực: Quản lý Nhà nước, dịch vụ công, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm việc làm và an sinh xã hội, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
Với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là xây dựng đồng bộ, đầy đủ và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng phủ kín các lĩnh vực quản lý ngành, năm 2008, Bộ Xây dựng đã tích cực nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản Quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều lĩnh vực trước đây chưa được đề cập, nổi bật là Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XII. Ðây là dự luật đầu tiên trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, sau khi ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản
sắc, văn minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Song song với công tác nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, để kịp thời đáp ứng với tốc độ phát triển các đô thị trong cả nước, Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo hoàn thành nhiều đồ án quy hoạch xây dựng, đặc biệt là việc nghiên cứu điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, trình Chính phủ phê duyệt..
Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong năm 2008, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh, trình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch thoát nước, Quy hoạch xử lý chất thải rắn cho ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền trung và phía nam đến năm 2020. Ðây sẽ là cơ sở quan trọng để phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước, thoát nước đô thị quốc gia đến năm 2020...
Ðiểm nổi bật của tình hình bất động sản năm 2008 là thị trường "chững lại" sau một thời gian phát triển quá nóng. Ðể định hướng cho thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững, Bộ Xây dựng đã kịp thời trình Chính phủ các giải pháp phát triển thị trường, nghiên cứu xây dựng các chỉ số phản ánh thị trường, thúc đẩy hình thành mạng lưới sàn giao dịch hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản... Dự kiến bắt đầu từ tháng 1-2009, 100% số sàn giao dịch bất động sản sẽ đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo quy định.
Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở đã được thành lập cùng với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở khu vực nông thôn và cho phép ba địa phương là Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và tỉnh Bình Dương tiến hành thí điểm đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc diện chính sách và người có thu nhập thấp cải thiện điều kiện sống. Chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015 cũng đã được hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ. Ðặc biệt, năm 2008 là năm nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới thị trường bất động sản, nhà ở. Nhưng diện tích bình quân về nhà ở vẫn đạt 12 m2/người, hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở đã được Quốc hội thông qua trong kế hoạch năm 2008 với tổng diện tích nhà ở xây mới là 51,5 triệu m2 sàn.
Ðặc biệt, trong năm 2008, trước tình hình thị trường giá cả có nhiều biến động phức tạp, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, theo dõi sát tình hình diễn biến về thực tế quản lý kinh tế xây dựng, kinh tế đô thị, tập trung cho việc hướng dẫn quản lý chi phí công trình xây dựng, nhất là việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng. Ðến nay về cơ bản đã hoàn thiện về hướng dẫn xử lý biến động giá vật liệu xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháo gỡ về cơ bản những khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu, góp phần thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư xây dựng công trình.
Ðiểm nổi bật trong công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng là thị trường xi-măng và vật liệu xây dựng đã được giữ vững và bình ổn trong bối cảnh hầu hết giá cả các loại vật liệu, nguyên, nhiên liệu đều tăng cao và có nhiều biến động. Năm 2008, sản lượng xi-măng toàn ngành đạt xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2007, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong nước. Ðã có 10 nhà máy xi-măng mới với tổng công suất gần 12 triệu tấn/năm đi vào hoạt động. Tiếp tục tạo đà cho sự phát triển ngành vật liệu, Bộ Xây dựng đã hoàn thành và trình Chính phủ các dự án Quy hoạch tổng
hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng và Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất xi-măng đến năm 2020.
Năm 2008 đánh dấu sự nỗ lực của các doanh nghiệp thuộc Bộ, khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc Bộ tiếp tục được duy trì cao hơn năm 2007. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện năm 2008 đạt 105.607 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị thực hiện đầu tư là 31.570,5 tỷ đồng, đạt 91,7% kế hoạch năm, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2007, với hơn 450 dự án đã và đang được triển khai .
Năm 2009, trước những diễn biến mới, phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, để thực hiện nghiêm túc, toàn diện và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Ðảng, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra, toàn ngành xây dựng tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Tập trung hoàn chỉnh Luật Quy hoạch đô thị để trình Quốc hội thông qua; nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở; rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số Luật liên quan đầu tư xây dựng cơ bản và các văn bản dưới Luật, theo hướng đơn giản, minh bạch, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; hoàn chỉnh hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành.
Xây dựng Chương trình triển khai thực hiện Ðịnh hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Công bố và tổ chức thực hiện Ðịnh hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020; Ðịnh hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến
năm 2020; Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
Tập trung chỉ đạo lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng và các đồ án quy hoạch xây dựng vùng; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác lập quy hoạch điểm dân cư nông thôn, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khóa X.
Nghiên cứu, xây dựng Ðề án huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo hình thức PPP, tích cực tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Triển khai Ðề án thí điểm áp dụng các công nghệ tái chế rác thải tại bốn tỉnh, chuẩn bị triển khai rộng rãi vào các năm sau.
Tập trung nghiên cứu và triển khai Ðề án nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015; Ðề án nhà ở công vụ của Chính phủ; Ðề án Phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng công trình sinh hoạt văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp tập trung; Ðề án phát triển thị trường bất động sản; xúc tiến thực hiện Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2. Triển khai rộng rãi tại tất cả các địa phương các giải pháp kích cầu để phát triển nhà ở xã hội.
Phấn đấu diện tích ở bình quân đạt 12,5 m2 sàn/người, phát triển nhà ở tăng thêm khoảng 58,5 triệu m2 sàn (diện tích nhà ở đô thị: 30,2 triệu m2 sàn; diện tích nhà ở nông thôn: 28,3 triệu m2 sàn); xây dựng 450.000 m2 nhà ở xã hội, tương đương 9.000 căn hộ, vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ cho khoảng 200.000 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.
triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD đến năm 2020.
Xây dựng Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020; tổ chức và tập hợp lực lượng cơ khí trong việc chế tạo thiết bị đồng bộ cho dây chuyền xi-măng 2.500 tấn clanh-ke/ngày và các dây chuyền có công suất lớn hơn, thiết bị cho ngành điện và các loại máy xúc, đào, máy thi công...
Ðể tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chủ động đối phó với những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế nước ta và trên thế giới trong năm 2009, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới. Năm 2009, các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng phấn đấu giá trị sản xuất kinh doanh đạt 118.588,4 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2008; giá trị thực hiện đầu tư đạt 34.684 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008.