CHƯƠNG V: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MÃ HÀNG PT
5.2. Kế hoạch may.
• Số lượng của mã hàng là 780 sản phẩm.
• Tổng thời gian 1 ca sản xuất là : T sản xuất = Tca- Tnghỉ.
Trong đó, thời gian của 1 ca Tca= 8h= 28800 (s)
Thời gian nghỉ: Tnghỉ = 20 (phút) = 1200 (s) • Số công nhân tham gia lao động trên chuyền là Nmay = 40 (người)
• Tổng thời gian may sản phẩm là Tđm= 8232 (s)
• Số lượng sản phẩm lý thuyết mà 1 dây chuyền có thể sản xuất được trong 1 ca là PMay (LT)
:
PMay (LT) = Tmay / Tđm= 1104000/ 8232 = 134.1(sản phẩm /1 ca). Giả sử hiệu suât làm việc H = 0,85.
• Số lượng sản phẩm thực tế mà 1 dây chuyền có thể sản xuất được trong 1 ca là PMay : PMay = PMay(LT) x H = 134.1 x 0,85 =114 (sản phẩm).
• Thời gian để gia công mã hàng nếu sản xuất trên một dây chuyền là tMay : tMay = Q/ PMay = 780/ 114 = 6.8 (ngày).
Làm tròn thành 7 ngày.
Q là Tổng sản lượng của đơn hàng.
• Như vậy, so với yêu cầu xuất hàng vào ngày 25/2/2010 ( tất cả có tối đa 15 ngày sản
xuất trên các công đoạn ) nên chỉ cần phải sản xuất mã hàng trên 1 dây chuyền may. Khi đó, thời gian gia công mã hàng trên 1 chuyền may là gần 7 ngày nhưng ta vẫn để kế hoạch là 8 ngày tránh những phát sinh trong sản xuất (từ ngày 15/2 đến 22/2/2010 trừ chủ nhật).
• Do trong những ngày đầu người công nhân phải tiếp cận và làm quen mã hàng mới cho
nên năng suất lao động không cao. Đến ngày thứ 3 thì năng suất lao động bắt đầu tăng lên từng ngày.
Bảng 5.1 - Kế hoạch may của mã hàng PT 120
Ngày/ tháng 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2 21/2 22/2 Tổng
Chuyền 1 60 65 80 100 105 115 125 130 780