Vướng mắc trong những quy định về đương nhiên xóa án tích:

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)

Đại đa số những người bị kết án đã được xóa án tích hoặc chưa được xóa án tích nhưng không quan tâm xóa án tích được hỏi về sự hiểu biết xung quanh vấn đề đương nhiên xóa án tích, họ đều cho rằng, đã là đương nhiên xóa án tích tức là họ cứ chấp hành xong các điều kiện về đương nhiên xóa án tích mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định là họ được xóa án tích, họ không cần làm bất cứ thủ tục gì, xin bất cứ cơ quan nào, họ coi đó là quyền lợi mà họ được hưởng đương nhiên. Người bị kết án hiểu như vậy về đương nhiên xóa án tích, nhưng thực tế áp dụng và thi hành những quy định trên thực tế thì lại không như thế. Các cơ quan nhà nước: Tòa án, Ủy ban nhân dân, các cơ quan hành chính… không quan tâm đến việc người đã bị kết án là thuộc dạng đương nhiên xóa án tích hay xóa án tích theo quyết định của Tòa án, dù người bị kết án có như thế nào đi nữa thì để được ghi vào lý lịch tư pháp là "chưa can án" họ đều phải có được giấy chứng nhận xóa án do Chánh án Tòa án cấp - Giấy chứng nhận xóa án mới là bằng chứng đáng tin cậy nhất để chứng minh một người đã từng bị kết án là chưa can án.

Giá trị và vai trò quan trọng của Giấy chứng nhận xóa án tích nên để có được Giấy chứng nhận, người bị kết án phải nộp đủ những giấy tờ theo quy định: Giấy xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan công tác về

việc chấp hành chính sách, pháp luật; Đơn xin xóa án tích; Biên lai nộp án phí và các khoản bồi thường khác (nếu có) …đồng thời tuân thủ một trình tự thủ tục phức tạp và cuối cùng trước khi nhân Giấy chứng nhận, họ phải nộp một khoản phí là 10.000 đồng. Chính những quy định này thì không thể gọi là đương nhiên xóa án tích được.

Nếu hiểu đúng tinh thần của những quy định của Bộ luật hình sự về đương nhiên xóa án tích thì việc cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người đã bị kết án khi thỏa mãn các điều kiện về đương nhiên xóa án tích là trách nhiệm Tòa án, nó gần như thủ tục cuối cùng trong việc thực hiện trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, Tòa án cũng không coi đây là trách nhiệm và cũng không xem đó là quyền của mình, Tòa án sẽ cấp Giấy chứng nhận xóa án tích cho người được đương nhiên xóa án tích khi những người đó đáp ứng được những điều kiện luật định. Do vậy, về vấn đề đương nhiên xóa án tích cho người bị kết án sẽ hợp lý hơn cả nên quy định đó là quyền đương nhiên mà người bị kết án được hưởng và ngược lại là trách nhiệm của Tòa án. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước trong việc điều tra, truy tố người phạm tội, cũng như công tác quản lý hành chính.

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w