Từ nguồn vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ đồng để mở rộng sản xuất công ty đã không ngừng khai thác các nguồn vốn từ bên ngoài. Công ty đã tiến hành cổ phần hóa. Đây là một trong những cách huy động vốn rất có hiệu qủa không những giúp cho doanh nghiệp tăng nguồn vốn mở rộng sản xuất mà còn thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động và lúc này quyền lợi của họ gắn chặt với công ty hơn bao giờ hết. Nhờ những nổ lực lớn của công ty nên hiện nay tổng nguồn vốn đã lên tới hơn 100 tỷ đồng. Đây sẽ là điều kiện để công ty có thể đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhằm tăng năng suất cũng như hiệu quả kinh doanh.
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG MAY CHIẾN THẮNG
4.1. Ưu điểm
Qua việc phân tích hoạt động xúc tiến bán sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng nói trên chúng ta thấy công ty đã đạt một số thành công:
− Công ty đã thực hiện được hoạt động xúc tiến bán sản phẩm may mặc của công ty khá hoàn chỉnh.
việc đa dạng hoá sản phẩm và chú trọng đến sản phẩm mũi nhọn chủ lực của công ty trong việc tiến ra thị trường quốc tế. Đặc biệt là phương thức kinh doanh FOB khá hiệu quả.
− Hoạt động quảng cáo và khuyếch trương cũng được quan tâm bằng việc tham gia vào các hội chợ triễn lãm quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm và nâng cao chất lượng và hình ảnh của công ty.
4.2. Tồn tại
Qua việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, có những hạn chế sau:
−Thứ nhất là về hoạt động quảng cáo và khuyếch của công ty là thực sự chưa xứng đáng với tiềm năng của công ty. Hoạt động này diễn ra chủ yếu và thiếu đồng bộ. Các kênh quảng cáo và truyền thông hữu hiệu là công ty chưa sử dụng được tốt như tivi, quảng cáo trên mạng, tham gia các hội chợ quốc tế lớn trong khu vực và thế giới và còn nhiều hạn chế. Do đó làm giảm khả năng quảng bá và giới thiệu sản phẩm tới công chúng tiêu dùng quốc tế.
− Thứ hai là việc đưa ra sản phẩm của công ty đến công chúng còn rất hạn chế do chủ yếu là hàng gia công nên việc thực hiện cho phát triển sản phẩm mới và hình ảnh là mờ nhạt.
− Thứ ba là về vấn đề xúc tiến bán chưa hoàn thiện. Công ty ít có những đợt khuyến mại sản phẩm, điều này chủ yếu cũng là do chủ yếu là hàng gia công nên việc thực hiện xúc tiến còn rất hạn chế.
− Thứ tư là công ty chưa thực sự có một thương hiệu thật hiệu quả cho mình, hình ảnh thương hiệu của công ty trong tâm trí người tiêu dùng còn mờ nhạt. Điều này đòi hỏi công ty phải nổ lực hơn nữa trong việc xây dựng va bảo vệ thương hiệu của mình.
− Thứ năm là về kênh phương thức xuất khẩu của công ty là chú trọng vào phương thức gia công quốc tế, công ty cần dần dần giảm tỷ trọng của phương thức này đồng thời nâng cao phương thức xuất khẩu trực tiếp.
4.3. Nguyên nhân tồn tại
a. Nguyên nhân khách quan:
Đây là những nguyên nhân có tác dụng không chỉ tới hoạt động kinh doanh mà còn có tác động tới tất cả các công ty kinh doanh trên thế giới đặc biệt là các công ty kinh doanh quốc tế. Những nguyên nhân này là khó kiểm soát được, mà các công ty khó có thể tìm cách là làm sao để hạn chế tối thiểu rủi ro khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế. Trong đó sự can thiệp của cả cộng đồng quốc tế, của các hiệp hội là có phần giảm bớt những khó khăn này cho công ty. Những nguyên nhân này bao gồm: − Thứ nhất: Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và phức tạp, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị: nạn khủng bố chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tôn…là có tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh quốc tế.
− Thứ hai là xu thế hiện nay là toàn cầu hóa, quốc tế hoá khu vực trên thế giới là phổ biến, nhiều khu vực kinh tế thế giới đã và đang hình thành ngày một nhiều, chẳng hạn như các tổ chức và khu vực thế giới như: WTO, EU, ASEAN, AFTA, OPEC…Chính những xu thế này ngoài những thuận lợi đem lại cho công ty kinh doanh quốc tế thì chúng còn hàm chứa không ít những rủi ro giữa các doanh nghiệp, các quốc gia mà còn là giữa các khu vực kinh tế.
− Thứ ba là Trung Quốc, một quốc gia giàu tiềm năng đã gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế thế giới WTO, đây là đối thủ cạnh tranh lớn đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Sản phẩm của Trung Quốc nổi tiếng là rẻ và đẹp, nay lại còn được hưởng ưu đãi trong WTO. Điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ riêng gì với các công ty kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực dệt may như Công ty cổ phần may Chiến Thắng.
Trên đây là những nguyên nhân khách quan có tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Những tác động này là tiêu cực, nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty không thể tự mình
mình, mà ở đây phải nhờ vào sự giúp đỡ từ tầm vĩ mô của Nhà nước, các tổ chức và các hiệp hội trong nước. Ngoài những nguyên nhân trên đây thì nguyên nhân nội tại trong chính công ty cổ phần may Chiến Thắng cũng góp phần không nhỏ làm giảm hiệu quả kinh doanh quốc tế của công ty, đó là những nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân nằm trong tầm kiểm soát của công ty.
b. Nguyên nhân chủ quan:
− Thứ nhất là ngân sách đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty là còn thiếu, đồng thời công ty chưa tổ chức được bộ phận Marketing riêng biệt hoạt động thật hiệu quả để thúc đẩy nâng cao hoạt động xuất khẩu của mình. Từ đó các hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường quốc tế là khó khăn, việc thu thập thông tin thị trường, nắm bắt diễn biến thời cơ cơ hội của thị trường của công ty là hạn chế. Chính vì thế mà đây có thể là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những tồn tại của công ty trên thị trường quốc tế.
− Thứ hai là vấn đề sản xuất của công ty là ở thế bị động, là phụ thuộc vào đối tác trong hoạt động hợp tác xuất khẩu. Điều này làm giảm khả năng tự chủ, tính sáng tạo ra sản phẩm mới. Trong đó đặc biệt là thương hiệu sản phẩm của chính công ty bị mờ nhạt, bị núp bóng dưới thương hiệu của bên đặt hàng gia công. Công ty cần gia tăng hoạt động xuất khẩu của mình là theo phương pháp xuất khẩu trực tiếp nhằm giành thế chủ động trong kinh doanh hơn.
− Thứ ba là nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó mà giá thành sản phẩm đầu ra là cao và hơn nữa là phụ thuộc rất lớn vào thị trường nguyên liệu nước ngoài.
− Thứ tư là việc đào tạo và bồi dưỡng của công ty là chưa thực sự chú trọng. Trong đó đặc biệt là các cán bộ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, cán bộ kỹ thuật đầu ngành, cán bộ chuyên viên Marketing quốc tế của công ty là cần phải có tầm nhìn sâu và đầu tư thích đáng.
− Thứ năm là khả năng giữ vững thị trường đã được công ty chiếm lĩnh là kém.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tồn tại của công ty cổ phần may Chiến Thắng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian qua trên thị trường quốc tế.