Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong vài năm gần đây:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá Dược doc (Trang 40 - 45)

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tạiXí nghiệp hoá dược

1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong vài năm gần đây:

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Tổng công ty Dược Việt Nam và Ban lãnh đạo xí nghiệp về việc giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất và đầu tư mua sắm trang thiết bị tiên tiến nên doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm Hóa Dược là loại sản phẩm đặc biệt không những phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trong nước mà còn phải cạnh tranh với một số sản phẩm ngoại nhập (vì sản phẩm dược có liên quan trực tiếp tới tính mạng của con người và toàn xã hội). Ta có thể thấy rõ tình hình kinh doanh qua một số chỉ tiêu sau đây:

Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 1998, 1999, 2000 Biểu số 4 Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%) 1999 2000 2001 00/99 01/00 1 Giá trị tổng sản lượng 39.988 48.925 48.853 122,35 99,85 2 Doanh thu 39.988 48.987 48.433 122,50 99,94

3 Doanh thu thuần 39.988 48.057 48.433 122,94 100,78

5 Tỷ suất LN/DTT x 100 1,25 1,02 0,25 0,82 0,245

6 Nộp NSNN 470 610,231 596,885 129,83 97,81

7 Tổng quỹ lương 4172 4955 5365 118,76 108,27

8 TNBQ 1 người / 1 tháng 1,193 1,419 1,433 118,94 100,99

Từ năm 2000 trở về trước doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi, giá trị tổng sản lượng năm sau tăng so với năm trước. Năm 1999 giá trị tổng sản lượng đạt 39.988 triệu đồng, nhưng đến năm 2000giá trị sản lượng bằng 48.925 tăng 8.937 triệu đồng tương ứng với 122,35%.

Doanh thu qua các năm cụ thể năm 2000 doanh thu tăng 8970 triệu động tương ứng với 122,94% so với năm 1999, lợi nhuận tăng 100,36% tương ứng với 1,8 triệu đồng. Đời sống của công nhân được cải thiện dần, tổng quỹ lương năm 2000 bằng 118,76% so với năm 1999, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 118,94% so với năm 1999, tuy nhiên lợi nhuận của năm 2001 giảm so với năm 2000 là 488,21 triệu đồng tương ứng chỉ còn là 25,45% (so với 100,36% năm 2000/1999), nhưng điều đó không gây ảnh hưởng nhiều lắm đến thu nhập bình quân của công nhân viên.

Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn có lãi, năm 1999 lợi nhuận trước thuế là 492 triệu đồng, năm 2000 là 493,944 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức, 1,02 - 1,25 ( cứ 100 đồng doanh thu được 1,02- 1,25 đồng lợi nhuận). Tuy vậy, năm 2000 tỷ suất lợi nhuận giảm do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận.

Bước sang năm 2001, dù có nhiều cố gắng song giá trị tổng sản lượng chỉ đạt được 48.853 triệu đồng bằng 99,85% so với năm 2000. Doanh thu giảm mạnh (giảm 29 triệu đồng ) bằng 99,94% so với năm 1999. Doanh nghiệp bị giảm 125,730 triệu đồng, tương ứng với 25,45% so với năm 1999.

Tài liệu tài chính công ty qua các năm.

Biểu số 5 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 2000/1999 Chênh lệch 2001/2000 1999 2000 2001 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản Tr.đ 50.911 52.077 79.857 1.166 2,29 27.790 53,36 2 Tài sản lưu động " 28.333 34.603 54.908 6.270 22,12 20.305 58,67 3 Vốn bằng tiền " 293 2.228 345 1.935 60,40 -1.883 -84,51 4 Tài sản cố định " 13.640 16.696 24.949 3.056 22,40 8.253 49,43 5 Tổng nguồn vốn " 50.911 52.077 79.867 1.116 2,29 27.790 53,36 6 Nợ phải trả " 33.411 48.398 76.326 14.987 44,85 27.928 57,70 7 Nợ ngắn hạn " 39.715 44.703 69.672 14.488 50,43 24.969 55,85 8 Vốn chủ sở hữu " 4.657 3.679 3.541 -978 -21 -138 -3,75

9 Tỷ suất tài trợ

(8)/(5)% % 9,14 7,06 4,43 -2,08 -22,75 -2,63 -37,25

10 Tỷ suất đầu tư

(4)/(1)% % 26,79 32,06 31,25 5,27 19,67 -0,81 -2,52 11 Tỷ lệ (6)/(1) - 65,62 92,93 95,57 27,31 41,62 2,64 2,84 12 Tỷ suất TTNH(2)/(7) - 0,95 0,774 0,788 -0,18 -18,53 0,014 1,8 13 Tỷ suất TT tức thời(3)/(7) - 0,17 0,051 0,049 -0,119 -0,7 -0,002 -3,92

Qua những số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2001 tổng tài sản tăng 53,36% so với năm 2000 và năm 2000 tăng 2,29% so với năm 1999. Giá trị tổng tài sản tăng là 50.911 triệu đồng lên 52.077 triệu đồng tăng lên 1166 triệu đồng, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều có gắng trong vốn huy động vốn tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về tỷ suất tài trợ năm 1999 chỉ tiêu này là 9,14% đến năm 2001 giảm xuống còn 9,14% tương ứng tuyệt đối là giảm 22.75%. Trong khi tổng nguồn vốn tăng từ 50.911 triệu đồng lên 52.077 triệu đồng. Sang năm 2000 chỉ tiêu nàylà 7,06 triệu đồng, đến năm 2001 giảm đi chỉ còn 4,43 triệu đồng tương ứng với giảm 37,25%, trong khi tổng tài sản tăng lên 79.857 triệu đồng hay tăng 27.780 triệu đồng so với năm 2000. Còn vốn chủ sở hữu thì lại có xu hướng giảm dần, năm 1999là 4.657 triệu đồng đến năm 2001 chỉ còn 3.541 triệu đồng, sự biến động như vậy là không hợp lý, nó cho thấy mức độc lập về tài chính của doanh nghiệp là thấp.

Về tỷ suất đầu tư, năm 2000 so với năm 1999 tăng lên là 5,27% tương ứng tuyệt đối là 19,67%, nhưng đến năm 2001 tỷ trọng này giảm đi là 0,81% tương ứng tuyệt đối

giảm là 2,52%. Điều đố cho thấy việc đầu tư vào sản xuất của năm 2001 là giảm làm cho lưọi nhuận cũng giảm dần theo các năm từ 492,144 triệu đồng năm 1999 đến năm 2001 chỉ còn 125,730 triệu đồng.

Tỷ xuất thanh toán tức thời của doanh nghiệp ít có khả năng thanh toán ngay, liên tục bị giảm từ 0,17% xuống còn 0,049% hay tương ứng về mặt tuyệt đối từ 0,7%xuống còn 3,92%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán và tiền mặt tồn tại quỹ là rất thấp.

Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả tiền trên tổng tài sản tăng nhanh qua các năm, năm 2001 tỷ trọng này là 95,57% là quá lớn so với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ trọng này tăng lên 1,46 lần so với năm 1999. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của công ty liên tục tăng năm 2000 tỷ lệ này, tăng 44,85% so với năm 1999, năm 2001 tăng lên 20,7% so với năm 2000. Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay do đó tiền lãi phải trả cao mà thực tế việc sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay do đó tiền lãi phải trả cao mà thực tế việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều bất lợi do đã ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.

Như vậy trong 3 năm 1999, 2000, 2001 tỷ suất thanh toán tức thời của doanh nghiệp ít có khả năng thanh toán ngay tồn quỹ tiềm mặt của doanh nghiệp là rất thấp.

Vốn hoạt động thuần bằng tài sản lưu động - nợ ngắn hạn vốn lưu động của doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2000 vốn lưu động là ( ), năm 2000 là ( ) tình trạng này ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của công ty, cần có sự điều chỉnh để duy trì mức vốn luân chuyển thuần hợp lý. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn năm 2000 cũng giảm mạnh so vơi các năm trước.

Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

Biểu số 6

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001

1 Doanh thu 39.988 48.897 48.433

3 Lợi nhuận sau thuế 197 316 85,496

4 Tổng tài sản 50.911 52.077 79.867

5 Vốn chủ sở hữu 4.657 3.679 3.541

6 Hiệu suất sử dụng DT / (TTS) 0,77 0,94 0,61

7 Doanh lợi vốn (4)/ (2)% 0,97 0,95 0,16

8 Doanh lợi vốn CSH (5)/ (3)% 4,23 8.58 2,41

Năm 2000, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,94 triệu đồng tăng 17% so với năm 1999, nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho doanh nghiệp 0,94 đồng doanh thu, nhưng đếm năm 2001 một đồng tài sản chỉ thu về 0,61 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn năm 2000 tuy có giảm với năm 1999 nhưng 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh vẫn thu được 0,95 đồng lợi nhuận. Năm 2001 doanh nghiệp chỉ thu được 125,730 triệu đồng giảm so với năm 2000 là 368,214 triệu đồng. Điều đó cho thấy tuy doanh nghiệp chưa phát huy đúng khả năng tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư mà đã làm giảm đi hiệu suất sử dụng tổng tài sản mà mức sinh lợi của đồng vốn cũng bị giảm: 100 đồng vốn kinh doanh chỉ thu được 16 đồng lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chưa hợp lý và chưa tận dụng triệt để của đồng vốn.

Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Ngoài những bất lợi do điều kiện khách quan mang lại thì hoạt động quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ. Do vậy, cần đi sâu phân tích chi tiết để thấy được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá Dược doc (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)