Một loại khách hàng không nhỏ và là khách hàng tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm máy phát điện là các công ty, tập đoàn… Khi họ đầu tư xây dựng các dự án như: các tòa nhà cao ốc, văn phòng, khu đô thị, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê… Sản phẩm máy phát điện đóng vai trò là cực kỳ quan trọng, có thể nói nếu như không có điện thì các hoạt động sản xuất, dịch vụ sẽ không diễn ra đúng tiến độ, chính xác và an toàn.
Loại khách hàng cuối chính là các hộ gia đình họ trang bị máy phát điện để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong tình trạng điện lưới quốc gia bị mất. Đối với những khách hàng này, giá cả được xác định rất rõ ràng và chi tiết vì khách hàng là người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm, họ có thể đánh giá trực tiếp vào chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ sau bán của công ty.
1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và đặc điểm trong hành vi.
Phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp xác định những đoạn thị trường mục tiêu hay thị trường trọng điểm, Cát Lâm xác định đoạn thị trường là những tổ chức cơ quan hành chính của nhà nước là đoạn thị trường chính, tập trung. Đặc biệt là khối viễn thông, ngân hàng và hệ thống kho bạc nhà nước. Những khách hàng này đều có những đặc tính chung về nhu cầu (trang bị máy phát điện có dải công suất từ 5 – 100 KVA, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại các nước G7), ước muốn về sản phẩm tốt,
chất lượng, giá thành hợp lý đặc biệt là phần trăm FB, thói quen mua hàng chủ yếu tập trung vào giữa năm và cuối năm, sức mua thì rất lớn thường mỗi đơn vị trực thuộc nghành mỗi năm trang bị từ 20 – 100 chiếc được phân bổ vào 2 đợt là giữa năm và cuối năm.
Hoạt động tìm kiếm đoạn thị trường của công ty đáp ứng được những đòi hỏi được những yêu cầu sau:
- Phân đoạn thị trường đo lường được quy mô, sức mua và các đặc điểm của khách hàng ở từng đoạn thị trường.
- Phân đoạn thị trường đã tạo ra được những nhóm khách hàng cụ thể và có quy mô đủ lớn tạo ra doanh thu cho công ty
- Phân đoạn thị trường đã giúp công ty phân biệt được rõ ràng chính xác đâu là thị trường mục tiêu, trọng yếu của mình.
- Sau khi phân đoạn thị trường công ty đã nhận biết rõ tính khả thi của từng đoạn
1.3. Chiến lược định vị thị trường
1.3.1 Khái quát về quá trình định vị của công ty.
Định vị thị trường chính là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định khuyếch trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào giành cho khách hàng mục tiêu.
Thật vậy, nói đến sản phẩm máy phát điện Cát Lâm, khách hàng nghĩ ngay đến sản phẩm nhập khẩu Bruno với chất lượng đảm bảo, mẫu mã, kiểu dáng bắt mắt, giá cả hợp lý. Với sản phẩm lắp ráp trong nước thì không thể không nghĩ tới máy phát điện Camit tức máy phát điện Mitsubishi nhãn hiệu Capo với giá cực kỳ cạnh tranh, chất lượng không kém gì so với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước G7. Hai sản phẩm này đã góp phần không nhỏ trong quá trình tồn tại phát triển của công ty, doanh số tập trung 80% là tiêu thụ 2 sản phẩm trên.
1.3.2 Các hoạt động trọng tâm đối với chiến lược định vị của công ty
- Công ty sau gần 13 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất máy phát điện đã tạo được một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng ở thị trường mục tiêu.
Thứ nhất, sản phẩm trước khi được thiết kế đã trải qua rất nhiều lần nghiên cứu cũng như thử nghiệm về kiểu dáng cũng như chất lượng, hình ảnh. Do sản phẩm máy
phát điện bảo gồm rất nhiều chi tiết, công ty chủ yếu nhập động cơ, đầu phát từ các nước G7 sau đó tự sản xuất thiết kế vỏ chống ồn, lắp ráp toàn bộ tổ máy và được gắn với thương hiệu máy phát điện Capo với vỏ ngoài có màu xanh nam và nền màu trắng.
Thứ hai, để chứng minh rằng máy phát điện Capo có uy tín trên thị trường hay không điều đó có thể xác nhận từ kinh nghiệm của những khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm của công ty.
- Hình ảnh của sản phẩm máy phát điện Capo không những được thể hiện thông qua bản than của sản phẩm và hoạt động marketing của mình mà còn được thể hiện thông qua các sản phẩm cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh như: Toyo, Denyo, Lister petter, Deutz, Iveco…