Quảng bá du lịch trong nước đã khó, ra nước ngoài còn khó hơn. Những thông tin về đất nước, con người Việt nam còn quá ít và rất khó tìm ở các nước bạn. Đây là vấn đề mà tổng cục du lịch Việt nam cần phải khắc phục bằng các biện pháp như:
+ Mở các văn phòng đại diện ở các nước.
+ Tổ chức các chương trình Road Show tại nước ngoài thường xuyên hơn, các hội trợ triển lãm, các liên hoan ẩm thực văn hoá,…
+ Tổ chức các đoàn viếng thăm và làm việc với các cơ quan du lịch các nước như Pháp,Úc,Mỹ,Nhật Bản, Hàn Quốc,…để tạo mối quan hệ, ký kết hợp tác và khơi nguồn cho khách du lịch. Ngoài ra tổng cục du lịch phối hợp với sở du lịch thành phố Hà Nội tổ chức gặp gỡ các đại sứ quán, đoàn ngoại giao tại Hà Nội để giới thiệu, quảng bá du lịch và tạo điều kiện thu hút khách cho các khách sạn trên địa bàn Hà Nội, trong đó có khách sạn Opera Thăng Long.
Bên cạnh việc quảng bá du lịch Việt nam ra nước ngoài thì tổng cục cũng phải nghiên cứu các tài nguyên du lịch riêng có của Hà Nội một cách có hệ thống để có phương án nâng cấp, tôn tạo chúng một cách thường xuyên. Cùng với các ngành liên quan như sở giao thông công chính, văn phòng kiến trúc sư thành phố hoàn tất quy hoạch phát triển khu du lịch, điểm du lịch về các vấn đề giao thông, cơ sở hạ tầng, điện nước, kiến trúc khách sạn,…Đẩy mạnh việc hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và phong cách phục vụ.
Ngoài ra tổng cục du lịch cũng phải chỉ đạo cho sở du lịch, viện nghiên cứu phát triển du lịch nên nghiên cứu chương trình thuê phòng theo định kỳ và việc thành lập một trung tâm trao đổi phòng trên thế giới, trong khu vực để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp đang kinh doanh khách sạn nhằm học hỏi kinh nghiệm, cách thức tổ chức kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá du lịch thì việc đẩy mạnh phát triển du lịch mỗi quốc gia, việc vượt qua những thách thức nảy sinh không còn là chuyện riêng của mỗi nước mà cần có sự phối hợp chặt chẽ các hoạt động trên cả 3 bình diện: quốc gia, khu vực, toàn cầu
Việt Nam đang ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá đã mở ra cho Việt Nam không ít những cơ hội và thời cơ, những khó khăn và nguy cơ. Để khắc phục được khó khăn thách thức trong việc xác định ngành du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn cùng các ngành khác thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển và theo kịp sự phát triển du lịch thế giới đòi hỏi các nhà quản lý cần chú trọng đến công tác marketing và kế hoạch marketing để đạt mục tiêu.
Trong thời gian thực tập tại khách sạn Opera Thăng Long, kết hợp giữa kiến thức được học ở nhà trường với kiến thức thực tế học hỏi ở khách sạn, các tài liêu tham khảo trong giới hạn của đề tài và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên Nguyễn Thị Liên Hương,chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing cho khách sạn. Đây là một đề tài sâu rộng, hơn nữa do kiến thức thực tế còn hạn chế, thời gian eo hẹp nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong muốn được sự góp ý và bổ sung của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế, đặc biệt cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương- người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu và em xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị công nhân viên của khách sạn Opera Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình và sách tham khảo
1. Bài giảng kinh tế doanh nghiệp du lịch khách sạn,Trường đại học Thương Mại năm 2004,PGS,TS.Nguyễn Nguyên Hồng,TS.Hà Văn Sự 2. Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại,Trường
đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội năm 2005,PGS,TS.Nguyễn Thừa Lộc,TS.Trần Văn Bão
3. Bài giảng marketing du lịch-Khoa du lịch,Trường đại học kinh tế quốc dân.
4. Giáo trình marketing căn bản- Philip Kotler 5. Marketing for tourism- nhà xuất bản Pitman
6. Giáo trình marketing trong lĩnh vực lữ hành khách sạn- Alastair Miorrision-Tổng cụ du lịch 2002
Báo,tạp chí du lịch
Tạp chí du lịch Việt Nam ( số1 năm 2009 )