Tính thời vụ

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế lượng (Trang 67 - 68)

d. Ngẫu nhiên

7.1.1. Xu hướng dài hạn

Xu hướng dài hạn thể hiện sự tăng trưởng hoặc giảm sút của một biến số theo thời gian với khoảng thời gian đủ dài. Một số biến số kinh tế có xu hướng tăng giảm dài hạn như

e. Tốc độ tăng dân số của Việt Nam có xu hướng giảm.

f. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Việt Nam có xu hướng giảm.

g. Mức giá có xu hướng tăng.

7.1.2. Chu kỳ

Các số liệu kinh tế vĩ mô thường có sự tăng giảm có quy luật theo chu kỳ kinh tế. Sau một thời kỳ suy thoái kinh tế sẽ là thời kỳ phục hồi và bùng nổ kinh tế, kế tiếp tăng trưởng kinh tế sẽ chựng lại và khỏi đầu cho một cuộc suy thoái mới. Tuỳ theo nền kinh tế mà chu kỳ kinh tế có thời hạn là 5 năm, 7 năm hay 10 năm.

7.1.3. Thời vụ

Biến động thời vụ của biến số kinh tế là sự thay đổi lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác theo mùa vụ. Biến động thời vụ xảy ra do khí hậu, ngày lễ, phong tục tập quán…Biến động thời vụ có tính ngắn hạn với chu kỳ lặp lại thường là 1 năm.

7.1.4. Ngẫu nhiên

Những dao động không thuộc ba loại trên được xếp vào dao động ngẫu nhiên. Các nguyên nhân gây ra biến động ngẫu nhiên có thể là thời tiết bất thường, chiến tranh, khủng hoảng năng lượng, biến động chính trị…

Hình 7.1. Xu hướng và thời vụ25

Tính thời vụ vụ

Xu hướng dài hạn hạn

Hình 7.2. Chu kỳ và ngẫu nhiên-Tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ giai đoạn 1961-1999. Nguồn : World Development Indicator CD-Rom 2000, World Bank.

7.2. Dự báo theo đường xu hướng dài hạn7.2.1. Mô hình xu hướng tuyến tính 7.2.1. Mô hình xu hướng tuyến tính

Chúng ta sử dụng mô hình xu hướng tuyến tính nếu tin rằng biến Y tăng một lượng không đổi trong một đơn vị thời gian.

t Yˆt =β1+β2 (7.1) hoặc dạng k Y Yˆn+k = n +β2 (7.2)

Ứng với dữ liệu ở hình 7.2, phương trình đường xu hướng là gt = 3,6544- 0,029t

Với gt = tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ, tính bằng %. t = năm đang xét- 1991.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế cho năm 2000 là

g2000 = 3,6544 – 0,029*(2000 – 1961) = 2,52 %

7.2.2. Mô hình xu hướng dạng mũ

Chúng ta sử dụng hàm mũ khi cho rằng có tỷ lệ tăng trưởng cố định trong một đơn vị thời gian. t t e Yˆ =α β (7.3) chuyển dạng t ln ) ln( ) Yˆ ln( t = α +β (7.4)

Mô hình xu hướng dạng mũ dùng để dự báo dân số, sản lượng, nhu cầu năng lượng… Hình 7.3 cho thấy dân số của Việt Nam có dạng hàm mũ với phương trình ước lượng như sau:

Yt = 33,933e0,0214n

Từ dạng hàm (7.3), kết quả (7.4) cho thấy tốc độ tăng dân số của Việt Nam trong thời kỳ 1960-1999 khoảng 2,14 %.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế lượng (Trang 67 - 68)