Biểu tượng giấc mơ sự mở rộng không gian sống

Một phần của tài liệu SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RABINDNARATH TAGORE (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 3: SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN R.

3.1.1.2 Biểu tượng giấc mơ sự mở rộng không gian sống

Trong xã hội đầy những ngang trái, bất công, nhân vật của R.Tagore sống một cuộc sống tù túng, bị bóp nghẹt những khao khát, những đam mê hoài vọng, thậm chí bóp nghẹt cả quyền sống như một con người. Không còn cách nào khác, họ tìm đến giấc mơ như một sự mở rộng không gian sống cho mình.

Giấc mơ – sự lặp lại những kí ức, ám ảnh đời thường:

Từ hàng ngìn năm trước, con người đã cố gắng lý giải về giấc mơ và tìm ra ý nghĩa của giấc mơ. Ở Ai Cập cổ đại, người ta quy cho chiêm mộng một giá trị tiên báo đặc biệt “Thượng Đế đã sáng tạo ra những giấc mơ để chỉ đường cho loài người, một khi họ không có khả năng nhìn thấy tương lai”(9.164). Đối với tất cả những thổ dân Bắc Mỹ, chiêm mộng là dấu hiệu tối hậu và quyết định của kinh nghiệm. “Những giấc mơ là nguồn cội của mọi điển lễ; chúng ấn định sự lựa chọn giáo sĩ và xác nhận phẩm chất phẩm chất thuật sĩ; từ nơi ấy phát sinh ra y học, tên mà người ta đặt cho những đứa con của mình và những kiêng kỵ; chiêm mộng xếp đặc những cuộc chiến tranh, những cuộc đi săn, những án tử hình và những viện trợ cần được đem đến; chỉ có chúng mới xuyên thủng được đêm tối của thế giới bên kia; chiêm mộng củng cố truyền thống: nó là con dấu của pháp chế và quyền uy”.(9.165). Đầu thế kỷ 20, hai nhà khoa học nổi tiếng đã phát triển các ý tưởng khác nhau về giấc mơ. Nhà tâm thần học người Áo Sigmund Freud đã xuất bản một cuốn sách có tên gọi "Giải thích các giấc mơ". Freud tin rằng

con người thường mơ về những thứ mà họ mong muốn nhưng không thể có, đặc biệt có liên quan đến dục vọng và sự ức chế của dục vọng.

Với Frued, chiêm mộng là biểu hiện thậm chí là sự thực hiện những dục vọng bị kìm nén. Các giấc mơ với Freud chứa các ẩn nghĩa. ông đã c ố gắng hiểu các giấc mơ như là một cách để hiểu về con người và hiểu tại sao họ hành động và suy nghĩ như thế. Freud tin rằng mọi suy nghĩ và hành động của con người bắt nguồn từ sâu trong tâm thức, trí óc của họ. Ông cho rằng các giấc mơ có thể là một con đường quan trọng để hiểu những gì đang xảy ra trong trí óc của họ. Freud nói với mọi người về các ý nghĩa trong giấc mơ của họ như là một cách để giúp họ giải quyết các vấn đề hoặc để hiểu về các mối lo lắng của họ. Ví dụ, Freud nói rằng khi con người mơ đang bay hay đang bơi thì có nghĩa họ muốn được tự do như thời thơ ấu của họ. Khi một người mơ anh, chị, em hay cha mẹ của mình chết thì có nghĩa người mơ thực sự đang giấu cảm xúc ghét người đó hoặc là sự mong muốn những gì người khác có. Với Jung, chiêm mộng là “sự tự thể hiện một cách tự phát và tượng trưng cái thực trạng của vô thức”(9.164). Với J.Sutter, “chiêm mộng là một hiện tượng tâm lý xảy ra trong lúc ngủ và được cấu thành bởi một loạt hình ảnh mà sự diễn biến của chúng giống như một vở kịch ít hay nhiều liên tục”(9.164). Như vậy, chiêm mộng nằm ở ngoài ý chí và trách nhiệm của con người, bởi lẽ kịch trường ban đêm của nó là tự phát và không kiểm soát được. Chính vì thế mà người ta xem kịch mơ, y như là nó diễn ra trong hiện thực, ngoài trí tưởng tượng của ta. Ý thức về cái thực bị xóa nhòa, cảm giác ta là ta mất đi, tan biến. Trang Chu không còn biết có phải Chu đã mơ thấy mình là bướm hay com bướm mơ thấy nó là Chu. Pascal viết: “Nếu một người thợ thủ công tin chắc đêm nào, trong vòng mười hai tiếng, anh ta cũng mơ thấy mình là vua thì tôi tin rằng anh ta sẽ hạnh phúc gần như một ông vua đêm nào mười hai tiếng cũng mơ thấy mình là người thợ”.(9.164). Mọi chiêm mộng đều có ý nghĩa, ý nghĩa ấy có thể được tìm kiếm ở phía sau, trong nguyên do mộng mị, đó là phương pháp của Freud; mang tính căn nguyên học và hướng vào quá khứ, hoặc ở phía trước, trong hoài vọng mộng mị, đó là phương pháp của Jung. Cá ý kiến, các khái niệm mà chúng tôi thu thập được sẽ là cơ sở trong khảo sát những hình thức của giấc mơ và ý nghĩa của những giấc mơ đó trong truyện ngắn của R.Tagore

Trong truyện ngắn của R.Tagore, giấc mơ ở hình thức đơn giản nhất là sự lặp lại của những kí ức đời thường. Giấc mơ của con người có khi cũng là kết quả của niềm khao khát, mong mỏi chảy bỏng đến tận cùng của nhân vật. Có những điều ám ảnh nhân vật hàng ngày rồi

nó đi cả vào trong giấc mơ. Nó không chỉ tồn tại trong ý thức của con người mà còn xuất hiện cả trong vô thức của con người. Ấy là đam mê, khát vọng làm giàu, khát vọng được đổi đời của nhân vật Mrituniay trong “Kho vàng bí mật”. Khát vọng thoát khỏi cảnh nghèo túng, đam mê cháy bỏng muốn tìm được lời giải đáp trên mảnh giấy nhà sư để lại- mảnh giấy chỉ nơi cất giữ của cải đã khiến cho nhân vật này hết sức khổ sở. Mrituniay luôn bị day dứt vì những ý nghĩ về khu rừng, về vị khất sư và điều bí mật đã bị lấy mất. Và ngay cả trong giấc mơ, những con chữ, những câu thơ trên mảnh giấy vẫn không thôi ám ảnh nó.

Trong truyện ngắn “Về nhà”,khát khao tình mẹ của Patik cũng trở thành một ám ảnh trong giấc mơ của em. Mười bốn tuổi phải xa nhà để lên Calcutta học tập, em mong đợi tình yêu thương và sự cảm thông của người dì nhưng chỉ nhậnđược sự khinh khi, ghét bỏ như một người khách không được mong đợi. Chính vì thế, trong những giấc mơ của Patik, sự mong chờ cho sự hiện diện của người thương yêu, cụ thể là người mẹ luôn xuất hiện và điều đó trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí Patik, cả ngày lẫn đêm“ A kind of physical love like that of animals; a longing to be in the presence of the one who is loved; an inexpressible wistfulness during absence; a silent cry of the inmost heart for the mother, like the lowing of a calf in the twilight;- this love, which was almost an animal instinct, agitated the shy, nervous, lean, uncouth and ugly boy. No one could understand it, but it preyed upon his mind continually”(374) (Một loại tình yêu thể xác giống như tình yêu của một con vật, một sự mong chờ cho sự hiện diện của người thương yêu, một sự ao ước không sao có thể giải thích nổi trong khi người ấy vắng mặt, một tiếng khóc thầm trong tận đáy tim giành cho người mẹ, giống như nỗi nhớ mẹ của một con bê lúc hoàng hôn- thứ tình yêu đó, thứ tình yêu rất gần với bản năng loài vật, đã khuấy động trái tim cậu bé gầy gò, e thẹn, xấu xí và ít học này. Không ai có thể hiểu được điều đó nhưng nó ám ảnh cậu bé một cách liên tục) (người viết dịch). Rõ ràng, trong giấc mơ, niềm khao khát tình yêu thương của Patik về người mẹ thật nồng cháy và da diết.

Maria Zambrano đã nói rằng trong trạng thái tỉnh, chiêm mộng đột ngột chi ếm ta mà ta không thể nào biết được và tạo ra một kiểu quên lãng hay hồi tưởng và khi ấy chiêm mộng trở thành một nỗi ám ảnh, sự bóp méo hiện thực. Chính sự khao khát tình mẹ, nỗi nhớ mẹ đã khiến cho Patik sống khép mình, không cười đùa, không hòa nhập được với môi trường giáo dục ở Calcutta. Cậu bé không thể tiếp thu nổi bài vở, bị bạn bè cười nhạo và xúc phạm. Patik chịu đựng tất cả những điều đó bởi trong tâm trí cậu lúc này chỉ có một mong muốn duy nhất: được

trở về nhà. Trong giấc mơ hay trong những lúc tỉnh nhất, những ám ảnh về tình thương của mẹ vẫn không thôi dày vò Patik. Và khi giấc mơ được dẫn dắt sang một bình diện ứng hợp với ý thức, đến nơi mà tâm hồn và ý thức cộng sinh thì nó lại trở thành hình thức sáng tạo trong đời sống cá nhân. Khi tâm hồn và ý thức cộng sinh, Patik đã không cần xin phép ông chú hay bà dì của mình mà đã một mình bỏ đi. Trên đường đi, Patik đã bị cảm rất nặng và trong cơn mơ, cậu bé đã nói những câu như "Mother, "don't beat me like that! Mother! I am telling the truth!"( Mẹ! đừng đánh con như thế! Mẹ, con đang nói thật mà!). Những kí ức lại hiện về trong giấc mơ và sự khao khát tình mẹ lại một lần nữa giày vò cả tâm hồn và thể xác cậu bé. Và trong cơn sốt chết người, Patik vẫn không thôi từ bỏ khát khao của mình “Mother, the holidays have come.”(Mẹ ơi, kỳ nghỉ tới rồi!).

Chiêm mộng là một trong những tác nhân chỉ báo tốt nhất về trạng thái tâm thần của người thấy mộng. Nó cung cấp, như là một biểu tượng sống, một bức tranh về trạng huống hiện sinh của con người ấy: đối với người nằm mơ, nó chính là hình ảnh bất ngờ về họ; nó tiết lộ cái tôi và cái mình. Ở truyện ngắn “ Giữ của”, sau khi vô tình chôn sống đứa cháu của mình, Jaganat luôn chịu sự ám ảnh về tội lỗi do chính lão gây ra. Trong những giấc mơ của mình, lão Jaganat luôn sờ soạng tìm một vật gì đó và lầm bầm “Nitai, đứa nào nhấc cái thang của tao đi đâu rồi”(52.101). Thánh Isaac người Syrie viết “Cái thang để lên Thiên Đàng có sẵn trong bản thân con người, trong linh hồn người. Chỉ cần người hãy rửa sạch tội lỗi, thì sẽ tìm ra những bậc thang để đi lên”(9.867). Trong lễ thụ pháp của đạo Mithra ở Iran cổ xưa, cái thang là biểu tượng của các bậc đi lên cõi trời huyền bí…Cái thang chính là một trong những hình ảnh tương trưng cho việc lên trời. Là biểu tượng của việc thăng thiên, cái thang cũng trở thành hỷ mộng: những kẻ hấp hối ngoảnh nhìn cái thang ấy và linh hồn người chết sẽ dùng nó để lên trời…Tuy nhiên, trong giấc mơ của lão Jaganat, lão đã không tìm được cái thang để trèo ra cái ngục tối tăm ghê sợ của lão, nơi không có ánh sáng để nhìn, nơi không có không khí để thở. Jaganat đã không thể quên và cũng không có cách nào để gột rửa tội lỗi của mình. Và lão đã ngã vật xuống giường và chết đi trong đau khổ, tuyệt vọng.

• Giấc mơ đi tìm và chiếm lĩnh cái tuyệt đích của cuộc sống:

Roland Cahen viết: “Chiêm mộng là biểu hiện hoạt động tinh thần, nó sống trong ta, nó suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm, tư biện ở ngoài lề những hoạt động ban ngày của chúng ta, ở tất

cả các cấp độ, từ cấp sinh vật nhất đến cấp tinh thần nhất của con người, mà chúng ta không biết đến. Biểu thị dòng tâm thức ngấm ngầm và những dữ liệu của một chương trình sống được ghi ở nơi sâu nhất của con người, chiêm mộng thể hiện những khát vọng sâu kín của cá thể và vì thế nó là nguồn thông tin vô cùng quí giá, về mọi phương diện đối với chúng ta”(9.164). Quả đúng như vậy, thông qua những giấc mơ, chúng ta có thể tìm thấy khát vọng sâu kín của con người. Giấc mơ của anh sinh viên trong “Bộ xương”về người con gái trở về từ cõi chết đi tìm lại tuổi trẻ, tìm lại tình yêu đã ám ảnh anh ta. Người con gái ấy, ngay cả khi chết rồi vẫn còn rất lưu luyến nhân gian, vẫn muốn kiếm tìm tuổi trẻ xuân sắc và tình yêu vĩnh cửu. Và những gì cô tìm thấy chỉ là một bộ xương khô trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cái thực tế mà cô gái bắt gặp không làm cô từ bỏ mục đích của mình. Cô vẫn trở về nhân gian hằng đêm, vẫn khát khao được tìm lại tuổi trẻ và tình yêu của mình. Nỗi lòng của cô gái cũng chính là nỗi lòng của biết bao người phụ nữ trên trái đất này, luôn mơ đến cái tuyệt đích của cuộc sống. Bên cạnh chiêm mộng thường gặp là chiêm mộng ban đêm còn có chiêm mộng lúc tỉnh. Nếu giữ đúng mọi tỉ lệ, có thể được đồng nhất với chiêm mộng ban đêm , cả về mặt những biểu trưng mà nó ứng dụng lẫn những chức năng tâm lý mà nó có khả năng thực hiện. Maria Zambrano đã chỉ rõ cả những mạo hiểm lẫn những ưu thế của loại chiêm mộng này: “Trong trạng thái tỉnh, chiêm mộng đột chiếm ta mà ta không biết được và tạo ra một kiểu quên lãng hay hồi tưởng mà sự diễn biến của nó có thể xô đẩy ta tới những bờ cõi mà ý thức không thể dung nạp được. Khi ấy thì chiêm mộng trở thành mầm mống của sự ám ảnh, sự bóp méo hiện thực. Nhưng ngược hẳn lại, nếu nó dẫn dắt sang một bình diện ứng hợp với ý thức, đến nơi mà ý thức và tâm hồn cộng sinh thì nó lại trở thành một hình thức sáng tạo trong đời sống cá nhân hoặc trong một sự nghiệp”.(9.166)

Trong truyện ngắn “Ảo ảnh tan vỡ”, qua giấc mơ của nhân vật “tôi”, cái khát vọng đi tìm và chiếm lĩnh cái tuyệt đích của tình yêu, của cuộc sống hiện lên rất rõ nét. Người con gái của tiểu vương Goolam Kade Khan ở Bodraon trong giấc mơ đã không ngại nguy hiểm, đã bất chấp tất cả để đi tìm cái tuyệt đối trong tình yêu “tôi đi khắp Thánh địa, thăm hết đền này đến đền khác…nhiều năm dài trôi qua…tôi nghĩ là tôi nghĩ về tôi, về cái ảo ảnh khó hiểu đã ám ảnh tôi, theo đuổi tôi trong suốt bao năm dài đằng đẵng kia”(48.295)…để rồi khi chạm vào hiện thực, tất cả chỉ còn là nỗi đau, sự thất vọng, tất cả đều là ảo ảnh mà thôi. Chàng hoàng tử trong truyện ngắn “Tiên nữ hiện hình” thì luôn mang bên mình giấc mơ về một nàng tiên. Ngay trong trạng thái tỉnh, chàng vẫn không thôi nghĩ về tiên nữ. Chính giấc mơ ấy đã bóp méo hiện thực, đã trở

thành một sự ám ảnh đối với chàng. Lúc nào chàng cũng nghĩ người vợ bên cạnh mình là một tiên nữ và chàng chìm đắm trong giấc mơ ấy. Ngay cả khi người vợ bỏ đi, chàng hoàng tử vẫn không thể thoát khỏi cõi mộng…để trở về với hiện thực “tiên nữ hiện hình bằng cách bay biến đi” (38.310)

Thông thường, hình ảnh các nàng tiên tượng trưng cho những khả năng phi thường của tinh thần hoặc những năng lực kì diệu của trí tưởng tượng kì diệu của con người. Có lẽ các tiên nữ thể hiện những năng lực mà con người ao ước mà không thể có. Và đôi khi, người ta cứ mải mê đi tìm cái tuyệt đích củ a tình yêu mà đánh rơi những điều giản dị, bình thường trong cuộc sống.

Có thể th ấy rằng, cái tuyệt đích của cuộc sống mà con người ta hướng tới tìm kiếm nhiều khi chỉ là một thứ ảo ảnh, chỉ là khát khao không bao giờ có thể trở thành sự thật. Và dù thế nào đi chăng nữa, khi nào con người còn có những giấc mơ thì con người vẫn còn hy vọng, vẫn tiếp tục cuộc hành trình kiếm tìm cái tuyệt đích trong tình yêu, cuộc sống. Và không thể phủ nhận rằng niềm tin và hy vọng sẽ nâng đỡ tâm hồn con người trong cuộc sống đầy những bất trắc và cạm bẫy này.

3.2 Thời gian nghệ thuật

Chủ đề của truyện ngắn R.Tagore hầu hết là những vấn đề của cuộc sống Ấn Độ hiện đại. Đó là tình yêu, là số phận người phụ nữ, là sức lôi cuốn cám dỗ của vật chất, của tiền, của vàng trong giai đoạn thống trị của chủ nghĩa tư b ản, là cuôc đấu tranh giành độc lập của các tầng lớp nhân dân…Tất cả những chủ đề này được R.Tagore “lạ hóa” bằng cách sử dụng yếu tố huyền thoại trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật, tạo cho tác phẩm có một sức cuốn hút đặc

Một phần của tài liệu SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RABINDNARATH TAGORE (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)