Mô hình của n−ớc Mỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xây dựng 492 (Trang 28 - 29)

Trong kế toán Mỹ, thuật ngữ “chi phí” đ−ợc sử dụng để phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có đ−ợc các hàng hoá, dịch vụ. Cơ sở của kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng hay hệ thống đơn đặt hàng. Do đó, hạch toán chi phí nhấn mạnh tới kiểm soát chi phí từng đơn đặt hàng thông qua tài khoản “kiểm soát sản phẩm dở dang” (mở cho từng đơn đặt hàng) và theo dõi trên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất cũng đ−ợc chia ra làm 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nh−ng khác với kế toán Việt Nam, chi phí nguyên vật liệu phụ đ−ợc gọi là chi phí vật liệu gián tiếp và đ−ợc tính vào chi phí sản xuất chung.

Còn giá thành sản phẩm thì đ−ợc chia ra làm hai loại: giá phí sản xuất là các giá phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm và giá thành chung cho kỳ là các giá phí liên quan đến hoạt động bán hàng và các hoạt động chung của kỳ kế toán. Nh− vậy, giá thành chung bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Giống nh− kế toán Việt Nam, hạch toán hàng tồn kho tại Mỹ cũng theo 2 ph−ơng pháp: ph−ơng pháp KKTX và ph−ơng pháp KKĐK. Hạch toán tổng hợp của kế toán Mỹ cũng giống nh− kế toán Việt Nam do có quan niệm giống nhau về bản chất, chức năng của chi phí và giá thành. Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo ph−ơng pháp KKTX đ−ợc khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo ph−ơng pháp KKTX (kế toán Mỹ)

TK kiểm soát tồn kho vật liệu TK kiểm soát SPĐ TK kiểm soát TP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xây dựng 492 (Trang 28 - 29)