Tuổi trẻ dấn thân

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN LÝ LAN (Trang 63 - 71)

CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN LÝ LAN

2.1. Tuổi trẻ dấn thân

Thế hệ của Lý Lan, những người cầm bút trẻ viết văn từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đã để cả một phần cuộc đời thật và những cảm xúc sôi nổi của tuổi trẻ xây dựng đất nước trên trang văn của mình. Lý Lan cũng không là ngoại lệ. Nhà văn đã khắc họa chân dung những thanh niên trong công cuộc xây dựng miền Nam sau giải phóng sinh động và khá thuyết phục qua một số truyện ngắn như

Chàng ngh s, Nơi đó ch mt mình, Xóm nh, Hc viên đặc bit, Mt năm, Sau bui hp, Đêm sao, Cái tr mình đêm v sáng, C hát…

Sau giải phóng, miền Nam phải đối diện với một thực tế xã hội nghèo nàn và thiếu thốn mọi mặt do hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh và cơ chế kinh tế. Từ

thành phố cho đến nông thôn, đâu đâu cũng cần bàn tay xây dựng của con người. Hơn ai hết tuổi trẻ phải gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệđất nước. Biết bao thanh niên đã có mặt trên mọi mặt trận khác nhau từ trường học, bệnh viện, nhà máy cho đến công trường, nông trường và cả biên giới. Chúng ta có thể thấy rất rõ tâm thế khẳng định mình của thế hệ thanh niên thời hậu chiến trong truyện ngắn của các nhà văn trẻ.

Chân dung lớp trẻ sau hòa bình trong truyện ngắn Lý Lan hiện lên rõ nét ở

lòng nhiệt tình, hăng say với công việc; ở chất ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng khi tiếp nhận một tiếng gọi mà họ nghĩ là lý tưởng tốt đẹp của đời họ.

Trước hết, Lý Lan xây dựng thành công chân dung những người trẻ tuổi có ý thức đối với sự nghiệp chung của xã hội. Truyện ngắn đầu tay Chàng ngh sĩ của nhà văn viết về “tuổi trẻ chuyển động theo hướng cách mạng”. Nhân vật chính là một sinh viên Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm. Anh ta có dáng điệu nghệ

sĩ với“mấy lọn tóc cong cong phủ gáy và chùm tóc lòa xòa trên gọng kính trắng”

và một tâm hồn “say mê nghệ thuật”, luôn tâm niệm “hiến dâng cả cuộc đời cho nghệ thuật”. Anh đã từng khao khát sáng tạo được “tác phẩm vĩ đại về sự chung thủy và phản trắc, về tình yêu cực kì trong sáng của Mỵ Châu và nỗi dày vò, đau khổ, quay quắt của Trọng Thủy khi phản bội tình yêu tuyệt đối của nàng” và tác phẩm “Cành đào Thăng Long” miêu tả cảnh “Quang Trung vào thành, xác chết còn ngổn ngang, áo bào đen khói súng, thành quách đế đô và dân chúng hoan hô. Nhưng Quang Trung không màng, người chỉ chọn một cành đào đẹp nhất của đất Thăng Long để tặng Ngọc Hân công chúa”. Bởi anh quan niệm nghệ thuật tách rời với cuộc sống “không có chiến thắng oanh liệt phá tan hai mươi vạn quân Thanh”, cũng “không có cũng như không bao giờ có cuộc xâm lược của Triệu Đà trong tình yêu của Trọng Thủy Mỵ Châu. Cuộc chiến tranh xâm luợc hay chiến thắng quân xâm lăng, điều đó không liên quan đến nghệ thuật”. Do đó, anh cũng sống tách rời mình với xã hội. Anh chăm chỉ học tập, làm thơ, vẽ tranh và không ngừng nghĩ về

những tác phẩm cao siêu của mình, nhưng điều đơn giản nhất là anh chưa từng biết

đến một cái hố bom trong một đất nước mà bom rơi như mưa đằng đẵng bao nhiêu năm. Anh đã tâm sự với người bạn của mình “Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Hằng ngày bao nhiêu tấn bom giặc Mỹ trút xuống quê hương tôi. Mà nay tôi mới thấy một hố bom”. Khi tham gia tình nguyện phục vụ chiến đấu ở biên giới, anh đơn giản tự nhủ với lòng chỉ “để giải tỏa tâm hồn mình khỏi những tính toán vụn vặt của cuộc sống bon chen ở thành phố” mà chưa có một ý thức gì về cách mạng, về công cuộc xây dựng đất nước khi chiến tranh kết thúc. Bằng truyện ngắn này, Lý Lan đã làm bật lên sự biến đổi trong tâm hồn của người thanh niên này. Chính từ thâm nhập thực tế xã hội mà nhân vật đã hiểu ra được nhiều điều mới mẻ,

vốn là một nghệ sĩ sống giữa “tháp ngà” nghệ thuật của riêng mình, đã đến với đời sống lao động, rèn luyện của thanh niên thế hệ mới. Anh đã “khiêng đất”, “đốn cây”, “đào hầm”, “đắp công sự chiến đấu” ở biên giới Tây Nam trong suốt một tuần lễ lao động tay chân đầu tiên mà trước đây anh cho rằng đó là việc làm “phi nghệ thuật”. Anh đã ăn những bữa cơm độn, ngủ ở những căn nhà mà dấu tích chiến tranh mất mát còn lại khắp nơi, đã nghe kể về những người lính vừa ngã xuống vì gỡ bom mìn sau chiến tranh, những câu chuyện mất mát đau thương từ cái nền đất còn trơ trọi …để từđó, ngày trở lại giảng đường đại học, trong chàng nghệ

sĩ - sinh viên đã nảy nở những cảm xúc mãnh liệt về cuộc sống mới: “dân tộc mình

đã vẽ, suốt mấy ngàn năm trên giải đất này, một lịch sử và một non sông với muôn vàn màu sắc và những nét tuyệt vời. Vậy mà tôi chỉ mới nhìn thấy màu xanh và hố

bom. Nhưng từ chỗ nhìn thấy màu xanh và hố bom, tôi đã nhìn thấy nhiều hơn nữa…”. Như vậy, qua thực tiễn đời sống, chàng nghệ sĩđã bỏ lại phía sau những gì là ngày hôm qua, là quá khứ vô nghĩa để tiến đến có ý thức trách nhiệm cao của người thanh niên trong xã hội mới. Viết về họ, Lý Lan nói về sự chuyển đổi trong tâm hồn của mỗi con người. Do đó, câu chuyện về những người trẻ tuổi đang từng ngày hòa mình vào đời sống sau hòa bình không chỉ có ý nghĩa thời sự lúc đó mà còn có ý nghĩa lâu dài. Muốn xây dựng đất nước, mỗi người phải bước ra khỏi không gian chật hẹp của riêng mình và đôi khi phải biết xếp lại những riêng tây để

hòa vào đời sống chung.

Tuổi trẻ dấn thân vào công cuộc xây dựng đất nước sau hòa bình để làm chủ

cuộc đời mình và làm chủ xã hội còn được Lý Lan đề cập đến trong một số truyện ngắn khác như: Sau bui hp, Đêm sao, Cái tr mình đêm v sáng, C hát

Trong truyện Đêm sao, Lý Lan làm bật lên nhiệt tình khẳng định lý tưởng và cuộc sống con người hôm nay qua hình tượng những nhân vật đổi đời. Nhà văn viết về những chuyển đổi trong tâm hồn người thanh niên của thành phố nói riêng và miền Nam nói chung đối với cuộc sống mới. Những người trẻ đang ngồi với nhau trong một đêm đầy sao ở nông trường, chia sẻ với nhau về phần đời quá khứ

mình. Là một thanh niên trốn lính trong xưởng nhựa Vĩnh Thành với “làn da trắng bệch vì bảy trăm ngày chưa hề thấy ánh mặt trời, và bủng phồng lên do dị ứng với hóa chất khi nấu cao su”, sau đó, Vọng đã bị bắt lính do dám chống lại việc đánh ghen của vợ ông chủ trong xưởng. Từ quân trường và chiến trường trở về, Vọng trở

thành một tên lính “trong bộ áo lính phanh ngực có xâm cái đầu lâu và hai chữ

Hận Đời”. Sau ngày thống nhất, Vọng trở thành một tên cướp chuyên nghiệp có vũ

khí, sống ngoài vòng pháp luật, rồi đi cải tạo năm năm. Giờ đây, trong một đêm

đầy sao trên nông trường đang trong mùa lúa chín, Vọng và những người bạn đang nói lời cám ơn cuộc sống mới. Vì chỉ có ở đây, nơi nông trường vào mùa bội thu, những người thanh niên xung phong mới tìm thấy lại niềm tin và hy vọng “Có ngôi sao nổ tung ra, hoặc tắt đi, hoặc tiêu tan vì đã đốt hết chính mình để tỏa sáng. Nhưng lại có những ngôi sao được hình thành, được sinh ra và bắt đầu phát sáng”. Họ khép lại những chuỗi ngày quá khứđen tối như nhân vật Vọng đã có: “cái phần

đời cũ rất giống nhau của nhiều người; cuộc đời bị chà đạp xuống tận cùng đáy xã hội, hay bị hất ra rìa cuộc sống”. Chính ở nông trường và những ngày lao động gian khổ, họđược chia sẻ, cảm thông, được sống và lao động như những con người thực sự: “Bạn bè sẽ lắng nghe trong cái im lặng tôn trọng và cảm thông sâu xa chỉ

có giữa những người đã từng có chung một đoạn đường đã qua và sẽ cùng đi đến một đích”. Nhà văn viết bằng niềm tin yêu cuộc sống mới, tin tưởng vào những biến

đổi trong tâm hồn những người thanh niên.

C hát là một truyện ngắn có kết cấu truyện lồng trong truyện. Nhân vật Hạnh đang kể lại cho người bạn gái nghe câu chuyện chiến đấu của mình ở chiến trường Campuchia. Ba năm trong quân ngũ, làm một tình nguyện viên chống lại chủ

nghĩa diệt chủng của Khơme đỏ, Hạnh đã trải qua những gian khó và cảm nhận

được những khốc liệt của chiến tranh nhưng trong tâm hồn Hạnh luôn dạt dào niềm tin yêu cuộc sống. Cô tâm sự: “Cuối cùng thì em cũng đi tới nơi tới chốn. Dần dần em thấy sức chịu đựng của con người thiệt lớn. Có những điều khi chưa trải qua mình cứ tưởng tượng ra mà phát sợ. Nhưng bây giờ thì em hiểu rằng trên cõi đời này không có gì khủng khiếp cả, khi lòng mình vẫn còn tin yêu cuộc sống”. Hạnh

mơ ước một mai khi chiến tranh kết thúc mình sẽ “xin làm người trồng cỏ”. Tuổi trẻ dấn thân của Hạnh, của rất nhiều thanh niên Việt Nam trong những năm sau hòa bình là tuổi trẻ biết cống hiến, biết xả thân theo tiếng gọi của thời đại mà họ nghĩ là lý tưởng của cuộc đời mình. Với Hạnh, dấn thân vào chiến trường không phải cho

đất nước mà còn cho chủ nghĩa nhân đạo quốc tế.

Nhìn chung, với những truyện ngắn được sáng tác trong giai đoạn còn là một cây bút mới vào nghề với bao sôi nổi, Lý Lan đã miêu tả những chuyển động, những trăn trở và những ước mơ trong trẻo, đẹp đẽ, khỏe khoắn trong tâm hồn những người trẻở miền Nam, như là xu thế nhập cuộc vào cuộc sống mới.

Những nhân vật trẻ ấy có mặt ở nhiều không gian khác nhau: người lính ngoài mặt trận, người thanh niên xung phong trên nông trường, riêng Lý Lan viết nhiều về người thầy ở nhà trường (Cn Giuc, Tuân, Nguyt quý, Nơi đó ch mt mình…). Nhân vật người nữ giáo viên trẻ trong truyện ngắn Nguyt quý là một hình ảnh rõ nét có thể giúp chúng ta hiểu thêm về những thanh niên nhiệt tâm với nghề dạy học “dù nghề này không có danh vọng gì”. Từ nhỏđến lớn chỉ mơước trở

thành cô giáo nên sau khi tốt nghiệp, cô đã sẵn sàng đi nhận nhiệm sở xa nhà. Để

trở thành cô giáo, cô phải “đi xa thành phố hai trăm cây số” và được người ta đưa từ tỉnh xuống “một huyện cách ba mươi cây số nữa”. Từ một cô gái trẻ thành thị, cô tự nguyện từ bỏ những thú vui và điều kiện vật chất đầy đủở đô thị, sẵn sàng đến một vùng quê hẻo lánh làm công việc “trồng người”, chấp nhận đời sống khó khăn mặc dù cha mẹ ruột của cô cũng e ngại cô không đảm đương nổi. Cô tâm sự với thầy giáo cũ của mình: “đi tỉnh, con cũng đi, đi huyện con cũng đi, ở một cái nơi không đèn đóm nước non, không thân thích bà con cũng ở. Hai ba năm trời, con kỳ

công dạy dỗ, xây dựng từng chút một, từ đồ dùng dạy học nhỏ nhất đến vườn trường, từ quan hệ với từng đứa học trò cho đến đồng nghiệp, đến nhân dân”. Qua lời tâm sự này, độc giả phần nào hiểu thêm về tâm hồn của cô. Cô sẵn sàng dấn thân vào con đường mình đã chọn, nghề nghiệp mình yêu thích bằng tất cả nhiệt tình và niềm say mê lý tưởng của tuổi trẻ.

Vẫn có câu chuyện giáo viên bị thuyên chuyển do có sự điều chỉnh của cấp trên vì “quen biết”, hối lộ, tham ô, cửa quyền…khiến chúng ta vẫn thấy khó chịu, khó chấp nhận những mặt trái của xã hội, những điều lẽ ra không nên có, nhất là ở

những lĩnh vực vốn liên quan mật thiết với đời sống cộng đồng như y tế, giáo dục. Vậy mà qua truyện ngắn của mình, Lý Lan đã khiến ta thêm yêu và thêm tin tưởng hơn ở những người trẻ tuổi, dù cuộc sống, những ngã rẽ vào đời không phải lúc nào cũng được trải thảm đỏ thì những thanh niên trong trang viết của nhà văn vẫn giữ được cho mình tình yêu nguyên vẹn với công việc, nghề nghiệp mình đã theo đuổi

“Tờ giấy run lẩy bẩy trong bàn tay tôi, có khác gì chiếc phao dối với người sắp chết

đuối trong dòng nước xiết? Rồi tôi sẽ trở lại vị trí của mình trên bục giảng, tôi sẽ được vây quanh bởi học sinh thân yêu, tôi sẽ tiếp tục công việc thiêng liêng của thầy tôi”. Ngay khi nhận lại thư mời của giám đốc về dạy lại ở trường cũ, cô giáo trẻ vừa bỏ về thành phố đã sung sướng biết dường nào. Hạnh phúc của cô không phải là miếng cơm manh áo, mà là trở lại với công việc đứng lớp hằng ngày, với những học sinh thân yêu, với ngôi trường quê mà cô đã gắn bó ngay từ lúc rời giảng

đường để đến với cuộc đời, dù ở đó cô có cuộc sống khó khăn về kinh tế với đồng lương ba cọc ba đồng.

Những người thầy giáo nhiệt tình đứng trên bục giảng còn được Lý Lan thể

hiện trong các truyện ngắn khác như: Nơi đó ch mt mình, Hc viên đặc bitCó những khó khăn về kinh tế khiến cô giáo phải đem vải áo dài của phụ huynh tặng vào chợ gửi bán, thầy giáo phải tranh thủ nghỉ hè về Sài Gòn đi bán sách…nhưng không thể làm chùn bước người thầy đến lớp. Truyện ngắn Nơi đó ch mt mình là

chân dung người thầy giáo trẻ một mình bám trụ ngôi trường nhỏ giữa mênh mông

Đồng Tháp Mười. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, thầy Sinh, một thanh niên thành phố, đã đến nhận công tác tại một trường trung học sơ sở ở vùng nước nổi miền tây Nam Bộ. Chứng kiến những đứa trẻ năm sáu tuổi phải chống xuồng đi giữa “đồng nước mênh mông chi thủy”, anh đã tự nguyện về phân hiệu ấp Hòa An C dạy học. Tuổi trẻ lãng mạn đã đủ sức giữ chàng trai trẻở lại ngôi trường đặc biệt

Học trò đến, ban đầu phải xách theo ghế, ngồi chồm hổm dưới đất, kê tập lên ghế

viết”, còn bên kia vách là nơi thầy “hì hục thổi lửa nấu cơm”. Những “buổi học văn hóa biến thành buổi lao động” khiến người ta cười ra nước mắt vì thầy trò

“xúm vô, dắt nhau đi xúc cá” để cải thiện bữa ăn, thầy vừa dạy vừa nấu cơm. Có buổi học mà thầy giáo sốt, “nằm dài trên giường, học trò bò dưới đất chép bài. Dứt câu, thầy chưa đọc tiếp, trò ngẩng lên, thấy thầy thiu thiu ngủ, bèn khều chân thầy: - Dậy đọc tiếp thầy ơi”. Đúng là không đạt tác phong sư phạm gì nhưng không thể

khác được khi ngôi trường giữa đồng nước này chỉ có một mình người thanh niên yêu nghề này bám trụ nổi. Ngày Sinh đến để nhận nhiệm vụ, trước mắt anh “từ xa xa, một cái mái lá đặt lên sáu cái cọc, và gọi đó là trường. Đến gần, khám phá ra những bãi cứt trâu lẫn trong um tùm cỏ lá”. Một mình, anh gầy dựng nên ngôi trường có tên là “trường thầy Sinh” với “bàn ghếđóng vụng về, nền đất nện thì lồi lõm, những tấm ván xộc xệch, cái mái lợp tùm hum…” và những đứa học trò chân

đất biết đánh vần, làm toán, biết tranh thủ những ngày hè “đốn tràm, trồng bông, tát cá” và phụ dựng lại ngôi trường tươm tất đón thầy giáo trở lại. Những giáo viên trẻ

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN LÝ LAN (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)