quả đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty
I Thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải khi quản lý dự án nhà ở tại công ty công ty
1. Thuận lợi
Công tác quản lý dự án của công ty có rất nhiều thuận lợi để thực hiện tốt công tác này, những thuận lợi trong công ty và những thuận lợi trong môi trường thực hiện dự án. Tất cả các yếu tố đó làm cho quản lý dự án của công ty thực hiện có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cho dự án:
- Là công ty lâu năm đi lên từ tiền thân là đội xây lắp công ty có kinh nghiệm quản lý và xây dựng các dự án đặc biệt là dự án nhà. Sau nhiều năm hoạt động công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình. Công ty đã xây dựng các quy trình quản lý dự án đầu tư rất chi tiết, hướng dẫn cụ thể các công việc quản lý một dự án đầu tư.
- Đội ngũ cán bộ năng động có năng lực, bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà ở. Cán bộ công nhân có khả năng làm chủ thiết bị, dám nghĩ dám làm vượt qua khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bên cạnh đó công ty cũng có các hình thức thưởng đối với cán bộ làm tốt công tác quản lý của mình vì vậy cũng khuyến khích cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Công tác quản lý nhà ở đã có một số chuẩn mực để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, vì vậy việc quản lý cũng dễ dàng hơn đối với các dự án loại khác. Thực hiện quản lý dự án là thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực đã có, dự án có thực hiện tốt nhưng yêu cầu chuẩn mực đã đề ra hay chưa? Thực hiện như thế nào để hoàn thành tốt các dự án theo những yêu cầu đề ra. Điều này làm cho công tác quản lý dự án đơn giản và dễ dàng thực hiện cũng như kiểm tra hơn.
- Công ty có định hướng đầu tư một cách hợp lý cho công tác quản lý dự án nhà ở, từ khi thành lập công ty cho tới nay công tác đầu tư nhà ở luôn là tôn chỉ của công ty vì vậy công tác quản lý nhà ở của công ty cũng được quan tâm một cách hợp lý và đầu tư kỹ lưỡng với các trang thiết bị và đội ngũ cán bộ có chuyên môn.
- Công tác quản lý dự án đã được nhiều công ty cũng như đơn vị trong tổng công ty thực hiện rất tốt vì vậy đây cũng là những thuận lợi cho công ty học hỏi kinh nghiệm.
- Việc xây dựng công ty chỉ thực hiện đa phần là các dự án nhà và dự án thuỷ điện. Vì vậy công tác quản lý các dự án không phải đa dạng hoá các dự án. Với các dự án khác nhau thường thì công ty cũng thực hiện trên các cơ sở và quy trình giống nhau, không phải thực hiện nhiều khâu và có sự khác biệt nhiều trong các dự án khác nhau.
2. Khó khăn
Tuy công tác quản lý dự án của công ty có nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn mà công ty phải khắc phục để công tác quản lý ngày một hoàn thiện và mang lại hiệu quả nhiều hơn, công tác quản lý dự án của công ty còn có những khó khăn sau đây:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa thực sự đồng bộ: cơ cấu tổ chức bộ máy còn chồng chéo, cùng với đó là các bộ phận còn cùng một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ nên chưa thực sự đạt hiệu quả, các phòng ban chưa phân chức năng rõ ràng trong khi thực hiện công tác quản lý dự án.
- Vẫn còn tình trạng thiếu vốn, thiếu cơ sở hạ tầng đầu tư cho công tác quản lý dự án: khi thực hiện quản lý dự án, nếu ban quản lý dự án được cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng, các công cụ quản lý thì hiệu quả đạt được sẽ rất lớn. Tuy nhiên đây lại là một khó khăn của công tác quản lý dự án của công ty khi mà thiết bị phục vụ công tác còn thiếu và yếu thì công tác này không thể đạt hiệu quả tối đa được.
- Công tác quản lý giá xây dựng thực hiện chưa thực sự có hiệu quả, khi có biến động giá cả thì việc xử lý các thay đổi trong chi phí của dự án chưa kịp thời, nên còn tác động nhiều tới tiến độ cũng như chất lượng của dự án, cùng với đó là hoạt động giá cả không đi sát với thực tiễn dẫn đến hoạt động đấu thầu chưa thực sự hiệu quả
- Công tác quản lý rủi ro chưa được công ty quan tâm một cách tốt nhất. Hiện tại công ty chưa có phòng ban nào thực hiện nhiệm vụ này, cũng như chưa có một quy trình chế tài hợp lý để thực hiện công tác quản lý rủi ro cho các dự án nói chung và dự án nhà nói riêng, nhiệm vụ này đa phần được thực hiện một cách định
tính không theo một quy trình khoa học, các rủi ro cũng không được xử lý kịp thời, một số rủi ro tuy đã lường trước được nhưng vẫn ảnh hưởng nhiều tới dự án, do công tác đo lường nhận diện và tránh rủi ro chưa được quan tâm một cách chính đáng.
- Các quy trình quản lý đầu tư mặc dù chi tiết cụ thể nhưng lại quá rườm rà, thiếu tính khoa học nên không phát huy hết khả năng sáng tạo của cán bộ quản lý trong thực tiễn quản lý dự án, đôi khi một số quy trình trong các dự án còn dập khuôn, không mang tính linh hoạt nhiều, trong khi đó các dự án khác nhau cần phải được quản lý khác nhau thì đa phần công ty thực hiện dập khuôn một cách quản lý cho tất cả các dự án nhà ở, nên chưa mang lại hiệu quả toàn bộ cho dự án
- Việc nắm bắt thông tin, nghiên cứu công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án còn chậm, nắm bắt thông tin thực sự chưa phải là công tác được quan tâm, khi các thông tin về nhu cầu khách hàng luôn là tiêu chí hoạt động cho các dự án nhà ở của công ty tuy vậy công tác nghiên cứu nhu cầu khách hàng để lấy làm thông tin cho các dự án nhà ở tiếp theo cũng như công trình đang xây dựng vì vậy một số dự án xây dựng xong không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tổ chức triển khai các dự án còn lúng túng do lực lượng cán bộ quản lý còn mỏng và yếu
- Chưa có sự quản lý đúng đắn cho các giai đoạn của dự án: khi các công việc của các giai đoạn còn chồng chéo lên nhau, giai đoạn chuẩn bị dự án chưa thực hiện các công tác đầy đủ để cho giai đoạn thực hiện dự án các công việc còn chồng chéo lên nhau, nên không mang lại hiệu quả nhiều cho dự án