Phương pháp và thời hạn thẩm định dự án đầutư chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình (Trang 25 - 26)

Phương pháp thẩm định dự án là cách thức thẩm định dự án nhằm đạt được các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án.

Phương pháp thẩm định tại chi nhánh sẽ tiến hành kết hợp cả 4 phương pháp thẩm định sau tùy theo đặc điểm của từng dự án cụ thể.

Thời hạn thẩm định được tính kể từ thời điểm chi nhánh nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định đến khi nhận được văn bản trả lởi của chủ đầu tư.

- Đối với dự án nhóm A: không quá 25 ngày làm việc - Các dự án khác không quá 20 ngày làm việc.

- Thẩm định theo trình tự

- Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu

1.3.5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Theo phương pháp này việc thẩm định được tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau

a. Thẩm định tổng quát

Dựa vào các chỉ tiêu cần thẩm định để xem xét tổng quát, phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ tầm quan trọng, quy mô của dự án.

Thẩm định tổng quát ít khi phát hiện ra các vấn đề cần bác bỏ đa số chỉ phát hiện ra sai sót sau khi thẩm định chi tiết.

Tuy nhiên ngoài việc hình dung khái quát dự án, thẩm định khái quát còn cho phép đưa ra những nhận định tổng quát về dự án, sự đánh giá sau khi đối chiếu từng vấn đề riêng biệt. Kết quả này thường có được khi thực hiện các bước thẩm định chi tiết.

b. Thẩm định chi tiết

Là thẩm định đi sâu vào từng nội dung của dự án. Trong từng nội dung của thẩm định đều có những ý kiến nhận xét, kết luận đồng ý hay bác bỏ, về chấp nhận hay sửa đổi.

Khi tiến hành thẩm định chi tiết cần tiến hành các nội dung cụ thể sau; 1. Mục tiêu của dự án

2. Các công cụ tính toán: các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, định mức kinh tế - kĩ thuật, và các phương pháp tính toán. Nội dung này thể hiện ở các phần tính toán để có các con số, chỉ tiêu cụ thể

3. Khối lượng công việc, chi phí và sản phẩm của dự án 4. Nguồn vốn và số lượng vốn

5. Hiệu quả của dự án cả về mặt tài chính cũng như kinh tế- xã hội 6. Kế hoạch tiến độ và tổ chức triển khai dự án

Thẩm định chi tiết các nội dung theo tình tự sau: Thẩm định (1+2+5) nếu hợp lý hoặc chỉ phải sửa chữa nhỏ thì tiếp tục thẩm định (3+4) , ngược lại có thể bác bỏ dự án. Khi thẩm định (3+4) nếu thấy hợp lý hoặc sai sót nhỏ thì tiếp tục thẩm định (6), ngược lại có thể bác bỏ không cần thẩm định (6).

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w