Về kỹ thuật, công nghệ của sản xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn và biện pháp tiết kiệm vật tư trong sản xuất ở các doanh nghiệp ngành thép pdf (Trang 27 - 28)

I. MụC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯớNG PHÁT TRIểN CủA NGÀNH THÉP

1. Về kỹ thuật, công nghệ của sản xuất

Tiếp tục nghiên cứu đầu tư nâng cao năng lực sản xuất dây chuyền công nghệ hiện nay của nhà máy như: cải tạo từng phần máy đúc liên tục bốn dòng (cải tạo nâng cao dung tích thùng trung gian, mở rộng bể nước tuần hoàn…) đầu tư thêm khu vực gia công chuẩn bị liệu.

Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất tại nhà máy, như nghiên cứu đa dạng hóa các mát thép: nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu chịu lửa mới, nhằm nâng cao tuổi thọ của lò, của thùng thép; nghiên cứu sử dụng những chất hợp kim mới…

Áp dụng công nghệ luyện thép nhanh để giảm chỉ tiêu tiêu hao điện năng, điện cực và tăng năng suất lò. Công ty gang thép Thái Nguyên tổ chức triển khai áp dụng thổi ôxy cường hóa quá trình luyện thép cho lò điện 30 tấn (lúc có ôxy cung cấp) và sàng loại bỏ đất đá trong khâu chuẩn bị sắt thép phế cho lò điện.

Đầu tư các hạn mục bảo vệ môi trường như các thiết bị lọc bụi chò lò điện hồ quang, xây dựng mới các hệ thống nước tuần hoàn tại các phân xưởng cán thép, bê tông hóa mặt bằng các nhà máy và cải tạo thêm nhà xưởng cho thông thoáng.

Giảm phế liệu phế phẩm và các tổn thất trong quá trình sản xuất. Để giảm bớt phế liệu cần phải cải tiến các công cụ lao động, đặc biệt công cụ chuyên dùng cải tiến quy trình công nghệ và sử dụng tối đa loại phế liệu có thể sử dụng lại trong quá trình sản xuất. Sản phẩm thép được luyện lại từ thép phế thải chiếm khoảng 30-35% tổng lượng thép hàng năm. Vì thế để có thép phế nhập khẩu phải có những việc cần làm là:

Thứ nhất, phải chuẩn bị cảng nước sâu có thể tiếp nhận được tàu 3 vạn- 5 vạn tấn

hoặc cao hơn để chuyên chở thép phế nhập từ các nước, nếu tàu có trọng tải nhẹ giá chuyên chở cao sẽ không thể nhập được thép phế.

Thứ hai, cần có cảng chuyên dùng và thiết bị vận chuyển thép phế chuyên dùng vì

thép phế đòi hỏi kho bãi và thiết bị bốc xếp vận chuyển thích hợp, nếu không có mà dùng chung kho bãi và thiết bị cảng như hiện nay thì không thể giải phóng tàu nhanh chi phí lưu tàu, lưu kho sẽ rất lớn, giá thành không chịu đựng nổi. Tổng lượng thép phế nhập hàng năm cho mỗi nhà máy thép sẽ là 600.000- 700.000 tấn nên không thể dùng chung bến cảng với các hàng hóa khác.

Thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn chất lượng cho sắt thép phế liệu nhập khẩu mà bộ tài nguyên môi trường đã ban hành. Nhà nước phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cảng biển…cho các khu khai thác nguyên liệu, khu công nghiệp luyện kim lớn. Đầu tư cho các dự án trọng điểm điều tra tiềm năng khoáng sản cho ngành thép, phát triển vùng nguyên liệu lớn của ngành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn và biện pháp tiết kiệm vật tư trong sản xuất ở các doanh nghiệp ngành thép pdf (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)