- Thạch Lam) là con người của thế giới nội tâm, cảm giác tinh tế của cuộc sống bình thường mà nên thơ Huấn Cao (Chữ người tử tù), Nguyễn (Nhà Nguyễn), Bạch
NHỮNG MẪU NGƯỜI ĐA TÍNH CÁCH
Nhân vật văn học không chỉ thể hiện hình ảnh, tâm tư của con người thời đại, quan niệm về con người, mà còn phản ánh khuôn mặt của giai đoạn lịch sử, đời sống thực của xã hội, những nguyên nhân sâu xa của mọi biến chuyển trọng đại trong đời sống… Một trong những loại nhân vật mà nhà văn quan tâm, khám phá là người trí thức văn nghệ sĩ. Với tâm hồn nhạy cảm vốn có, nhà văn phát hiện ở loại nhân vật này những khả năng to lớn để họ dễ dàng thể hiện tâm tư, tình cảm, suy nghĩ,… về cuộc sống. Họ tìm được mối đồng cảm sâu xa, gần gũi, mật thiết với nhân vật. Nhân vật, một mặt nào đó, là sự hóa thân của tác giả, thể hiện tư tưởng, quan niệm,… của tác giả về cuộc đời và con người. Tư tưởng, quan niệm, suy nghĩ, tình cảm,… của tác giả có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng và hình thành nhân vật, tạo cho nhân vật một tính cách nhất định, một nội tâm nhất định.
Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong tác phẩm phản ánh và thể hiện đời sống, tính cách, tâm hồn, thế giới nội tâm,… của người trí thức ngoài cuộc đời thực. Việc soi sáng mọi chiều kích của nhân vật, đồng nghĩa với việc soi sáng chân dung và tâm tư của người trí thức trong mối quan hệđa chiều với hoàn cảnh xã hội, với thế giới và con người xung quanh. Từ nhân vật, tác giả có thể gửi gắm hoặc phát ngôn cho những niệm tín riêng của mình.
Theo đó, hình tượng người trí thức hiện lên trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam hiện đại không đơn giản, một chiều.
Đó thực sự là những mẫu người đa tính cách: những mẫu người hội đủ cả vinh quang và cay đắng, kiêu hãnh và mặc cảm, như nguyên mẫu của chính mình trong cuộc đời.
Tùy theo từng chặng đường văn học, không khí thời đại ở mỗi chặng đường và tùy thuộc vào cái nhìn nghệ thuật (tư duy sử thi hay tư duy tiểu thuyết), mà hình tượng người trí thức được thể hiện nghiêng về vinh quang hay cay đắng, kiêu hãnh hoặc mặc cảm.
2.1. Những mẫu người lấy vinh quang, kiêu hãnh nhấn chìm cay đắng, mặc cảm qua cái nhìn sử thi của văn xuôi Việt Nam hiện đại (1945 - 1975)