Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường CuBa của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội (Trang 47 - 49)

* Cơ sở đề xuất giải pháp

Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa. Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần phải nghiên cứu bởi vì muốn tiêu thụ đạt hiệu quả cao thì cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường có chính xác mới giúp cho Công ty có những quyết định đúng đắn về kế hoạch sản xuất, chiến lược phát triển sản phẩm, chính sách tiêu thụ. Chính vì vậy mà đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong công ty là điều cần thiết và quan trọng.

* Nội dung của giải pháp

tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, về công tác nghiên cứu cầu:

- Thị trường nghiên cứu: Công ty cần tiến hành nghiên cứu cầu về các loại gạo ở từng thời điểm, từng khu vực thị trường, nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện không chỉ ở thủ đô mà còn mở rộng ở các vùng ngoại ô và phụ cận của Cu Ba. Bên cạnh việc duy trì, củng cố thị trường truyền thống với sản phẩm gạo chất lượng thấp là việc phát triển thị trường mới đi vào thị trường gạo cao cấp. Vì cùng một sản lượng gạo nhưng nếu bán được loại cao cấp thì giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp.

- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của khách hàng: giá cả, chất lượng…

- Phương pháp nghiên cứu: Công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

- Cách thức tổ chức: Cần lập ra một danh sách các khách hàng, phân vùng thị trường theo khu vực địa lý. Sử dụng bảng hỏi thăm dò ý kiến khách hàng.

Thứ hai, về công tác nghiên cứu cung:

Nếu chỉ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thôi chưa đủ, hiểu được đối thủ cạnh tranh mới quan trọng để có thể lập kế hoạch tiêu thụ hiệu quả. Do vậy, trước mắt công ty phải tăng cường nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo trong nước. Phải xem xét và so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ khách hàng, kênh phân phối, chính sách khuyến mại để tìm ra ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh mà đưa ra chính sách phù hợp. Không chỉ có thế các đối thủ

cạnh tranh trên thị trường quốc tế đến từ Thái Lan hay Ấn Độ cũng là những đối tượng cần phải nghiên cứu.

Thứ ba, về nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ

Phải chỉ rõ ưu nhược điểm của từng kênh tiêu thụ của Công ty, đối thủ cạnh tranh, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả tiêu thụ của từng kênh.

* Điều kiện áp dụng

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu thị trường, Công ty cần: - Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường về vốn, thời gian và công sức. - Thành lập bộ phận marketing gồm những người năng động, nhiệt tình có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao.

* Hiệu quả đạt được

Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, Công ty sẽ đạt được các kết quả sau:

- Đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng.

- Biết được thị hiếu, dung lượng của thị trường, biết được khu vực nào là thế mạnh, khu vực nào có khả năng thâm nhập và mở rộng.

- Xây dựng chính xác kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ đối với từng vùng, từng thời điểm để khắc phục được tình trạng thừa hàng, thiếu hàng.

- Xử lý nhanh nhạy trước những biến động của thị trường, của đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường CuBa của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w