Về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lưọng hoạt động tài chính nhằm thúc dẩy hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà sau cổ phần hoá (Trang 51 - 58)

II. KIẾN NGHỊ

5.Về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Hiện nay, Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đồng thời vẫn là đơn vị thành viên của Tổng công ty, một số vấn đề còn chưa rõ ràng, đề nghị Nhà nước quan tâm hướng dẫn để Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

Theo kinh nghiêm của một số nước trên thế giới, muốn cổ phần hoá thành công, cần phải có một khuôn khổ pháp luật rõ ràng. Vì vây, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống các văn bản luật liên quan đến quản lý tài chính của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá như:

- Luật doanh nghiệp - Luật công ty - Luật phá sản - Luật kế toán - Luật thanh toán - Các luật thuế

- Luật thừa kế và thế chấp - Luật ngân sách

- Luật và phát hành và giao dịch, mua bán chứng khoán.

Theo kinh nghiệm các nước đi trước về vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, để chỉ đạo trực tiếp và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến cổ phần hoá, Nhà nước cần thành lập một cơ quan chuyên trách có quyền lực rộng lớn, có thế quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Ở Việt Nam, chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì việc thí điểm cổ phần hoá. Để công tác cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra được tốt, Nhà nước cần thành lập Uỷ ban Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, do một phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng làm Chủ tịch. Bộ trưởng hoặc thứ trưởng Bộ Tài chính làm phó Chủ tịch trực, cùng các uỷ viên là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng các Bộ có liên quan, hoặe giao quyền cho Bộ Tài chính chủ trì như hiện nay nhưng có quyền lực rộng lớn hơn để có thể quyết định những vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, thì việc đầu tiên trong đề án cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là phải phân tích và đánh giá thực trạng và triển vọng của doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích, đánh giá này là xoá bỏ các môi nghi ngờ và tăng thêm tính hấp dẫn đối với các cổ đông. Vì thế, có thể khẳng định rằng, việc thành công hay thất bại của cổ phần hoá doanh nghiệp phụ thuộc vào

việc phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư vào công việc này một cách tương xứng với vai trò của nó.

Việc phân tích và đánh giá triển vọng của doanh nghiệp nhằm mục đích chứng minh được quá khứ của doanh nghiệp là rõ ràng và tương lai của doanh nghiệp là tốt. Tập trung làm rõ các vấn đề như:

- Thực trạng về công nghệ của công ty ( tiên tiến, lạc hâu, mẫu mã tốt, …) liên quan đến vấn đề này là số lượng và chất lượng công nhân lành nghề của doanh nghiệp.

- Thực trạng về triển vọng, về thị trường của doanh nghiệp bao gồm:

+ Thị trường truyền thống và thị trường mới về mua nguyên vật liệu, bán sản phẩm.

+ Thực trạng và khả năng liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước.

- Thực trạng và triển vọng về tài chính của doanh nghiệp

+ Thực trạng và triển vọng về vốn và tài sản của doanh nghiệp. Việc đánh giá về vốn phải thoe giá trị thực tế vào thời điểm cổ phần hoá.

+ Đánh giá thực trạng về tình trạng của tài sản cố định( còn tốt, hay hư hỏng,…) chủng loại (loại gì, thời gian sản xuất, của nước nào…) Về tài sản lưu động, cần nói rõ, tình hình dự trữ, khả năng thanh toán, …

+ Thực trạng về lỗ lãi. Đây là vấn đề nhạy cảm nhất. Các cổ đọng thường hay nghi ngại và có sự quan tâm chủ yếu vào yếu tố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thực trạng về vốn liên doanh, liên kết, nợ nần + Thực trạng về thu nhập, phân phối

+ Lợi nhuận của công ty trong 5 năm tới + Lợi tức cổ phần có thể trả trong tương lai

+ Thu nhập bình quân của một người lao động trong công ty

KẾT LUẬN

Hoạt động tài chính luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tình độc lập sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt khi công ty Cao Su Sao Vàng chuyển thành công ty Cổ phần, thì vai trò của quản lý tài chính càng được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Nếu công tác quản lý tài chính của công ty tốt, có hiệu quả thì mới thu hút được các nhà đầu tư, thu hút được cổ đông, thu hút được các nguồn tài trợ cho công ty, từ đó, nâng cao khả năng tài chính cho công ty, tạo ra nhiều nguồn huy động vốn, đem lai sự vững mạnh về tài chính cho doanh nghiệp. Khi chuyển thành công ty cổ phần, các nhà quản lý không chỉ có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như: cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước…

Trong quá trình thực tập, nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp nâng cao chất lưọng hoạt động tài chính nhằm thúc dẩy hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà sau cổ phần hoá”, em đã có cơ hội để trau dồi, thực hành những kiến thức mà mình đã được học, từ đó nhận ra những kiến thức mà mình còn thiếu, từ đó, tự bổ sung những kiến thức đó. Nội dung cơ bản đề cập trong chuyên đề là:

- Lý luận chung về hoạt động tài chính của doanh nghiệp

- Thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Thực trạng hoạt động tài chính của công ty

- Hoạch đình tài chính của công ty trong giai đoạn sau cổ phần hoá. - Những tồn tại trong hoạt động tài chính

- Các giải pháp - kiến nghị

Hy vọng vọng với những đề xuất mà em đã tìm hiểu sẽ giúp phần nào cho công ty để hoàn thiện tốt công tác quản lý tài chính của tổ chức.

Do tư duy lý luận cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong Luận văn này không tránh khỏi hạn chế thiếu sót. Hơn nữa, “Hoạt động tài chính của công ty sau cổ phần hoá” là một đề tài rộng, mới và khó, thường được nghiên cứu ở trình độ sau đại học. Vì vậy, với sự cố gắng của mình, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến để có thể bổ sung thêm những gì còn thiếu sót, giúp em nâng cao nhận thức, và kiến thức thu được để hoàn thiện cho công tác sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương – TS Vũ Duy Hào – Nhà xuất bản Lao Động – 2003 – Hà Nội

2. PGS. PTS Hoàng Công Thi – PTS Phùng Thị Đoan - Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam - Viện Khoa học Tài chính – 1992 – Hà Nội

3. Nguyễn Hải Sản - Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính – 2005 – TP Hồ Chí Minh.

4. Tài liệu của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà - Nội dung phương án Cổ phần hoá.

5. Tài liệu của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà- Hà Nội – Các báo cáo tài chính Năm 2006, 2007.

6. Trường Học Viện Tài Chính- Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp- TS Nguyễn Đăng Nam- PGS.TS Nguyễn Đình Kim- NXB Tài Chính.

7. Trường Học Viện Tài Chính- Giáo trình Phân tích tài chính- NXB Tài chính.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG...3

I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG...3

1. Khái niệm hoạt động tài chính doanh nghiệp...3

2. Nội dung hoạt động tài chính ...3

2.1 . Xác định mục tiêu của hoạt động tài chính...4

2.2. Phân tích tài chính...5

2.2.1. Khái niệm niệm phân tích tài chính...5

2.2.2. Nội dung phân tích tài chính...5

2.2.2.1. Đọc báo cáo tài chính ...5

2.2.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính...6

2.2.2.3. Phương pháp phân tích...12

2.3. Hoạch định tài chính...13

2.3.1. Mục đích...14

2.3.2. Nội dung của hoạch định tài chính...14

2.4. Kiểm tra tài chính...15

2.4.1. Vai trò...15

2.4.2. Đặc điểm của kiểm tra tài chính...15

2.4.3. Nguyên tắc của kiểm tra tài chính...16

2.4.4. Nội dung của kiểm tra tài chính...17

2.4.5. Phương pháp kiểm tra tài chính ...19

II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ...20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đặc trưng cơ bản hoạt động tài chính doanh nghiệp Nhà Nước. ...20

2. Những vấn đề về hoạt động tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hoá...22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH...24

I. Khái quát về công ty Bánh kẹo Hải Hà...24

1. Giới thiệu chung về công ty Bánh kẹo Hải Hà:...24

1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...24

1.2. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất:...24

1.2.1. Hình thức tổ chức xí nghiệp:...24

1.2.2.Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp...24

1.3. Cơ cấu quản lý của Công ty...25

II. Thực trạng hoạt động tài chính của Công ty Bánh kẹo Hải Hà...27

1. Tình hình thực hiện mục tiêu tài chính của công ty ...27

2. Phân tích tình hình tài chính năm 2006của công ty:...27

2.1. Báo cáo tài chính và nhận xét sơ bộ:...27

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm vừa qua:...29

2.2.1. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn:...29

2.2.2 Phân tích các hệ số khả năng thanh toán:...31

2.2.3 Phân tích khả năng quản lý tài sản:...32

2.2.4 Khả năng quản lý vốn vay:...33

2.2.5 Khả năng sinh lợi:...34

2.2.6 Các đẳng thức Dupont:...34

3. Hoạch định tài chính...35

3.1. Dự toán thu chi...36

4. Kiểm tra tài chính...37

5. Quyết định đầu tư...38

5.1 Đầu tư xây dựng cơ bản...38

5.2. Đầu tư khoa học công nghệ...38

III. MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2006- 200838 1 . Xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp với qui định ...38

2 . Xử lý các vần đề tài chính trước khi chuyển thành công ty cổ phần...38

IV. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH...39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Quản lý tài sản còn kém, công nợ dây dưa, chậm thu hồi vốn, biện pháp chưa phù hợp, lại chưa quyết tâm xử lý...39

2. Đánh giá, xác định chưa đúng diễn biến thị trường, chưa nắm bắt kịp thời sự phát triển của thị trường, ...39

3. Trong quản lý sản xuất còn chưa quyết tâm, bị động và trì trệ. ...39

4. Đầu tư chưa đồng bộ, không thực hiện dứt điểm các hạng mục đầu tư, kéo dài tiến độ....40

5. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp , xử lý tài sản kéo dài, hồ sơ thiếu sót, sai dẫn đến không đáp ứng tiến độ đầu tư. ...40

V. DỰ ĐOÁN XU THẾ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRUỜNG TRONG TƯƠNG LAI...40

1. Thuận lợi :...40

2. Khó khăn...42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO...43

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ...43

I. Định hướng phát triển của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà tới năm 2010...43

II. Một số giải pháp nâng cao hoạt động tài chính của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà...45

1. Đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống xã hội với các sản phẩm của công ty...45

2. Đổi mới trong quản lý đầu tư xây dựng, chủ động trong điều hành và thực hiện để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra của công ty...47

2.1. Triển khai thực hiện các dự án trọng điểm...47

2.2. Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng...47

2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư...48

2.4. Công tác báo cáo định kỳ...48

3. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của công ty cổ phần ...48

4. Tiếp tục phát huy, nâng dần kim ngạch xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh và tham gia hội nhập49 5. Tăng cường hợp tác toàn diện với các tổng công ty Nhà nước...50

II . KIẾN NGHỊ ...50

1. Về vốn: ...50

2. Tình hình sản xuất một số sản phẩm hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, công ty tiếp tục các kiến nghị sau:...50

3. Đối với qui chế đầu tư xây dựng...51

4. Các kiến nghị về công tác xuất nhập khẩu...51

5. Về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước...51

KẾT LUẬN...54

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lưọng hoạt động tài chính nhằm thúc dẩy hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà sau cổ phần hoá (Trang 51 - 58)