thị trường dược phẩm
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006.
• Các cam kết chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO
Cam kết về thuế suất nhập khẩu
Theo dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0- 5% so với mức thuế 0- 10% như trước đây. Theo cam kết về lộ trình giảm thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO, thì phần lớn các mặt hàng dược phẩm sẽ được cắt giảm thuế còn 0%.
Mức thuế trung bình sẽ là 2.5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Việt Nam là một nước đang phát triển và đồng thời nền kinh tế thị trường còn chưa thực sự được công nhận chính vì vậy việc thực hiện các nghĩa vụ đối với các nước thành viên trong cộng đồng WTO sẽ được gia hạn sau 5 năm kể từ ngày gia nhập (đối với lĩnh vực dược phẩm nói riêng). Điều đó có nghĩa là khi gia nhập WTO, giá thuốc sẽ giảm xuống và trên bình diện chung, người dân sẽ có lợi rất nhiều.
Như vậy sau khi Việt Nam cắt giảm mức thuế quan xuống còn 0-5% thì các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Đồng thời giá của các loại thuốc tân dược nước ngoài hiện nay giảm đi càng làm gia tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này
Thế nhưng, ngành Dược Việt Nam chủ yếu là công nghiệp bào chế, sản xuất các thuốc gốc, chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu để sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chỉ bảo đảm được khoảng 652/1.563 hoạt chất. Vì thế, theo phân tích của nhiều doanh nghiệp, việc giảm giá thành dược phẩm khi gia nhập WTO tuy lớn nhưng sẽ chỉ tùy thuộc vào một số mặt hàng. Đối với các dòng thuốc hiếm, nhất là các thuốc chuyên khoa mà Việt Nam chưa sản xuất được, việc giảm giá chỉ có thể xảy ra khi các công ty đa quốc gia có ý định giảm.
quyền kinh doanh
kể từ ngày 1/1/2009 , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Viêt Nam được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp dược phẫm tại Việt Nam.
Các thuốc do doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẻ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối ( kể từ ngày 1/1/2009)
• Ảnh hưởng tích cực đối với các cam kết trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO
Việc gia nhập WTO đã mở ra một môi trường đầu tư kinh doanh, thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn giủa Việt Nam và các nước thành viên. đối với thị trường dược phẩm, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội mới cho thị trường
Thuận lợi trong việc tiếp cận các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ từ ngày 1/1/2007, theo cam kết, các doanh nghiệp nước ngoài sẻ được quyền mở chi nhánh tại Việt Nam ( tăng cường cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết)
Cam kết không cho các doanh nghiệp nước ngoài phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam là cam kết vĩnh viễn
Cam kết giảm thuế suất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực ( trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thong hàng hoá của các nước thành viên
• Ảnh hưởng tiêu cực đối với các cam kết trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO
Đối với nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu làm thuốc: có 3 dòng thuế, mức thuế suất nhập khẩu giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mức giảm 5% với thời gian cam kết thực hiện từ 3-5 năm.
Do trước và sau khi gia nhập WTO thuế suất nguyên liệu chủ yếu là 0% nên không có ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu, tuy nhiên sẻ gây ảnh hưởng lớn tới một số doanh nghiệp sản xuất