Ví dụ minh họa thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty

Một phần của tài liệu Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 81)

tải điện I:

Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình

1.Tên dự án: Xây dựng nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình 2.Hình thức đầu tư: đầu tư mới

3.Chủ đầu tư: công ty truyền tải điện I

4.Đơn vị tư vấn lập dự án: Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội(UAC) – Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC)

5.Sự cần thiết phải đầu tư: Khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, truyền tải điện Hòa Bình dự kiến sẽ quản lý vận hành thêm 2 ĐZ 500kV , 1 ĐZ 220kV từ thủy điện Sơn La về cộng với trạm biến áp 500 kV của thủy điện Hòa Bình , 1 trạm cắt tại ngã ba Mãn Đức huyện Tân Lạc và trạm biến áp 220kV Sơn Tây đã được xây dựng cùng với 2 đội quản lý VHĐZ. Có thể nói đây là một khối lượng

công việc khá lớn cho truyền tải điện Hòa Bình. Không những vậy, với điều kiện làm việc hiện nay của bộ máy lãnh đạo, các phòng ban chức năng còn rất chật chội và bố trí không hợp lý, ảnh hưởng ít tới năng suất lao động cũng như sức khỏe của CBCNV Đi đôi với những điều kiện này , hiện tại UBND thành phố Hòa Bình đã có công văn ngày 28 tháng 2 năm 2007 đề nghị truyền tải điện Hòa Bình khẩn trương di dời, chuyển giao trụ sở làm việc hiện có cho UBND thành phố để sử dụng vào mục đích khác. Do vậy để đáp ứng nhu cầu về diện tích làm việc và kế hoạch phát triển, công ty truyền tải điện I đã có quyết định số 115/QĐ-TTDD1 ngày 14 tháng 7 năm 2006 giao nhiệm vụ cho truyền tải điện Hòa Bình thực hiện kế hoạch xây dựng năm 2007.Có thể nói, việc lập dự án đầu tư xây dựng nhà điều hành truyền tải điện Hòa Bình mới tại phường Hữu nghị , thành phố Hòa Bình trên diên tích khu đất khoảng 5000m2 là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.

6.Quy mô đầu tư xây dựng công trình: a.Nhu cầu về diện tích:

*Địa điểm và mặt bằng:

Địa điểm công trình: Phường Hữu Nghị - Thành phố Hòa Bình

Điều kiện từ nhiên xã hội: Nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình được xây dựng trên diện tích đất 5000m2 bên cạnh đường Hữu Nghị Hòa Bình.Đây là khu vực có địa hình chủ yếu là đất ruộng đã được đền bù theo chủ trương của Thành phố Hòa Bình. Điều kiện tốt về giải phóng mặt bằng cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án Nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình

*Căn cứ để xác định nhu cầu diện tích:

-quyết định số 147/1999/QĐ-TTG ngày 05 tháng 7 năm 1999 của thủ tướng chính phủ quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp

-Quyết định số 260/2006/QĐ-TTG ngày 14 tháng 11 năm 2006 của chính phủ quy định về việc sửa đổi , bổ sung quyết định số 147/1999/QĐ-TTG ngày 05 tháng 7 năm 1999 của thủ tướng chính phủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp

-Căn cứ công văn số 3832/CV-EVN-KH ngày 24 tháng 07 năm 2007 của tập đoàn điện lực việt nam gửi công ty truyền tải điện I về việc đầu tư xây dựng nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình

-Căn cứ vào công văn số 5460/CV-EVN-KH ngày 16/10/2007 của tập đoàn điện lực Việt Nam gửi công ty truyền tải điện I về việc quy mô nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình

-Cơ cấu tổ chức , biên chế vầ chức năng nhiệm vụ của truyền tải điện Hòa Bình do công ty truyền tải điện I quy định

*Nhu cầu diện tích sử dụng của truyền tải điện Hòa Bình theo kế hoạch phát triển đến năm 2010:

Do sự pháp triển của công ty truyền tải điện I nói chung và truyền tải điện Hòa BÌnh nói riêng , trong tương lai truyền tải điện Hòa Bình sẽ quản lý thêm các đường dây 220-500 kV và trạm BA từ 220kV trở lên với tổng số CBCNV khoảng 300 đến 350 người.Những số liệu được trình bày như sau:

Đường dây:220kV:01 đường dây khoảng 200km 500kV:02 đường dây khoảng 400kV

02 đội QLVHĐZ (200-500) KV sẽ được đóng tại thị trấn Mai Châu và thị trấn Mộc Châu

Trạm:220Kv :03 trạm 500Kv:02 trạm

Căn cứ vào kế hoạch phát triển và nhu cầu về diện tích sử dụng , làm việc của công ty đến năm 2020 , quy mô xây dựng công trình như sau:

Diện tích khu đất: 5000m2 bên cạnh đường Hữu Nghị Hòa Bình +Nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình:

Diện tích xây dựng là 385m2

Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1928m2, gồm 05 tầng Tổng chiều cao công trình khoảng 21m

+Nhà nghỉ ca:

Diện tích xây dựng là 216m2

Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 451m2, gồm 02 tầng. Tổng chiều cao công trình khoảng 8m

+Các hạng mục ngoài nhà bao gồm: nhà bảo vệ, bãi đậu xe ngoài trời, sân thể thao, hệ thống sân, vườn, đường, điện chiếu sáng ngoài nhà, cấp thoát nước ngoài nhà…

7.Xác định nguồn vốn, tổng mức đầu tư:

+Nguồn vốn: nguồn vốn cho dự án là vốn khấu hao cơ bản( theo công văn 3832/CV-EVN-KH của tập đoàn điện lực Việt Nam) của tập đoàn điện lực Việt Nam

+Tổng mức đầu tư:14.568.073.000 đồng Chi phí xây dựng:10.922.263.596 đ Chi phí thiết bị: 200.000.000 đ

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư: 810.930.000 đ Chi phí quản lý dự án 243.355.127 đ

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 954.815.654 đ Chi phí khác: 112.338.237 đ

Chi phí dự phòng: 1.324.370.261 đ 8.Mục tiêu của dự án:

-Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà điều hành sản xuất Truyền tải điện Hòa Bình là dự án xây dựng trụ sở làm việc phục vụ cho công tác điều hành, làm việc của đơn vị và công ty. Đồng thời, dự án nằm trong kế hoạch phát triển của tập đoàn điện lực Việt Nam. Do đó, việc đầu tư xây dựng dự án đạt hiệu quả cao về mặt xã hội và kế hoạch phát triển của tập đoàn điền lực Việt Nam

-Dự án đầu tư trước mắt sẽ giải quyết được nhu cầu về diện tích làm việc, diện tích sử dụng cho các công tác của truyền tải điện Hòa Bình theo quy định của chính phủ về nhu cầu diện tích làm việc.Công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuần lợi cho các hoạt động và nâng cao hiệu quả làm việc của truyền tải điện Hòa Bình và đội ĐZ trực thuộc

-Ngoài ra dự án đầu tư xây dựng sẽ là một công trình kiến trúc tạo điểm nhấn cho khu phố và phù hợp với quy hoạch , góp phần tạo dựng bộ mặt mới cho kiến trúc thành phố Hòa Bình

-Do đó việc đầu tư xây dựng công trình là hoàn toàn thực thi, phù hợp và cần thiết.

9.Kế hoạch chi tết và tiến độ thực hiện dự án: +Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Từ tháng 11/2007 đến tháng 03/2008:thực hiện các công việc -Đo vẽ địa hình hiện trạng khu đất

-Thực hiện khảo sát địa chất công trình -Lập dự án đầu tư

Từ tháng 04/2008 đến tháng 05/2008: thực hiện các công việc

Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và chọn nhà thầu xây lắp và thiết bị công trình

+Giai đoạn thực hiện đầu tư:

Thời gian thực hiện từ quý III năm 2008 đến đầu quý I năm 2009 , bao gồm các công việc sau

-Thực hiện việc xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình -Hoàn thành xây dựng nhà ở và bàn giao quỹ I năm 2009

Đánh giá công tác quản lý dự án của công ty truyền tải điện I:

-Tiến độ thực hiện dự án:

Tính tới thời điểm này quỹ I năm 2009 thì dự án vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thành như phòng ăn , gara xe CBCNV, Kho chứa còn các phần hoàn thiện chưa xong. Tuy công ty đã định danh được các công việc chính cần phải thực hiện, xác định được các công việc lớn liên quan đến các đơn vị các bộ phận khác như thế nào, mục đích của dự án là quản lý thời gian làm sao để dự án hoàn thành đúng tiến độ trong phạm vi ngân sách nguồn lực cho phép. Và để chuẩn bị cho dự án ban quản lý đã chuẩn bị lịch biểu bằng các định danh các hoạt động lịch biểu trên cấu trúc phân tách công việc thành các bước. Nhưng do nhiều nguyên nhân gây ra như vấn đề xin cắt điện gặp nhiều khó khăn, qua nhiều khâu qua nhiều đầu mối nên thời gian thực hiện dự án bị trễ , trong thời gian thi công thì phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu tăng cao nên phải chờ cấp trên xem xét để phê duyệt thêm nguồn vốn là cho dự án chưa hoàn thành

-Công tác quảy lý chất lượng của dự án:

Đội ngũ kỹ sư đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề khá vững kinh nghiệm lâu năm sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất thường xảy ra nhằm đưa dự án đến hoàn thành công trình tốt đẹp. Mọi quy định về định mức nguyên vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng đề được kiểm tra giám sát của ban quản lý dự án và của ban quản lý chất lượng dự án tổng công ty . Tất cả công tác nghiệm thu hạng mục công trình này đều phải có biên bản báo cáo lại cho ban lãnh đạo tổng công ty và lưu lại tại phòng đầu tư xây dựng công ty truyền tải điện I. Qua dự án ta thấy ban quản lý dự án của công ty

đã xác định được các chính sách chất lượng, mục tiêu và trách nhiệm việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động : lập kế hoạch chất lượng , kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong hệ thống. Dự án đã được công ty dùng biểu đồ kiểm soát thực hiện và viết các báo cáo giám sát dự án vào mỗi giai đoạn của dự án.

Cán bộ ban quản lý dự án thường xuyên đi kiểm tra công trình, tìm hiểu thực tế , đánh giá chất lượng và lập báo cáo trình lên lãnh đạo công ty . Các lãnh đạo công ty cũng luôn theo dõi diễn biến của dự án, thường xuyên có những cuộc đi đánh giá thực tế dự án và chỉ đạo kịp thời đối với ban quản lý dự án

Giám sát và đánh giá dự án: Công tác giám sát và đánh giá dự án được coi trọng nhằm đảm bảo công việc làm đến đâu gọn đến đấy, làm đến đâu đảm bảo chất lượng đến đấy. Dự án lập báo cáo tình hình triển khai kế hoạch theo lịch hai tuần một lần, các đơn vị trực tiếp thi công ngoài lập báo cáo còn có cuộc họp định kỳ với các phòng ban chức năng để đánh giá tình hình của dự án

-Công tác quản lý chi phí dự án và chi phí liên quan đến dự án như chi phí xây lắp , khối lượng đơn giá trong dự toán, định mức đơn giá trong dự toán, giá nguyên vật liệu áp dụng giống như phần quản lý chi phí nói trên .Và dự án gồm các khoản mục chi phí sau: chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp.Nhìn chung công tác giải ngân đáp ứng được yêu cầu cần có kế hoạch huy động vốn cho các hạng mục tiếp theo. Công tác quản lý chất lượng dự án đạt yêu cầu thông qua việc xem xét chất lượng các hạng mục công trình hoàn thành và báo cáo giám sát công trình trong quý I năm 2009. Công ty đã sử dụng phương pháp ước tính từ dưới lên để ước tính chi phí của từng phần công việc riêng lẻ, từ đó tính được cho toàn bộ dự án.

1.2.5.Đánh giá công tác quảy lý dự án của công ty Truyền tải điện I: 1.2.5.1.Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án:

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty truyền tải điện I có thể thấy những năm qua công ty được sự giúp đỡ của chính phủ, bộ , ngành, tổng công ty điện lực Việt Nam và các địa phương : dưới sự lãnh đạo của ban chất hành đảng bộ, ban giám đốc công ty thì công tác quản lý dự án đã

có những bước phát triển vượt bậc, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ kế hoạch đặt ra trong từng năm. Các công trình đã triển khai gấp rút đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.Năng lực thi công ngày càng được tăng cường, công ty đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu “đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới”,huân chương lao động hạng nhất, huân chương độc lập hạng nhì. Công ty đảm bảo cho 2.330 CBCNV và lực lượng xe máy thiết bị , đã nâng cao vị thế của tổng công ty trên thị trường trong nước và khu vực

Công tác quản lý dự án tại công ty được thực hiện tương đối khoa học, đồng bộ , hoàn chỉnh, quy trình quản lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khối lượng công việc của dự án, đồng thời huy động tối đa nguồn nhân lực, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000: 2001 và thực hiện ngiêm túc tiêu chuẩn này cho các dự án mang lại những dự án có chất lượng cao dựa trên một nền tảng kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng , cải tạo nâng cấp các trạm biến áp. Bên cạnh đó có đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn vững vàng, và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại…các dự án do công ty thực hiện luôn đảm bảo kỹ thuật , tiêu chuẩn chất lượng, chi phí , tiến độ đáp ứng yêu cầu của cấp trên giao cho

Quy trình quản lý kĩ thuật chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 được áp dụng trong toàn bộ tổng công ty đã nâng cao được chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của công ty

Các điều kiện về cơ sở vật chất , nhân lực , trí tuệ con người ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mới

Có một quy trình trình tự thực hiện dự án rất chi tiết và rõ ràng Giai đoạn 2002-2007:

Công tác quản lý dự án trong giai đoạn này đã minh chứng được vai trò của mình thông qua thời hạn hoàn thành và chất lượng hoạt động của các dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng.Quy trình quản lý dự án ngày càng hoàn thiện thì các dự

án do công ty quản lý ngày càng hiệu quả, góp phàn không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Ví dụ như: cải tạo nhà điều điều khiển 110kV trạm 220kV mai động, nhà điều hành sản xuất công ty TTĐI tại hàng Bún, xây dựng hệ thống scada, Mở rộng ngăn lộ 179 trạm 220kV Ninh Bình cung cấp điện cho nhà máy xi măng VINAKASAI …các dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho công ty và tổng công ty

Công tác quản lý các dự án đấu tư cũng đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu sản xuất đã đề ra

Nâng công suất trạm 220kV Thái Nguyên và lắp đặt tụ bù: Công ty đã thực hiện xong giai đoạn 1 theo đúng tiến độ đề ra.Thay thế 02 MBA 220kV-250MVA. Hiện đang triển khai thực hiện tiếp phần thi công của giai đoạn 2 và 3, tiến độ đã bị chậm so với yêu cầu do tính phức tạp của đề án, phải tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi,đang trình tập đoàn phê duyệt kết quả.

Chống quá tải trạm 220kV Vĩnh Yên: Đã lắp thêm một MBA 220kV-125MVA và thiết bị giai đoạn 1 từ tháng 11 năm 2007, nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn và chống quá tải khu vực Tây Bắc. Giai đoạn 2 đang tổ chức đấu thầu mua sắm thiết

Một phần của tài liệu Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w