Sự tác động tới huy động vốn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa lãi suất tới việc huy động vốn cho đầu tư (Trang 35 - 55)

II. THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA LÃI SUẤT TÁC ĐỘNG TỚI HUY

2. Sự tác động tới huy động vốn ở Việt Nam

Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản suất và tiêu dùng của xã hội. Lãi suất là công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả. Thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suẩt trong từng thời kỳ nhất định mà chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỉ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu; đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỉ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước.Trong những năm qua, thị trường tiền tệ Việt Nam đã có khá nhiều biến động và vì thế lãi suất cũng được điều chỉnh liên tục. Nhắc đến lãi suất, đầu tiên chúng ta phải xét đến là lãi suất cơ bản mà NHTW quy định. Trên lý thuyết, lãi suất cơ bản sẽ là định hướng chung cho lãi suất trong nước.

Tháng 8/2000 thay cơ chế điều hành lãi trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng tiền Việt Nam, và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Đây là những nhân tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng tín dụng VND trong năm 2000.

Từ tháng 1/2003 đến nay, lãi suất có xu hướng tiếp tục gia tăng, đặc biệt là lãi suất tiền gửi, do hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng của NHNN. Lãi suất trên thị trường mở dao động tương

đối mạnh trong năm, lãi suất thấp nhất ở mức 1,58%/năm, cao nhất là 5% và có xu hướng giảm dần.

Bảng lãi suất của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008

Ngày áp dụng Giá trị Văn bản quyết định

01/03/2008 8.75% Quyết định 479/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 2 năm 2008

01/02/2008 8.75% 305/QĐ-NHNN Ngày 30/1/2008

01/01/2008 8.25%/năm 3096/QĐ-NHNN

01/12/2007 8.25%/năm 2881/QĐ-NHNN

01/11/2007 8,25%/năm 2538/QĐ-NHNN ngày 31/10/2007

01/10/2007 8,25%/năm 2265/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2007 01/09/2007 8,25%/năm Số:2018/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2007

01/08/2007 8,25%/năm 1787/QĐ-NHNN ngày 31/7/2007 01/07/2007 8,25%/năm 1546/QĐ-NHNN ngày 29/06/2007 01/06/2007 8,25%/năm 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007 01/05/2007 8.25%/năm 908/QĐ-NHNN ngày 27/04/2007 01/04/2007 8,25%/năm 632/QĐ-NHNN ngày 29/03/2007 01/03/2007 8,25%/năm 424/QĐ-NHNN ngày 27/02/2007 01/02/2007 8,25%/năm số 298/QĐ-NHNN ngày 31/1/2007 01/01/2007 8,25%/năm 2517/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 01/12/2006 8,25%/năm 2308/QĐ-NHNN ngày 30/11/2006 01/11/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 2045/QĐ-NHNN ngày 30/10/2006 01/10/2006 8,25%/năm 1887/QĐ-NHNN ngày 29/09/2006 01/09/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1714/QĐ-NHNN ngày 31/08/2006 01/08/2006 0,6875%/tháng 8,25%/năm) 1522/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 01/07/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1234/QĐ-NHNN ngày 30/6/2006 01/07/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1234/QĐ-NHNN ngày 30/06/2006 01/06/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1044/QĐ-NHNN ngày 31/05/2006 01/05/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 854/QĐ-NHNN ngày 28/4/2006 01/04/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 581/QĐ-NHNN ngày 30/3/2006 01/03/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 311/QĐ-NHNN ngày 28/2/2006

01/02/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 140/QĐ-NHNN ngày 26/01/2006 01/01/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1894/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 01/12/2005 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1746/QĐ-NHNN ngày 1/12/2005 01/11/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 1556/QĐ-NHNN ngày 28/10/2005 01/10/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 1426/QĐ-NHNN ngày 30/9/2005 01/09/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 1246/QĐ-NHNN ngày 26/8/2005 01/08/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 1103/QĐ-NHNN ngày 28/7/2005 01/07/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 936/QĐ-NHNN ngày 30/6/2005 01/06/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 781/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 01/05/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 567/QĐ-NHNN ngày 29/4/2005 01/05/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 567/QDD-NHNN ngày 29/4/2005 01/04/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 315/QĐ-NHNN ngày 25/03/2005 01/03/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 211/QĐ-NHNN ngày 28/2/2005 01/02/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 93/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 1 năm 2005 01/01/2005 0,625%/tháng (7,50%/năm) QĐ số 1716/QĐ-NHNN ngày 31/12/2004 của Thống đốc NHNN 01/12/2004 0,625%/tháng (7,50%/năm) 1522/QĐ-NHNN ngày 30/11/2004 của

Thống đốc NHNN

01/11/2004 0,625%/tháng (7,50%/năm) QĐ số 1398/QĐ-NHNN ngày 29/10/2004 của Thống đốc NHNN 01/10/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) QĐ số 1254/QĐ-NHNN ngày 30/9/2004 01/09/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) QĐ số 1079/QĐ-NHNN ngày 31/8/2004 của

Thống đốc NHNN

01/08/2004 0,625%/tháng (7,50%/năm) QĐ Số 968/QĐ-NHNN ngày 29/7/2004 của Thống đốc NHNN 01/07/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) QĐ số 797/QĐ-NHNN ngày 29/6/2004 của Thống đốc NHNN 01/06/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) QĐ số 658/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của

Thống đốc NHNN

01/03/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) QĐ số 2210/QĐ-NHNN ngày 27/02/2004 của Thống đốc NHNN

Qua bảng số liệu trên ta thấy lãi suất cơ bản năm 2004 và 2005 tương đối ổn định trung bình là 7.6%/năm.Trong những tháng đầu năm 2006, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND của dân cư kỳ hạn 12 tháng lên tới 8,5-8,5% đối với các ngân hàng thương mại và trên 9% ở các NHCP. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD cũng tăng mạnh và đạt mức xấp xỉ 5%/năm.

Đầu năm 2008 VND khan hiếm, có thời điểm lãi suất cho vay ở các ngân hàng đã lên tới 27%/năm. Sang tháng 5/2008, lãi suất cơ bản một lần nữa lại được điều chỉnh lên tới 12% - 14%/năm, kéo theo đó là lãi suất tiền vay lên đến 20% - 21%/năm. Việc này gây không ít khó khăn cho các cá nhân và các doanh nghiệp đi vay.

Liên tục trong 2 tuần cuối tháng 8.2008, nhiều Ngân hàng đã điều chỉnh hạ lãi suất kinh doanh (tiền gửi, cho vay) VND. Các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2 - 3 lần.

Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Chỉ tính riêng lãi suất cơ bản, được điều chỉnh tới 8 lần sau 26 tháng duy trì ở mức 8,25%/năm. Điểm khác biệt so với trước, kể từ tháng 5/2008, Ngân hàng Nhà nước lấy lãi suất cơ bản làm cơ sở để ngân hàng thương mại quy định mức lãi suất huy động và cho vay. Việc thay đổi lãi suất cơ bản quá nhiều lần đã làm cho rủi ro lãi suất tác động cực mạnh lên bảng cân đối của các ngân hàng thương mại. Ở vế tài sản nợ , khách hàng gửi tiền cao vẫn còn lưu giữ cho đến hết kì hạn gửi nhưng ngược lại ở vế tài sản có thì khả năng sinh lời, nhất là những khoản cho vay trung và dài hạn theo chỉ đạo chung (đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc có yếu tố quốc doanh chiếm tỷ lệ chi phối – PV) thì đến kỳ điều chỉnh phải điều chỉnh về theo mặt bằng lãi suất cho vay mới. Chưa hết, những khoản vay ngắn hạn trong khả năng trả được, khách hàng tìm mọi biện pháp trả trước để vay lại nhằm giảm thấp chi phí trả lãi.

Năm 2009, lãi suất đã giảm nhiệt hơn so với 2008. Từ 1/12/2009 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm. Lãi suất giảm mạnh chỉ còn 7.56%/năm.

Gần một tháng áp dụng cơ chế thỏa thuận với các khoản vay trung dài hạn, lãi suất tại các ngân hàng đang dâng cao, có nơi tới 18 - 20% một năm.

Báo cáo mới công bố của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tuần 5-

11/3, lãi suất huy động tiền đồng và đôla Mỹ giữ ổn định dưới mức trần quy định. Trong đó, lãi suất huy động tiền đồng phổ biến 10 - 10,49% một năm cho phần lớn các kỳ hạn. Các ngân hàng đồng loạt áp lãi suất huy động đôla cho doanh nghiệp ở mức 1%, với khách hàng cá nhân là 3 - 4,5% một năm tùy theo kỳ hạn.

Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng được niêm yết ở mức trần theo quy định 12% một năm. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay trung, dài hạn theo cơ chế thỏa thuận khoảng đã lên đến 14 - 15% ở các ngân hàng thương mại nhà nước và 15 - 17% đối với nhóm cổ phần, cá biệt có một số ngân hàng quy mô nhỏ cho vay với lãi suất khá cao khoảng 18 - 20% một năm.

Trong mặt bằng giá cả hiện nay, lãi suất vay vốn ở mức 17 - 18% được cho là vượt quá khả năng chấp nhận của nhiều doanh nghiệp. Các chuyên gia tính toán, doanh nghiệp phải có tỷ suất lợi nhuận khoảng 25% mới bù đắp được chi phí vốn cao như vậy.

Đánh giá thực trạng lãi suất

Thứ nhất, từ năm 2004, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng, điều này khiến các ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất cho vay. Nhưng đến cuối tháng 7.2008, dù lãi suất vẫn là đề tài nóng bỏng nhưng có vẻ như được hạ nhiệt. Có thể thấy năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ Việt nam đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên lãi suất không ngừng tăng lên mà đỉnh cao là từ tháng 7 đến tháng 10 lãi suất luôn ở mức 14%/ năm. Sau đó nhằm tập chung nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, các biện pháp quan trọng là thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng và thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt nên lãi suất lại được hạ xuống cuối năm 2008 và trong năm 2009 chỉ còn vào khoảng 7 hoặc 8% hơn nữa vào năm 2009 chính phủ thực hiện gói kích cầu và đã hỗ trợ lãi suất vốn vay 4% để thúc đẩy đầu tư.

Tháng 3 năm 2010, sau hơn 1 tháng áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận cho vay trung và dài hạn, lãi suất ngân hàng đang tăng cao có nơi lên tới 18 - 20% chấp nhận của nhiều doanh nghiệp. Các chuyên gia tính toán, doanh nghiệp phải có tỷ suất lợi nhuận khoảng 25% mới bù đắp được chi phí vốn cao như vậy.

Nguyên nhân của vấn đề

- Sự biến động của giá dầu mỏ và giá vàng trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến động của lãi suất ở Việt Nam.

- Do sự chênh lệch lãi suất VND giữa các NHTMNN và NHTMCP nên các NHTMNN vẫn phải điều chỉnh tăng lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiết kiệm để giữ thị phần trên thị trường tiền gửi, ổn định nguồn vốn huy động, tránh chuyển dịch nguồn vốn sang các NHTMCP.

- Trong hoàn cảnh hội nhập các NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính đủ sức cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy để tăng nguồn huy động các NHTM phải tăng lãi suất huy động và đã trực tiếp tác động làm tăng mặt bằng lãi suất.

- Thời điểm cuối năm 2007 và nhất là đầu năm 2008, lạm phát trên thị trường Việt Nam tăng cao,chỉ số CPI cũng tăng cao, lên tới 19,57% kéo theo lãi

suất danh nghĩa tăng và luôn lớn hơn lãi suất thực tế. Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.

- NHNN tăng lãi suất nhằm đảm bảo tăng lợi ích tiền gửi,nói cách khác là đưa lãi suất dần tiến tới lãi suất thực dương.

Thứ hai, nếu xem xét kỹ các đối tượng được hưởng lãi suất vay ưu đãi của các ngân hàng thì thấy rằng mới chỉ có các tập đoàn, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp (chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước) trực tiếp sản xuất - kinh doanh các sản phẩm như: Xăng dầu, năng lượng, sắt, than, ximăng, thuốc chữa bệnh, phân bón...; các DN được Chính phủ trực tiếp chỉ đạo tham gia tạo lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế là được hưởng lãi suất ưu đãi. Việc các NHTM nhà nước cung ứng vốn cho điện lực và dệt - may là ví dụ.

- Việc thay đổi chính sách liên tục của Ngân hàng Nhà nước cũng là một nguyên nhân chính khiến các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay vốn để kích thích tăng trưởng kinh tế. Đến giữa năm, khi có biểu hiện cho thấy tăng trưởng tín dụng nóng và lo ngại lạm phát, cơ quan này lại chủ trương thắt chặt tín dụng. Lúc đó, các ngân hàng đã đẩy lượng tài sản của mình lên rất cao (mở rộng quy mô, đầu tư tài chính…). Chủ trương siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đặc biệt đánh vào tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán và bất động sản. Đây lại là những hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Trong bối cảnh đó, tiền gửi vào ngân hàng trở nên ít đi. Điều này đã lý giải phần nào tình trạng khó khăn về vốn của các ngân hàng.

Việc khan hiếm nguồn vốn huy động trong năm nay phần lớn là do trong năm ngoái, các ngân hàng đã tăng cường cho vay quá nhiều, vượt hơn hẳn so với khả năng huy động vốn của mình. Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành là 38% trong khi huy động chỉ tăng 28,7%. Hai tháng đầu

năm 2010, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn giảm 0,17% so với cuối năm 2009 trong khi tín dụng lại tăng 1,4%.

Bản thân việc vay vốn không phải lúc nào cũng là thượng sách. Nếu lãi suất phải trả cao hơn tỷ suất lợi nhuận có thể thu được, thì đương nhiên các công ty sẽ không bao giờ vay vốn. Và trên thực tế, nhiều công ty cho rằng nếu không có được những dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tiền vay, thì thà cứ cố gắng tiết kiệm tiền còn hơn là đi vay mượn thêm. Nhưng đây không phải là lời giải cho bài toán vốn. Nếu chỉ cần tiết kiệm và giảm tối đa mọi chi phí là đủ, thì chắc sẽ không có ai thành lập công ty và mở rộng các hoạt động kinh doanh cả. Lời giải ở chỗ các công ty làm sao để không phải đi vay mà vẫn tìm ra những nguồn huy động vốn khác nhau.

* Huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành cổ phiếu

Khi cổ phần bán đi thì người mua nhận được biên nhận đã trả tiền gọi là cổ phiếu và họ trở thành cổ đông.

Cổ phần luôn là cách thức giải quyết vấn đề vốn một cách hiệu quả nhất. Công ty bán cổ phần để gọi vốn, giống như bán một viên kẹo. Ở mức phát triển thấp, công ty chỉ có viên kẹo làm theo hai hình, hình vuông có đề tên người chủ và hình tròn không đề tên ai. Loại vuông không được chuyển nhượng cho người khác, gọi là cổ phiếu ghi danh, còn loại tròn có thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai, gọi là cổ phiếu vô danh. Chuyển nhượng cổ phiếu dễ dàng cũng là một cách thu hút người mua. Đến mức phát triển cao hơn, công ty dựa trên lợi ích của các cổ đông để bán cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông. Đây là cổ phiếu được ưu tiên chia lời.

Để huy động vốn, công ty sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa lãi suất tới việc huy động vốn cho đầu tư (Trang 35 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w