TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2008-2010
1.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG TRONG THỜI GIAN TỚI CHIẾN THẮNG TRONG THỜI GIAN TỚI
1.1. Dự báo về môi trường thế giới ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam Nam
Sau WTO, ngành dệt may sẽ tránh được mối lo về hạn ngạch xuất khẩu nhưng lại phải đối mặt với những khó khăn lớn. Đó là sự cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt là mảng phân phối. Hiện nay ở Việt Nam, các cửa hàng nhỏ chiếm tới 70%, còn các cửa hàng tự chọn của các công ty bán lẻ chưa phát triển. Sau khi vào WTO sẽ có nhiều công ty bán lẻ nước ngoài nhảy vào và cạnh tranh trong cùng một sân chơi. Khi đó, sức ép về giá đối với sản phẩm dệt may Việt Nam là rất lớn. Nếu không tính toán tốt chi phí sản xuất đầu vào, sản phẩm giá cao, chúng ta không thể cạnh tranh và việc bị loại khỏi cuộc chơi là khó tránh khỏi.
Đối với thị trường quan trọng của dệt may Việt Nam là Mỹ, từ năm 2004– 2007, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đã chậm lại, hầu như chỉ dừng ở mức 10% . Riêng 9 tháng năm 2005, mức tăng trưởng bị âm (-). Vì vậy, khi gia nhập WTO, nếu chúng ta không có một chiến lược tốt thì tình hình sẽ khó được cải thiện.
Lý do Dệt may Việt Nam khó tạo được làn sóng tăng trưởng xuất khẩu ồ ạt vào Mỹ như của Trung Quốc xuất phát từ nội tại sản xuất của Dệt may Việt Nam từ nhiều năm qua: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc, trong khi đó, có 80% hàng dệt may phải nhập khẩu. Đặc biệt, ngành dệt may cũng bị
ảnh hưởng nặng nề hơn khi hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa mất dần và vòng tay “bao cấp” hỗ trợ của Nhà nước không còn nữa. Hết ưu đãi cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào ngành dệt nhuộm sẽ bị giảm đi rất nhiều, do đó, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều vải nguyên liệu hơn. Như vậy, mục tiêu nội địa hoá khó thành hiện thực.
Có một câu hỏi luôn làm đau đầu các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Dệt may Việt Nam là: Tại sao hàng dệt may Trung Quốc có giá rẻ không chỉ tràn ngập thị trường Mỹ, EU mà còn loang rộng cả các châu lục? Lý do thật đơn giản vì Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên liệu, bông họ trồng được; hoá chất nhuộm và thiết bị sản xuất họ cũng tự túc được. Những thuận lợi đó của Trung Quốc cũng là những điểm yếu của Việt Nam. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 90% nguyên liệu bông, 100% hoá chất nhuộm và thiết bị cho ngành dệt.
Có thể nói, đối thủ lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam cũng như của công ty cổ phần may Chiến Thắng tại thị trường Mỹ vẫn là Trung Quốc. Hiện nay, dệt may của ta không thể cạnh tranh nổi với dệt may Trung Quốc. Minh chứng là trong 9 tháng đầu năm 2005, khi Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch tại thị trường Mỹ, lập tức, dệt may Trung Quốc tăng trưởng tới 76%, còn chúng ta xuất khẩu âm vào thị trường này. Chỉ đến khi Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ (áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may của Trung Quốc đến năm 2008) thì xuất khẩu của Việt Nam mới tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ chiếm được 3,2% thị phần dệt may Mỹ. Như vậy, khi Trung Quốc được bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch vào năm 2008, nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam chuẩn bị không tốt thì không những xuất khẩu vào Mỹ khó tăng, mà khả năng quay trở lại mức tăng trưởng âm cũng dễ trở thành hiện thực.
Thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp dệt may tìm hướng phát triển các mặt hàng cao cấp trong đó có công ty cổ phần may Chiến Thắng đây là một hướng đi rất đúng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nếu Dệt may Việt Nam
nghiệp nên tranh thủ và vận dụng thời gian Trung Quốc đang bị áp hạn ngạch để cải tiến công nghệ, mẫu mã, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.
1.2. Dự báo nhu cầu thế giới về hàng dệt may trong thời gian 2005-2010 2010
Do chủng loại rất phong phú nên khó có thể đưa ra những dự báo cụ thể nhất là dự báo cho từng mặt hàng. Vì vậy, dự báo cho ngành dệt may chỉ nhằm định hướng cho quan hệ cung cầu và xu thế vận động của giá cả.
Bảng 3.2.Bảng dự báo nhu cầu về hàng dệt may trên thế giới :
Năm Khối lượng
(triệu tấn)
Mức tiêu thụ bình quân (Kg/người)
2005 52,72 7,1
2010 70,00 9,2
( nguồn: phòng kế hoạch và phát triển thị trường)
Tuy nhiên căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng dân số thế giới có thể dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới tăng bình quân 2,5% và nhu cầu sợi cho năm 2000 là 46,8 triệu tấn thì năm 2010 sẽ vào khoảng 70 triệu tấn.
1.3. Chiến lược phát triển tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới thời gian tới
a. Những lý do mà các doanh nghiệp phải có một chiến lược phát triển
tăng tốc:
Thứ nhất là Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá. Đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA, tổ chức thương mại quốc tế WTO, ASEAN, APEC…ngành dệt may của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần may Chiến Thắng nói riêng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc…
Thứ hai là mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu từ 25% lên 45% năm 2005 và
85% năm 2010 để nâng cao giá trị xuất khẩu đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, lãnh đạo ngành công nghiệp có định hướng đưa dệt may thành ngành xuất khẩu số 1 vào những năm tới; trong khi đó các doanh nghiệp dệt may dù lớn của Việt Nam cũng không làm hết đơn hàng, giá nhân công ở các thành phố lớn ngày càng tăng; các địa phương khác trong cả nước lại có nguồn nhân lực dồi dào, đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển sản xuất.