2. Tác động ngược lại của tăng trưởng & phát triển kinh tế đến đầu tư 1 Tăng trưởng & phát triển kinh tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư
2.3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển
công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển
Bảng 9: Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước
Đơn vị : %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Chi đầu tư phát triển
27,1 9 31,00 30,51 32,91 30,87 30,15 28,68 Trong đó: Chi XDCB 24,0 6 27,85 27,49 30,04 28,83 27,73 26,32
Nguồn : Niên giám thống kê 2007
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao chiến lược và chính sách phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong đó khoa học và công nghệ là nền tảng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thụât, xây dựng các khu công nghệ cao là một trong những giải pháp đột phá, nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của Quốc gia, góp phần nhanh chóng đưa Việt Nam hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu hoá đầy thách thức hiện nay.
Theo ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, báo cáo ghi lại những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam. Theo đó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Theo đánh giá của WB, nhờ sự đầu tư này mà mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với năm 1990. Chất lượng các con đường cũng cải thiện rõ rệt. Tất cả các khu vực đô thị và 88% các hộ gia đình nông thôn có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số năm 1993 lên đến 49% dân số năm 2002, và trong cùng khoảng thời gian, số người có hố xí vệ sinh tăng từ 10% lến 25% dân số…
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý có những thách thức mới đang nổi lên cần có một chiến lược cơ sở hạ tầng thay đổi. Đó là việc vai trò của các nhà tài trợ quốc tế rất lớn với gần 40% tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Khi Việt Nam giàu mạnh hơn, hỗ trợ từ các nhà tài trợ sẽ giảm và việc tìm kiếm nguồn tài chính thay thế là rất cần thiết. Thách thức nữa là mỗi năm có khoảng một triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố của Việt Nam. Do đó, cần phải nâng cao việc quản lý và lập kế hoạch đô thị. Đặc biệt cần phải kiểm soát tốt hơn những nhu cầu xây dựng nhà ở không theo qui hoạch và cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản trước khi tiến hành xây dựng. WB cũng cảnh báo Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách điều hành, giải quyết vấn đề động cơ doanh nghiệp và tham nhũng. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa những người có thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất lại tăng lên cũng là vấn đề. Vì vậy cần tập trung nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ cho cơ sở hạ tầng để mang lại lợi ích cho những người dân nghèo nhất.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là xây dựng giao thông, thực hiện “ giao thông đi trước một bước”. Có hệ thống giao thông đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cộng đồng dân cư vùng nghèo nông thông miền núi với dân cư vùng thành thị. Từ đó cũng tạo điều kiện dễ dàng cung cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc đối với dân cư vùng nghèo, vùng khó khăn. Tiếp theo việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông là đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng quan trọng khác như: cơ sở y tế khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục dạy nghề; hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất cho cộng đồng dân cư các vùng nghèo.