KHÍ TIẾT KẺ SĨ

Một phần của tài liệu CON NGƯỜI NHÂN VĂN TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI QUA THƠ NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ NGUYỄN DU (Trang 114 - 151)

1. Nguyễn Trãi với lý tưởng cống hiến và tinh thần đại ẩn

Một trong những bản chất phi nhân văn nhất của xã hội phong kiến chính là chế độ khắc bạc đối với hiền tài, những người có tài năng siêu phàm thường chỉ được sử dụng vào mục đích củng cố ngai vàng mà ít khi được trọng dụng lâu dài. Thói “cất cung giết chó” là một thủ đoạn phổ biến của vua quan phong kiến đối xử với những bậc khai quốc công thần. Chính vì thế, những bậc trượng phu, những người đại trí, một mặt muốn hy sinh, cúc cung tận tụy, một mặt vẫn không thể đem cho hết tất cả tâm hồn mình, mà phải giữ nó lại. Họ phải thủ thế với vua chúa, triều đình. Xưa nay, trong lịch sử phong kiến của cả Trung Hoa lẫn Việt Nam đã có không ít bậc tiên nho lựa chọn cách xử thế “công thành thân thoái” như một con đường để bảo toàn danh tiết. Lịch sử vẫn còn ghi lại gương Phạm Lãi sau khi giúp Câu Tiễn giành lại đất nước thì lánh mình cùng người đẹp Tây Thi đi ngao du sơn thủy; Trương Lương bao năm phò tá Lưu Bang, nhưng khi Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, ngự trị toàn thiên hạ, thì ông đem ngay tấm thân ốm yếu của mình lên núi kiếm thuốc luyện đan, không màng đến việc nhận quan chức; Nghiêm Tử Lăng là bạn nối khố của Lưu Tú, nhưng sau khi giúp Lưu Tú trở thành vua Hán Quang Vũ, liền đổi ngay họ tên lên núi Phú Xuân câu cá, cày ruộng cho đến cuối đời…Ở Việt Nam, vẫn còn đó gương Chu Văn An sau khi dâng sớ xin chém 7 lộng thần có hại cho đất nước không được chấp thuận, ngay lập tức treo ấn từ quan trở về núi sống ẩn dật đến già…

Như vậy, chọn lối sống ẩn dật là cách ứng xử mà các nhà nho xưa vẫn thường áp dụng để bảo toàn khí tiết của mình sau khi đã lập được công danh hay khi bất mãn với chế độ.

Nguyễn Trãi cũng là nhà nho, những phép xử thế ở đời như trên ông đều được biết. Trong thơ, ông từng tỏ lòng “ngưỡng mộ phong thái thanh cao của người đời Hán ở đất Phú Xuân”, đồng thời cũng nói rất nhiều đến cái hứng trở về. Vậy trên thực tế, đi theo bước chân người xưa liệu có phải là lẽ sống mà ông hằng ấp ủ?

Đúng là trong thơ, Nguyễn Trãi luôn ca ngợi cuộc sống ẩn dật, bày tỏ khát khao được sống giữa thiên nhiên để hưởng cái thú “cày nhàn, câu vắng”. Suốt những năm tháng ở triều, tiếng gọi trở về vẫn không ngừng thôi thúc Ức Trai. Trong cùng một tâm hồn luôn hiện bóng hai chân trời, lòng thì như “hạc nội bay giữa bầu trời” mà chí lại quyết làm “con chim bằng

biển Bắc, cưỡi gió lên cao chín vạn dặm”. Niềm mong muốn “Bao giờ được làm nhà dưới

núi mây che; Múc nước suối pha trà gối đầu lên tảng đá mà ngủ”(Loạn hậu đáo Côn Sơn

cảm tác) đâu chỉ dấy lên một lần rồi thôi, mà đã trở thành một giấc mộng dài:

“Bồng Lai Nhược thủy yểu vô nha Tục cảnh đê hồi phát bán hoa Vân ngoại cố cư không huệ trướng Nguyệt trung thanh mộng nhiễu sơn gia Tâm như dã hạc phi thiên tế

Tích tự chinh hồng đạp tuyết sa Nham huyệt thê thân hà nhật thị ? Thiên môn hồi thủ ngũ vân xa”

(Non Bồng nước Nhược mịt mờ không bờ bến Cảnh tục quẩn quanh, tóc đã hoa râm một nửa Nơi ở cũ ngoài mây bỏ không trướng huệ

Giấc mộng thanh đêm trăng dạo quanh nhà trên núi Lòng như hạc nội bay giữa bầu trời

Dấu tựa chim hồng dẫm trên bãi tuyết

Ngày nào mới được về nương thân nơi hang đá? Quay đầu nhìn cửa trời năm thức mây đã xa)

(Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng)

Theo thời gian, khi soi mình vào gương, thấy tóc bạc trắng, biết là tuổi đã già, thảng thốt nhận ra “Cuộc đời giống như sau giấc mộng kê vàng; Tỉnh dậy muôn việc đều thành hư

không” (Ngẫu thành) thì giấc mơ trở về càng triền miên day dứt:

“Kính trung bạch phát giai nhân lão Thân ngoại phù danh mạn nhĩ lao Miễn tưởng cố viên tam kính cúc Mộng hồn dạ dạ thướng quy đao” (Tóc bạc trong gương cùng người già đi

Danh hão ngoài thân, mặc các người nhọc công theo đuổi Triền miên tưởng nhớ ba luống cúc nơi vườn cũ

Hồn mộng đêm đêm nơi chiếc thuyền trở về)

Và hình ảnh trong giấc mơ về một cuộc sống ẩn nhàn ngày càng hiện lên rõ mồn một: “Giai khách tương phùng nhật bão cầm

Cố sơn qui khứ hứng hà thâm

Hương phù ngõa đỉnh phong sinh thụ Nguyệt chiếu đài ki, trúc mãn lâm Tẩy tận trần tâm hoa ngoại mính Hoán hồi ngọ mộng chẩm biên cầm Nhật trường ẩn kỉ vong ngôn xứ Nhân dữ bạch vân thùy hữu tâm”

(Khách quý gặp nhau ngày ngày ôm đàn gãy Cái hứng trở về núi cũ sao mà sâu sắc thế

Mùi hương bốc ở đỉnh sành gió thối trên ngọn cây Ánh trăng soi xuống tảng đá phủ rêu, trúc đầy rừng Rửa sach lòng trần có ấm chè ngoài hoa

Gọi tỉnh giấc mộng trưa, sẵn tiếng chim bên gối Ngày dài ngồi tựa ghế quên cả nói năng

Người với mây núi ai mới là hữu tâm)

(Đề Trình xửsỉ Vân Oa đồ)

Nếu lòng không thật sự hướng đến cõi yên lặng, sẽ không thể nào có được những phút giây đạt đạo, mà ở đó con người chìm vào những khoảnh khắc “vô ngôn” thấm đẫm ý vị thiền.

Lòng đã hẹn thề với suối với rừng, vậy mà cứ lần lữa mãi khiến nhà thơ “luống hổ với

suối thẹn với rừng vì đã trái với lời nguyền xưa” (Đề Đông Sơn tự), bao nhiêu lần ông tự hối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thúc mình:

“Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ Lẩn thẩn làm chi áng mận đào”

(Mạn thuật, bài 13)

Người dẫu có lỗi hẹn nhưng “Viên hạc chăng hờn lại những thương”, “tùng trúc hãy còn” thì về đâu đã muộn, niềm day dứt đó có lúc cất lên thành nỗi chua xót đắng cay:

“Ta dư cửu bị nho quan ngộ Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân”

(Thương ta bấy lâu bị cái mũ nhà nho làm cho lầm lỡ Vốn ta là kẻ cày trong cảnh nhàn, câu ở nơi thanh vắng)

(Đề Từ Trọng Phủ canh ẩn đường)

Rõ ràng, được sống trong cảnh nhàn là một mơ ước thường trực của Nguyễn Trãi. Vậy tại sao ông không thể dứt áo ra về, tại sao vẫn nấn ná mãi nơi “tường đào ngõ mận” dẫu lòng ông không muốn? Tự trong thơ ông đã có câu trả lời:

“Nợ quân thân chưa báo được Hài hoa còn bợn dặm thanh vân”

(Ngôn chí, bài 11)

Như vậy, được sống trong cảnh nhàn hẳn là một mơ ước lớn, nhưng chưa phải là niềm tha thiết lớn nhất của Ức Trai. Lý tưởng sống của ông không gửi chỗ ẩn dật mà để nơi tinh thần nhập thế trọn vẹn. Quay về sống giữa thiên nhiên là một nhu cầu tinh thần, làm quan giúp đời là nhu cầu của ý chí, đó là hai mặt thống nhất trong tâm hồn Nguyễn Trãi – vừa yêu nước thương dân, vừa biết tìm vui trong cảnh vật thanh đạm, cao khiết để di dưỡng tinh thần. Dù trong thơ ông có thể hiện như thế nào thì ở Nguyễn Trãi, lý tưởng cống hiến và tinh thần đại dụng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Đó cũng chính là lý do mà ngay cả khi quay về sống giữa thiên nhiên, tâm hồn ông dẫu có được những phút giây thanh thản, nhưng lòng thì vẫn không nguôi quên việc đời, vẫn lắng nghe những tiếng động từ dưới chân núi:

“Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân Lẳng thẳng chia lìa lưới trần”

Thế nên chỉ cần nghe tiếng gọi của cuộc đời thực, dẫu như “con ngựa già” vẫn rong ruổi ra đi, đâu phải để cầu công danh phú quý bởi với ông “phú quý treo sương ngọn cỏ, Công

danh gửi kiến cành hòe”(Tự thán, bài 3), cuộc sống lấy nghèo làm vui “bữa ăn dầu có dưa

muối, Áo mặc nài chi gấm thêu”, ăn vận lấy từ cỏ cây, dẫu “áo bô” vẫn “quen cật vận xênh xang”, “hài cỏ” vẫn “đẹp chân đi đủng đỉnh” thì còn cần gì vật chất nữa đâu. Ông hăm hở quay trở lại chỉ vì nghĩ rằng mình lại có cơ hội được cống hiến cho nước cho dân, “tấm lòng son sắt như lửa lò luyện đan” lại có dịp được đốt cháy hết mình cho lý tưởng.

Như vậy, ở Nguyễn Trãi, được sống trong cảnh nhàn, giữa thiên nhiên thuần hậu là một nhu cầu tha thiết của tinh thần, nhưng xuất thế giúp đời lại là nhu cầu mãnh liệt của ý chí, hai vấn đề xuất xử này vẫn tồn tại thống nhất trong một con người. Nên nhà thơ từng

nói: “Mấy năm nay xuất và xử đại khái giống nhau” (Họa vần ông người làng); giống mà

khác, khác nhưng giống. Đây chính là tinh thần thông thoáng, rộng mở từ thời đại Lý – Trần thổi sang mà Nguyễn Trãi có lẽ là nhà nho cuối cùng còn đón nhận được một cách trọn vẹn. Dưới thời Lý – Trần, khi tam giáo hội ngộ nhau dưới một mái nhà – đó là tinh thần dân tộc

Việt Nam, thì vấn đề xuất – xử đã được dung hòa và trở nên mềm mại hơn. Cái hành, cái tàng của Nho giáo có phần bị động và cứng nhắc thì có nhập mà xuất, xuất mà nhập của nhà Phật, nhà tiên bồi bổ thêm, và khi sự hội nhập phát triển lên một bước thì trong hành có tàng, trong tàng có hành, xuất thế nhưng vẫn nhập thế, nhập thế nhưng vẫn xuất thế. Giữ thăng bằng cho sự tình có vẻ trái ngược ấy là bản lĩnh của người Việt, bản lĩnh vững chắc mà thanh cao, yêu nước thương dân là trên hết, rồi ở bên cạnh làm phật làm tiên cũng hay. Làm phật làm tiên cũng tốt, nhưng trước hết phải yêu thương dân đã. Chính quan niệm “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo” đó của vua quan và cả thiền sư thời Lý – Trần đã thổi vào Nguyễn Trãi và được nâng lên thành tinh thần “đại ẩn” mang tầm cao chót vót của tư tưởng nhân văn Việt Nam.

Đúng là trên thực tế đã có lúc bất đắc dĩ, Nguyễn Trãi phải chọn con đường qui ẩn, song bản lĩnh của ông trong việc giữ tròn khí tiết kẻ sĩ đâu chỉ thể hiện ở chỗ quay về, mà còn ở tinh thần đại ẩn – ẩn cả, tức ẩn ngay giữa thị triều, ở giữa triều đình và chợ búa, thể hiện qua cách sống của ông ngay chốn quan trường. Người xưa có nói: “Tiểu ẩn ẩn lăng tẩu, Đại ẩn ẩn triều thị” – (Kẻ ở ẩn nhỏ thì ẩn nơi gò đền, Kẻ ở ẩn lớn thì ẩn ngay giữa triều đình thành thị). Nguyễn Trãi chính là “kẻ ở ẩn lớn” đó, ông cũng quan niệm:

“Ta nẻo ở đâu vui thú đấy Người xưa ẩn cả lọ lâm tuyền”

(Tự thán, bài 33)

“Ẩn cả lo chi thành thị nữa Nào đâu là chẳng đất nhà quan”

(Ngôn chí, bài 16)

Sự ở hay về, xuất hay xử đâu phải thể hiện nơi chỗ ở mà nằm ngay chính trong tâm hồn. Một khi tâm hồn sáng trong như tuyết, vững vàng như đá, chính trực như trúc, cốt cách như mai thì vấn đề sống ở đâu chẳng còn quan trọng nữa. Chẳng phải vì thế mà Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn cùng thời với Nguyễn Trãi đã phát hiện ra Ức Trai tiên sinh ngồi làm việc có dáng thanh cao như một ông tiên trong lầu ngọc:

“Hoàng các thanh phong ngọc thự tiên Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền”

(Trông ông ngồi trong gác vàng, phong cách thanh cao như một vị tiên trong lầu ngọc Có tài sửa sang việc thiên hạ và làm vẻ vang

cho nước nhà, từ xưa chưa có ai được như thế)

(Nguyễn Mộng Tuân tặng Gián Nghị đại phu Nguyễn Công)

Nhưng “Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió thời đại...” (Phạm Văn Đồng). Vì thế

trong thơ, đôi khi đâu đó ta bắt gặp ý vị phảng phất đạo gia trong một vài câu thơ kiểu như: “Thị xứ chân kham dung ngã ẩn

Sơn trung hoàn hữu cựu sa phù” (Chốn ấy thực đáng cho ta ẩn

Trong núi có còn đơn sa cũ (để luyện đơn) chăng)

(Đề đền Bảo Phúc)

Lại có khi ta thấy thi nhân tâm sự với người bạn nhà sư thật tâm đầu ý hợp, không những thế còn bàn hẹn nhau về việc trút bỏ sự đời để được cùng nhau thả lòng nghe suối chảy ở Côn Sơn:

“Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã Lâm kì ngã diệc thượng thừa thiền” (Già rồi nói cuồng đừng lạ ta

Từ biệt nhau rồi thì ta cũng sẽ tu đạo thượng thừa) ”

(Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn)

Đó chẳng qua cũng là một cách nói, vì trên thực tế đâu phải lên núi mới thành tiên, lên chùa mới thành phật, Nguyễn Trãi không tu thành tiên, thành phật, ông chỉ muốn ở lại giữa cuộc đời, chí để ở sự cống hiến, tâm hồn để ở thiên nhiên. Bởi bản thân tâm hồn ông đã sáng tựa tiên phật, khi thân không còn vướng vào cái lụy công danh thì trở nên nhẹ bẫng như mây khói, lòng đạt đến bụt, khỏi phải nhọc công kiếm tìm:

“Thân đà hết lụy thân nên nhẹ Bụt ấy là lòng bụt há cầu”

(Mạn thuật, bài 8)

“Lo chi tiên bụt nhọc tầm phương Được thú an nhàn ngày tháng trường Song có hoa mai đìa có nguyệt Án còn phiến sách triện còn hương”

Và đó phải chăng là “cái thú này ” mà ông luôn khẳng định nhiều lần trong thơ, thú vui riêng để dưỡng thân, không trùng lặp, không khuôn mẫu, tự mình ông biết, tự mình ông khen mặc cho người đời có khen chê, thắc mắc:

“Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi Ông này đã có thú ông này”

(Mạn thuật, bài 6)

“Ai hay ai chẳng hai thì chớ Bui một ta khen ta hữu tình”

(Tự thán, bài 14)

Cái thú đó dù không phải bụt cũng chẳng phải tiên nhưng vẫn rất thanh cao, chẳng vướng bụi trần như lời Ức Trai miêu tả “ chẳng bụt chẳng tiên ắt chẳng phàm ”.

Với một bản lĩnh sống cứng cỏi, một quan niệm sống thanh thoát, cao vòi vọi đó, Nguyễn Trãi đã đứng lên trên những thói tục tầm thường:

“Phú quý chẳng tham thanh tựa nước Lòng nào vạy vọ hơi hơi”

(Ngôn chí, bài 21)

Đó cũng chính là bản lĩnh của một loài hoa, biểu tượng cho tâm hồn thanh cao của người Việt, dẫu phải sống giữa đầm lầy vẫn vươn lên tỏa ngát hương thơm:

“Thế sự dầu ai buộc bện Sen nào có lấm trong bùn”

(Thuật hứng, bài 25)

Thế sự thời Nguyễn Trãi cũng không ít nhiễu nhương, oan trái, lòng người thâm hiểm, quanh co đến nỗi có lúc ông phải thốt lên “ngoài chưng mọi việc đều thông hết; Bui một

lòng người cực hiểm thay” (Mạn thuật, bài 4), và bản thân ông cũng đã từng là nạn nhân của

“lòng người cực hiểm” đó. Song hoàn cảnh sống đó vẫn không thể làm hoen ố được tâm hồn sạch như băng của Nguyễn Trãi. Từ trong suy nghĩ, ông luôn dặn lòng “Lưng khôn uốn lộc nên từ”, “Lời chẳng phải vưỡn không nghe”, nhân cách của nhà nho Nguyễn Trãi cứ thẳng đứng mà hướng lên bầu trời như tre, như trúc không có bụi trần nào có thể lọt qua được.

Quan niệm dưỡng thân của Ức Trai trước sau như một – “Phú quý lòng hơn phú quý danh”, thế nên chỗ ở của quan lại giống nhà chùa chỉ vì tấm lòng muốn trong veo sự thế:

“Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh Cảnh tựa chùa chiền lòng tựa thầy” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Thuật hứng, bài 6)

Cụ thể hơn, nơi ngoại vi thành Thăng Long, “dinh thự” của quan đầu triều chỉ là một căn lều, “tọa lạc” trong một khuôn viên nhỏ bé đến nỗi “ao bởi hẹp hòi khôn thả cá”, nhưng có hề gì khi tâm hồn thi nhân được tự tại, an nhiên và được sống theo cách mình mong muốn:

“Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải Góc thành Nam lều một gian”

(Thủ vĩ ngâm)

Dường như triều quan và chỗ ở chẳng dính dáng gì đến nhau, sống giữa phồn hoa với bao cám dỗ, tâm hồn ông vẫn cứ sạch trong như tuyết trên đỉnh núi, điểm tựa cho bản lĩnh đó chính là phẩm chất liêm khiết, không mảy may tơ hào đến phú quý vinh hoa.

Lý tưởng cống hiến và tâm hồn vui thú đạt đạo vẫn cứ sống hòa thuận trong con người Ức Trai. Sau buổi chầu, bước vào nhà là cõi tục đã bỏ lại phía ngoài khu vườn có trúc và đá, lòng lại được thanh lọc và ngời sáng lạ lùng:

Một phần của tài liệu CON NGƯỜI NHÂN VĂN TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI QUA THƠ NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ NGUYỄN DU (Trang 114 - 151)