CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ.
2.1.2.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty.
Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp xây dựng nên sản phẩm của nó là các công trình. Trên thị trường sản phẩm xây lắp, số người tham gia mua bán thường lớn. Cuộc mua bán diễn ra trực tiếp giữa các chủ đầu tư, các nhà tư vấn và các đơn vị tham gia tranh thầu. Do đó cạnh tranh trên thị trường này
chỉ diễn ra mạnh trong giai đoạn tiếp thị công trình và đấu thầu. Khi hợp đồng đã được ký và thủ tục nhận thầu diễn ra thì cạnh tranh cũng kết thúc. Các nhà đầu tư đầu tư giữ vai trò quyết định giá. Bên cạnh đó thì công ty phải ứng trước tiền để tiến hành thi công. Như vậy thì sẽ rất bất lợi cho Công ty vì khi phải ứng tiền thì Công ty sẽ phải chấp nhận rủi ro, phải trả lãi ngân hàng và có thể gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn. Sở dĩ như vậy là vì Công ty thường tham gia các công trình có quy mô vừa ( dưới 15 tỷ đồng ), mà ở khúc thì trường này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, trong khi đó thị phần của Công ty nhỏ hơn nhiều so với các đối thủ cạnh chủ yếu như Công ty xây dựng số 3, Công ty xây dựng 655 – BQP, Công ty xây dựng số 2. Ngoài ra, Công ty Tây Hồ còn yếu hơn các đối thủ cạnh tranh cả về tiềm lực tài chính. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty được thành lập chưa lâu và đang từng bước đi lên để khẳng định mình.
Tuy nhiên, Công ty vẫn có những lợi thế vốn có, vì là doanh nghiệp quân đội nên Công ty Tây Hồ luôn có thị trường truyền thống là các công trình của quân đội. Nhưng Công ty lại hạn chế trong việc tiếp cận thị trường xây lắp dân dụng, có thể là do doanh nghiệp chưa tiếp cận ngay được với cơ chế thị trường. Thị trường xây dựng đang ngày càng cạnh trạnh khốc liệt vì thời mở cửa nên rất nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn nhảy vào Việt Nam làm ăn, trong khi Công ty đang dần phải độc lập về tài chính, sẽ dần không còn sự bảo trợ của nhà nước. Trước tình hình này Công ty đang nỗ lực hơn nữa để tăng khả năng cạnh tranh cũng như tiềm lực kinh tế