Giải pháp 5: Hoàn thiện bộ máy Quản lý chiếnlược về phân phối quế xuất khẩu sang EU đạt hiệu quả tốt nhất của công ty Naforime

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lược phân phối sản phẩm Quế xuất khẩu sang thị trường EU của công ty Naforimex Hà Nội (Trang 56 - 61)

II. Một số giải pháp

5. Giải pháp 5: Hoàn thiện bộ máy Quản lý chiếnlược về phân phối quế xuất khẩu sang EU đạt hiệu quả tốt nhất của công ty Naforime

khẩu sang EU đạt hiệu quả tốt nhất của công ty Naforimex

Hiện nay bộ máy Quản lý chiến lược phân phối của công ty thuộc phòng kinh doanh quản lý. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động quản lý kinh doanh của công ty Naforimex . Chính vì vậy hiệu quả Quản lý chiến lược phân phối chưa được quan tâm nhiều. Trong thời gian tới công ty nên thành lập một phòng Quản lý chiến lược phân phối độc lập với các bộ phận khác để từ đó thông qua các bộ phận này có thể tổ chức và vận hành hệ thống kênh phân phối một cách có hiệu quả. Thông qua hệ thống kênh phân phối và bộ máy Quản lý chiến lược phân phối này công ty sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trước các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời nhanh chóng nắm bắt được các thông tin về thị trường từ đó kịp thời hoạch định các chiến lược phân phối phù hợp. Chính vì thế, phòng Quản lý chiến lược phân phối phải được đặt ngang về chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với các phòng khác trong doanh nghiệp.

Cơ cấu nhân sự và các bộ phận cần thiết trong bộ máy Quản lý chiến lược về phân phối sản phẩm xuất khẩu:

+ Phải có một trưởng phòng Quản lý chiến lược phân phối phụ trách chung. + Phải có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược phân phối sản phẩm: Bộ phận này giúp có được thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường

cũng như hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và khối lượng sản phẩm cần thiết bán ra trên thị trường của công ty từ đó giúp cho việc tạo lập hệ thống kênh phân phối phù hợp nhất đảm bảo cung ứng tối đa nhu cầu của khách hàng đủ cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm.

+ Bộ phận nghiên cứu và xây dựng hệ thống kênh phân phối: Bộ phận này cần phải có những người có năng lực cũng như trình độ chuyên môn cao. Cần phải có một người có trình độ cao để làm trưởng nhóm giám sát và triển khai hệ thống kênh. + Bộ phận thẩm định, đánh giá khả năng phân phối của hệ thống kênh phân phối: Bộ phận này nhằm kiểm tra, đánh giá khả thi của hệ thống kênh phân phối, từ đó giúp cho việc ra quyết áp dụng hệ thống kênh phân phối đó hay không và nó còn giúp cho công tác chỉnh sửa và ngày càng làm cho hệ thống kênh hoàn thiện, đạt kết quả cao.

Nhân viên của bộ máy quản lý chiến lược này cần phải: + Có được cái nhìn khái quát về kênh phân phối

+ Tìm hiểu được các chính sách, nhu cầu, hành vi …của thị trường EU để từ đó có cái nhìn tổng thể và rõ nét nhất về thị trường EU, nhằm chuẩn bị cho việc phân tích và thiết lập kênh phân phối có phù hợp không.

+ Nhận định được tình hình hiện tại của doanh nghiệp để từ đó đưa ra một số các đề xuất nhằm giúp công ty quản lý chiến lược phân phối của mình.

KẾT LUẬN

Vấn đề xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối là một hoạt động hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường và nhất là trong thời điểm kinh tế đang suy thoái như hiện nay. Trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết vì khi tham gia vào môi trường kinh doanh thì sự cạnh tranh sẽ cực kỳ gay gắt , khi ấy doanh nghiệp nào có hệ thống kênh phân phối mạnh hơn sẽ là người chiến thắng

Công ty Naforimex trong những năm hoạt động vừa qua đã nỗ lực vươn lên và đã đạt được một số thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đẩy mạnh xuất nhập khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên do công ty Naforimex còn áp dụng hình thức bị động là tìm kiếm khách hàng đơn lẻ tại các nước rồi ký kết hợp đồng xuất khẩu những đơn hàng trực tiếp. Vì thế để có thể xuất khẩu một cách ổn định và hiệu quả trong thời gian tới công ty Naforimex cần đưa ra mục tiêu phát triển lâu dài của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Mục tiêu chủ yếu của báo cáo thực tập này là nhằm phân tích tình hình xuất nhập khẩu tại công ty Naforimex. Từ đó tìm ra những điểm mạnh điểm yếu , những cái làm được và chưa làm được của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng và phát triển Quản lý chiến lược về phân phối quế xuất khẩu sang thị trường Châu Âu EU.

Do thời gian có hạn và sự thiếu kinh nghiệm cũng như hiểu biết chắc chắn báo cáo này vẫn còn nhiều khiếm khuyết , người viết mong muốn rằng sẽ nhận được sự đóng góp phê bình của thầy cô , bạn bè và các cán bộ của công ty để bài viết được hoàn thiện hơn .

Để hoàn thành bài viết này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Phan Kim Chiến. Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GT Marketing căn bản – GS. TS. Trần Minh Đạo – NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Năm 2009.

2. GT Chính sách kinh tế xã hội – PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và Kỹ thuật – Năm 2007.

3. GT Quản trị nhân lực – PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, ThS. Nguyễn Vân Điềm – NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Năm 2007.

4. Marketing thương mại – GS. TS Nguyễn Bách Khoa, TS. Nguyễn Hoàng Long - NXB Thống Kê - Tháng 02/2005.

5. GT Khoa học quản lý I – PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và Kỹ thuật – Năm 2008.

6. GT Khoa học quản lý II – PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và Kỹ thuật – Năm 2008.

7. Marketing Thương mại quốc tế - GS. TS Nguyễn Bách Khoa – NXB Giáo Dục – Năm 2003.

8. Báo cáo thường niên năm 2005-2009 của công ty Naforimex.

9. Báo cáo tài chính của phòng Kế toán tài chính năm 2009 của công ty Naforimex.

10.Website của công ty Naforimex: http://www.naforimexhanoi.com .

11.Webiste của hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam: http://www.vietfores.org . 12. Điều lệ hoạt động của công ty Naforimex.

13. GT Chiến lược kinh doanh trong nền Kinh tế toàn cầu – PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền – NXB Đại học kinh tế Quốc Dân – năm 2009.

14. GT Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – GS. TS Đặng Thị Loan – NXB Đại học kinh tế Quốc Dân – năm 2009.

15. GT Kiểm soát quản lý – TS. Nguyễn Thị Phương Hoa – NXB Đại học kinh tế Quốc Dân – năm 2009.

16. GT Phân tích kinh doanh – PGS. TS Nguyễn Văn Công – NXB Đại học kinh tế Quốc Dân – năm 2009.

17. GT thống kê chất lượng – PGS. TS Phan Công Nghĩa – NXB Đại học kinh tế Quốc Dân – năm 2009.

MỤC LỤC

Mô hình 2: Mô hình tổng quát các tiêu chuẩn lựa chọn thành viên kênh tiềm năng tại Công ty...33

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH

Mô hình 2: Mô hình tổng quát các tiêu chuẩn lựa chọn thành viên kênh tiềm năng tại Công ty...33

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lược phân phối sản phẩm Quế xuất khẩu sang thị trường EU của công ty Naforimex Hà Nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w