3.1 Mục tiêu – quan điểm – cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Mục tiêu chung của giải pháp
+ Xây dựng các giải pháp chiến lược cho các công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển hoạt động Logistics.
+ Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm xây dựng cơ sở nền tảng để áp dụng Logistics trong hoạt động vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của các công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước và các ban ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Logistics trong các công ty giao nhận Việt Nam.
3.1.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp
+ Phát triển Logistics trong các công ty giao nhận Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển của ngành giao nhận trên thế giới.
+ Phát triển Logistics là yếu tố quan trọng nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của các công ty giao nhận Việt Nam.
+ Kết hợp giữa phát huy nội lực và sử dụng ngoại lực để phát triển Logistics, dần dần tạo thế và lực của các công ty Logistics Việt Nam trên trường quốc tế.
3.1.3 Cơ sở đề xuất các giải pháp (xem chi tiết trong phụ lục 7)
3.1.3.1 Những cơ sở mang yếu tố quốc tế 3.1.3.2 Những cơ sở mang yếu tố trong nước
3.1.3.2.1 Những yếu tố ở tầm vĩ mô a. Những yếu tố thuận lợi
b. Những yếu tố không thuận lợi 3.1.3.2.2 Những yếu tố ở tầm vi mô
a. Những yếu tố thuận lợi
b. Những yếu tố không thuận lợi
3.1.3.3 So sánh về lợi thế trong hoạt động Logistics giữa công ty giao nhận Việt Nam và công ty giao nhận nước ngoài hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1 Xây dựng định hướng chiến lược phát triển Logistics trong các công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1.1 Chiến lược hình thành những tổng công ty, công ty mạnh đủ thế và lực hoạt động trong lĩnh vực Logistics
a. Mục tiêu chiến lược
+ Xây dựng, tạo lập được những tổng công ty, công ty mạnh, đủ tiềm lực để hoạt động Logistics toàn cầu.
b. Nội dung chiến lược
b1. Định hướng chiến lược phát triển Logistics ở những tổng công ty, công ty trong ngành vận tải giao nhận có tiềm lực kinh tế mạnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng ngành vận tải giao nhận và tạo lập những công ty có đủ khả năng cạnh tranh khi hội nhập, Chính phủ chủ trương xây dựng các tổng công ty lớn trong vận tải như: Tổng công ty hàng hải, Tổng công ty hàng không, trong đó được kinh doanh đa ngành nghề. Sự hình thành các tổng công ty trong vận tải đã tăng nhanh chóng khả năng tích tụ và tập trung vốn, đồng thời điều phối vốn một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên một số tổng công ty chưa đạt được mục đính để tạo thành những tập đoàn kinh tế mạnh mà chỉ là hình thành thêm một tầng lớp trung gian trong quản lý, việc điều hành trong hoạt động kinh doanh chưa hợp lý dẫn đến nhiều vấn đề, thậm chí phát sinh cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau trong nội bộ của các doanh nghiệp thành viên. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là tổ chức bộ máy hoạt động thiếu hiệu quả, quá cồng kềnh, thiếu tính năng động dẫn đến quan liêu và năng lực quản lý không đạt đến những yêu cầu cơ bản của thực tế tình hình thị trường.
Hiện tại trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh có các “đại gia” trong lĩnh vực vận tải giao nhận như Vinatrans, Gemartrans, Sotrans, Vietfracht, Vosco, Vinafco, Tổng công ty hàng không, Vinaline,…. Tùy vào tình hình cụ thể của từng tổng công ty/ công ty, có thể phát triển Logistics trong một công ty con/ bộ phận đang hoạt động trong ngành giao nhận hoặc thành lập một công ty con/ bộ phận mới hoạt động Logistics. Với tiềm lực kinh tế sẵn có, các công ty cần đầu tư thỏa đáng để tổ chức hoạt động Logistics thật sự. Trường hợp Sotrans là một ví dụ (xem phần 2.4.2.1 tr.45).
Trên thực tế hiện đang xuất hiện xu hướng các hãng tàu, hãng hàng không, hãng vận tải đường bộ tham gia vào lĩnh vực vận tải Logistics bằng cách mở rộng dịch vụ truyền thống của mình hoặc thành lập các công ty, chi nhánh làm dịch vụ Logistics như APL Logistics, NYK Logistics,… Vì vậy các hãng vận tải Việt Nam cũng cần nghĩ đến hướng phát triển này. Trường hợp Gemartrans là một ví dụ (xem phần 2.4.3 tr.48)
Tuy là hoạt động dịch vụ, nhưng ngành Logistics đòi hỏi phải có những điều kiện rất cao để tổ chức và thực hiện. Điều này đòi hỏi về vốn đầu tư cũng như áp dụng công nghệ hiện đại. Đối với các công ty giao nhận Việt Nam vừa và nhỏ có kinh nghiệm trong hoạt động giao nhận nhưng chưa có đủ thế và lực hoạt động Logistics cần liên doanh liên kết với nhau, chuyên môn hoá theo mặt mạnh của mỗi công ty để thành một công ty mạnh toàn diện trong hoạt động Logistics. Các công ty có ưu thế về giao nhận quốc tế với mạng lưới đại lý rộng khắp cần liên kết với các công ty mạnh về giao nhận nội địa có trang bị xe tải, kho bãi,… để cung cấp các dịch vụ Logistics nội địa, ngược lại các công ty thuần giao nhận nội địa nhờ vào mạng lưới toàn cầu của các công ty giao nhận quốc tế để gởi hàng đi. Bên cạnh đó, Nhà nước còn cho phép đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong ngành giao nhận. Chính vì vậy có thể hình thành một công ty Logistics theo dạng cổ phần hoặc công ty liên doanh mà theo đó các cổ đông/ đối tác có thể là các công ty mạnh về từng mảng trong chuỗi Logistics. Mỗi công ty sẽ đầu tư phát triển, củng cố lại thế mạnh của mình để cung cấp một chuỗi Logistics hoàn hảo.
Một công ty giao nhận mạnh về gom hàng và vận tải hàng lẻ có thể đứng ra thành lập công ty cổ phần, kêu gọi vốn góp của một đơn vị kinh doanh cảng để thành lập một trung tâm phân phối tại cảng. Mặt khác để đầu tư nâng cấp kho bãi hiện đại, đầu tư đội xe để vận chuyển nội địa, áp dụng công nghệ thông tin,… công ty cổ phần này có thể kêu gọi sự góp vốn từ các công ty tài chính, hoặc từ các tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh lớn (vừa có vốn đầu tư lại vừa tạo được nguồn khách hàng ổn định), thậm chí từ các công ty phần mềm… nhằm tạo nên được tiềm lực mạnh để phát triển hoạt động Logistics.
c. Kết quả dự kiến thu được
+ Dần dần hình thành những công ty hoạt động thực sự trong lĩnh vực Logistics với đủ thế và lực.
+ Đây là lĩnh vực dịch vụ mang lại lợi nhuận cao do đó sẽ thu hút được vốn đầu tư phát triển từ nhiều nguồn của xã hội.
+ Khách hàng của công ty Logistics ngày càng nhiều, tầm hoạt động của công ty Logistics sẽ mở rộng trên trường quốc tế.
+ Trong lâu dài, hình thành những trung tâm Logistics mạnh của khu vực dựa vào lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung;
d. Những khó khăn khi thực hiện chiến lược
+ Phải có những tổng giám đốc, giám đốc năng động, chịu đổi mới, có tầm nhìn, dám nghĩ, dám làm.
+ Sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đàm phán liên kết, liên doanh và thay đổi hoạt động trong nội bộ các công ty.
với các công ty Logistics nước ngoài.
a. Mục tiêu chiến lược
+ Dựa vào khách hàng Logistics của công ty nước ngoài, cung cấp toàn bộ dịch vụ Logistics nội địa (khắc phục được tình trạng bẻ gãy chuỗi Logistics)
+ Tiếp thu công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý Logistics, kinh nghiệm, khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp Logistics toàn cầu.
b. Nội dung chiến lược.
Chiến lược thực hiện qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Liên doanh, liên kết với các công ty Logistics nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn.
Nếu là công ty giao nhận Việt Nam đang làm đại lý cho công ty Logistics nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cần có kế hoạch để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm một cách bài bản. Cần phải chủ động thiết kế hoạt động Logistics nội địa của mình kết hợp với hoạt động Logistics quốc tế của họ, sử dụng công nghệ thông tin của họ. Tạo lập vị thế là một đối tác của họ chứ không phải là một người làm thuê.
Nếu công ty giao nhận Việt Nam đang là đại lý giao nhận truyền thống cho một công ty giao nhận nước ngoài, cần thiết kế Logistics nội địa của riêng mình, để cung cấp cho đối tác nước ngoài, cần kết hợp với họ để thuyết phục cung cấp dịch vụ Logistics cho khách hàng, đề nghị họ chuyển sang Logistics và đầu tư phát triển Logistics.
Khi đã có kinh nghiệm, tích lũy vốn và đầu tư nâng cấp công nghệ thông tin hiện đại, có một lượng khách hàng ổn định, các công ty giao nhận Việt Nam có thể tổ chức hoạt động Logistics cho riêng mình theo chiến lược 1 hoặc chiến lược 3.
c. Kết quả dự kiến đạt được:
+ Tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động Logistics.
+ Tạo lập được những công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khả năng cung cấp chuỗi Logistics nội địa. Tăng tính cạnh tranh khi hội nhập. Tạo lập thế đứng trong liên doanh, liên kết.
+ Trong tương lai, hình thành những công ty Logistics hoạt động toàn cầu.
3.2.1.3 Chiến lược phát triển Logistics cho một số tuyến chính
a. Mục tiêu chiến lược
+ Dựa vào bạn hàng lâu dài, dựa vào điều kiện thực tế, thị trường tiềm năng để thiết kế Logistics cho một vài tuyến chính.
b. Nội dung chiến lược
Ngay cả những công ty Logistics lớn hoạt động toàn cầu cũng không thể tổ chức hoạt động Logistics cho tất cả các thị trường. Ngay tại Việt Nam có rất nhiều tập đoàn Logistics khổng lồ chưa đặt chân đến. Đa số các công ty Logistics chọn cho mình những thị trường chiến lược để cung cấp hoạt động Logistics rồi từ từ bành trướng ra các khu vực khác (bảng 1.1). Điều này đòi hỏi phải có hướng đi chiến lược và hợp lý. Lựa chọn đúng thị trường mục tiêu phù hợp với công ty mình.
Các công ty Logistics Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trước tiên cần lựa chọn thị trường mục tiêu sau đó thiết kế hoạt động Logistics, liên kết với một vài khách hàng lớn (chiến lược 4) cung cấp dịch vụ Logistics cho họ ở thị trường này.
Các hình thức tổ chức hoạt động Logistics ở nước ngoài có thể áp dụng: + Lựa chọn đối tác là công ty giao nhận địa phương để cung cấp dịch vụ Logistics tại thị trường nước ngoài. Hình thức này đơn giản hơn, công ty Việt Nam không cần phải đầu tư nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý rằng công ty Logistics Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, thuê họ cung cấp dịch vụ cho mình và nhất thiết phải là đại lý độc quyền. + Mở chi nhánh tại nước ngoài để tổ chức hoạt động Logistics. Đây là hình thức tốt nhất cho hoạt động Logistics, tuy nhiên giai đoạn đầu chúng ta chưa cần đầu tư vào kho bãi, phương tiện vận chuyển nội địa tại thị trường nước ngoài mà đi thuê lại của các công ty cung cấp địa phương (đây cũng là hình thức khá phổ biến của các công ty Logistics. Ngay cả Maersk Logistics cũng không có đội xe riêng tại thị trường Việt Nam).
trong hoạt động Logistics (các công ty được hình thành theo chiến lược 1 của đề tài). Các bước tổ chức thực hiện:
+ Giai đoạn 1: Xác định thị trường mục tiêu (dựa vào khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, khả năng phát triển của thị trường…); Tìm kiếm đối tác và đại lý; Nghiên cứu tổ chức hoạt động Logistics tại thị trường nước ngoài.
+ Giai đoạn 2: Mở chi nhánh/ gửi đại diện để giao dịch. Thuê nhân viên để tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa tại thị trường nước ngoài.
+ Giai đoạn 3: Xây dựng kho/ thuê kho, đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động Logistics tại thị trường nước ngoài
d. Kết quả dự kiến đạt được
+ Tổ chức được hoạt động Logistics cho một số thị trường trên thế giới. Góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.
+ Xây dựng được thương hiệu công ty Logistics Việt Nam trên thị trường Logistics quốc tế. Mở rộng tầm hoạt động của các công ty Việt Nam.
+ Liên kết với doanh nghiệp Việt Nam tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngoài.
e. Những khó khăn khi thực hiện chiến lược
+ Đòi hỏi vốn lớn, giám đốc chi nhánh/ nhân viên đại diện phải có năng lực và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.
+ Khó khăn khi tổ chức hoạt động tại thị trường nước ngoài.
3.2.1.4 Xây dựng chiến lược khách hàng nhằm gia tăng thị phần vận chuyển của các công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
a. Mục tiêu chiến lược
+ Tạo được nguồn hàng vận chuyển ổn định;
+ Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để có điều kiện thuận lợi trong việc thiết kế chuỗi Logistics;
+ Giảm chi phí cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho công ty Logistics. b. Nội dung chiến lược
Đa số các công ty Logistics lớn trên thế giới đều có những khách hàng “ruột” của mình (Key accounts). Như trên đã đề cập, 70 – 80% doanh thu của Mearsk đem lại từ khoảng 10 khách hàng lớn nhất. Để tổ chức tốt hoạt động Logistics, các công ty Việt Nam cũng cần có chiến lược để gắn hoạt động Logistics của mình với hoạt động của khách hàng.
hàng xuất khẩu ổn định, thị trường xuất khẩu có tiềm năng phát triển. Hoặc dựa vào các mối quan hệ sẵn có để phát triển một số khách hàng lớn. Chiến lược này có thể kết hợp với chiến lược 1, công ty giao nhận Việt Nam liên doanh, liên kết với công ty khách hàng đảm nhiệm việc cung ứng dịch vụ Logistics cho công ty khách hàng đó; Hoặc các tổng công ty/ công ty lớn xây dựng công ty Logistics riêng để phục vụ cho chính mình ở một số tuyến chính sau đó mở rộng ra cung cấp cho các khách hàng khác. Trường hợp VINATEX là một ví dụ, VINATEX thành lập công ty giao nhận M&S VTEC nhằm phục vụ hoạt động giao nhận hàng hoá cho riêng mình, tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, M&S VTEC đã lớn mạnh và hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận cho các khách hàng ngoài VINATEX, với lượng hàng ổn định của mình, tiềm lực tài chính của tổng công ty, VINATEX hoàn toàn có thể đầu tư phát triển hoạt động Logistics trong M&S VTEC.
Thực hiện phân khúc thị trường, xác định nhóm khách hàng có nhu cầu cao về Logistics như ngành công nghiệp ôtô, điện tử, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, đặc biệt các khách hàng là công ty sản xuất gia công. Xác định nhu cầu mục tiêu của từng nhóm để thiết kế Logistics cho phù hợp.
b2. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa công ty Logistics và khách hàng
Tư vấn cho khách hàng, các công ty Logistics thường am hiểu luật lệ xuất nhập khẩu ở các nước, am tường về điệu kiện vận tải nên cần đóng vai trò nhà tư vấn cho chủ hàng trong nước. Các công ty Logistics cũng nên tư vấn giúp người sản xuất hiểu được tầm quan trọng của hoạt động Logistics để họ thấy được rằng khả năng cạnh tranh của người sản xuất sẽ tăng nhờ có hệ thống sản xuất – phân phối hiệu quả. Người sản xuất, người gửi hàng vì vậy không thể từ chối quan hệ bạn hàng lâu dài với công ty Logistics.
Một số mặt hàng công nghiệp như điện tử, may mặc, giày dép, ô tô xuất khẩu