Các phương pháp đánh giá rủi ro dự án vay vốn:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 29 - 40)

1.2.2.1. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp ma trận SOWT là một phương pháp sử dụng trong việc xác định: Điểm mạnh (S_Strength), điểm yếu (W_ Weakness), cơ hội (O_ Opportunity), thách thức (T_ Threat). Áp dụng phương pháp này trong công tác đánh giá và quản lý rủi ro dự án vay vốn sẽ giúp nhân viên ngân hàng phân tích xem xét toàn diện dự án vay vốn để từ đó ra quyết định cho vay một cách chính xác nhất. Bằng cách hiểu được điểm yếu của dự án đầu tư cũng như chủ đầu tư, ngân hàng có thể phải xem xét, cân nhắc tới hiệu quả dự án và tác động của các thách thức dự án để từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

Phân tích dự án theo phương pháp phân tích SWOT được tiến hành như sau:

Môi trường bên trong dự án Môi trường bên ngoài

S: Điểm mạnh W: Điểm yếu O: Cơ hội T: Thách thức

- Dự án có lợi thế gì ? - Dự án có thể làm gì tốt nhất ?

- Nhà đầu tư có kinh nghiệm trong đầu tư các dự án trương tự. - Lợi thế về bộ máy quản lý, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm - Ngành đó có hướng phát triển và hưởng ưu đãi gì từ Chính phủ? - Sản phẩm của dự án có thị trường tiêu thụ truyền thống và có sức cạnh tranh trên thị trường hay không.

- Vốn cung cấp cho dự án, cố định và lưu động thường thiếu. - Chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mới. - Yếu trong khả năng thâm nhập mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường nước ngoài - yếu trong tổ chức sản xuất chưa phát huy tối đa công xuất có thể. - Nền kinh tế đang đà tăng trưởng. - Sự mở cửa hội nhập với thế giới theo chủ trương của Chính phủ. - Những ưu đãi về thuế, trợ cấp cho ngành nghề của dự án. - Áp lực đối thủ cạnh tranh của các dự án cùng sản xuất sản phẩm. - Trình độ công nghệ không đủ để đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại nhập về

- Ngành nghề dự án tham gia có tính nhạy cảm cao với sự thay đổi của thị trường.

Việc nhận diện điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội, thách thức và phân chia các chỉ tiêu này không có ranh giới rõ ràng và vẫn mang tính chủ quan của người nghiên cứu, đánh giá. Tuy nhiên ưu điểm nổi bật của phương pháp này là dễ nghiên cứu, áp dụng và thường được áp dụng phổ biến để phân tích lợi thế và thách thức của dự án, thường là các dự án vay vốn sản xuất kinh doanh. Phân tích được các thách thức mà sản phẩm của dự án gặp phải khi tung ra thị trường cũng như khó khăn cho nguyên liệu đầu vào giúp cán bộ tín dụng đưa ra các đề xuất cho khách hàng và nhận diện rủi ro một cách chính xác. Việc nhận biết trước những khả năng rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp cán bộ tín dụng có những đánh giá rủi ro dự án chính xác và đưa ra biện pháp xử lý và ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại cho ngân hàng. Mô hình này còn cho thấy rõ những điểm yếu của chủ đầu tư thông qua hồ sơ dự án. Những điểm yếu đó có thể là nhỏ và có thể khắc phục, nhưng cũng có thể tạo lên những thách thức không nhỏ khi tiến hành dự án.

Qua thực tế áp dụng mô hình này tại Chi nhánh cho thấy phương pháp này mang lại hiệu quả trong việc nhận diện rủi ro dự án chủ yếu đối với các dự án đơn giản và quy mô nhỏ, và áp dụng cho một phương diện nhỏ khi đánh giá dự án.

1.2.2.2. Phương pháp định lượng

a. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án thông qua các chỉ tiêu

Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1 mà dự án vẫn thuận lợi.

Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án triển vọng, có hiệu quả rõ ràng tỷ trọng này có thể thấp hơn.

Chỉ tiêu này cho phép ngân hàng xem xét mức độ vốn đối ứng của chủ đầu tư. Tức là xem xét mức vốn mà chủ đầu tư bỏ ra so với mức mà ngân hàng cấp vốn cùng các nguồn cho vay vốn khác. Chỉ tiêu này cho thấy năng lực tài chính của chủ đầu tư. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả dự án. Nếu rủi ro xảy ra chủ đầu tư vẫn có thể chi trả khoản vay hoặc có thể tăng thêm vốn đầu tư cho dự án.

Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (hệ số hoàn vốn)

RR = Wpv Ivo

Wpv: Lợi nhuận bình quân hàng năm của dự án quy về mặt bằng hiện tại. Ivo: Vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

RR: Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tính bình quân năm của đời dự án.  Tỷ số lợi ích – chi phí ( B/ C ).

Chỉ tiêu lợi ích – chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. n i i 0 n i i o 1 Bi B (1 r) PV(B) 1 C Ci PV(C) (1 r) = = + = = + ∑ ∑ Trong đó:

Bi: Doanh thu hay lợi ích ở năm i. Ci: Chi phí năm i.

PV( B): Giá trị hiện tại của các khoản thu bao gồm doanh thu ở các năm của đời dự án .

PV(C): Giá trị hiện tại của các khoản chi phí.

Khi tiến hành quản lý rủi ro trước khi cho vay đối với dự án Chỉ tiêu B/C >= 1 thì dự án được chấp nhận. Khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Còn ngược lại B/C < 1 thì dự án bị bác bỏ.

Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án.

Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án đánh giá tính hiệu quả của dự án trong suốt thời gian hoạt động. NPV = n n i i i o i o Bi Ci (1 r) (1 r) = = − + + ∑ ∑

Bi: Khoản thu của dự án năm i. Ci: Khoản chi của dự án năm i.

r: Tỷ suất chiết khấu xã hội được chọn. n: Số năm hoạt động của dự án.

Thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. T i o (W D)ipv Ivo = + → ∑

(W+ D)ipv: Khoản thu lợi nhuận thuần và khấu hao năm i quy về thời điểm hiện tại.

Ivo: Vốn đầu tư ban đầu.

Dự án được chấp nhận khi thời gian hoàn vốn đầu tư <= Tđm Tđm: thời gian hoàn vốn định mức được xác định tuỳ theo ngành.

Hệ số hoàn vốn nội bộ.

Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng hiện tại thì tổng thu bằng tổng chi. n n i i i o i o 1 1 Bi Ci (1 IRR) (1 IRR) − = = + + ∑ ∑

IRR: Hệ số hoàn vốn nội bộ.

Dự án được coi là khả thi nếu IRR >= rđm

rđm: Lãi suất định mức quy định có thể là lãi suất định mức do nhà nước quy định hoặc là chi phí cơ hội.

Điểm hoà vốn.

Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Điểm hoà vốn được biểu diễn bằng chỉ tiêu hiện vật ( sản lượng) và chỉ tiêu giá trị( doanh thu tại điểm hoà vốn). Nếu sản lượng hoăch doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại thời điểm hoà vốn thì dự án có lãi, ngược lại nếu đạt thấp hơn thi dự án bị lỗ. Do đó chỉ tiêu hoà vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn.

- Điểm hòa vốn lỗ- lãi

x = f/(p – v)

Trong đó : x: sản lượng hòa vốn

f: tổng định phí tính cho một năm xem xét của đời dự án p: giá bán một sản phẩm

v: biến phí hay chi phí khả biến tính cho một sản phẩm - Điểm hòa vốn tiền tệ

xt = (f – D)/(p – v)

Trong đó: D: khấu hao của năm xem xét

- Điêm hòa vốn trả nợ

xn = (f – D + N + T)/(p – v)

Trong đó: N: nợ gốc phải trả trong năm

T: thuế thu nhập phải nộp trong năm b. Phương pháp phân tích độ nhạy

Bản chất của việc phân tích độ nhạy là xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của hoạt động đầu tư. Trên cơ sở đó giúp nhà đầu tư hay ngân hàng thấy trước được những tình huống, cân nhắc lợi ích và chi phí có thể xảy ra với dự án, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

Khi phân tích độ nhạy cán bộ tín dụng cần đưa ra nhiều giá trị mà một yếu tố ảnh hưởng có khả năng thay đổi. Tính toán tới các thay đổi của các chỉ số hiệu quả dự án. Nếu mức thay đổi của nhân tố đó lớn mà các chỉ số hiệu quả cũng lớn thì phải xem xét tới mức thiệt hại, còn các chỉ số hiệu quả của dự án thay đổi nhỏ chứng tỏ yếu tố đó ít tác động tới hiệu quả của dự án. Tức dự án ít rủi ro nếu có biến động của yếu tố đó.

• Lệnh Table trong Microsoft office Excel được sử dụng để tính toán sự thay đổi của các yếu tố sau:

+ Giá trị của các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn thay đổi như thế nào khi thay đổi một chỉ tiêu. Đó có thể là:

- Tổng mức đầu tư

- Giá bán của sản phẩm đầu ra - Sản lượng trung bình

- Công suất ban đầu của dây truyền sản xuất

+ Khi đồng thời hai chỉ tiêu cùng thay đổi thì cần xem xét mối quan hệ như: - Sự thay đổi của IRR khi gía vật tư thay đổi và tổng mức đầu tư thay đổi - Sự thay đổi của NPV khi giá vật tư thay đổi và tổng mức đầu tư thay đổi - Sự thay đổi của IRR khi giá vật tư thay đổi và sản lượng sản xuất thay đổi - Sự thay đổi của NPV khi giá vật tư thay đổi và sản lượng sản xuất thay đổi - Sự thay đổi của IRR khi tổng mức đầu tư thay đổi và sản lượng thay đổi - Sự thay đổi của NPV khi tổng mức đầu tư thay đổi và sản lượng thay đổi

1.2.2.3. Phương pháp sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.PORTER

Mô hình đưa ra 5 lực lượng cạnh tranh chính quyết định những mối đe dọa đối với sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định dự án nên áp dụng với các dự án mà khía cạnh

Đối thủ tiềm ẩn Cạnh tranh nội bộ ngành (các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường) g Nhà phân phối Nhà cung cấp

sản phẩm là quan trọng hay các dự án mà rủi ro về cung cầu thị trường và có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Sơ đồ 3: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter

Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter trong đánh giá rủi ro dự án là khá hợp lý và áp dụng phổ biến cho các nội dung đánh giá rủi ro thị trường đầu ra và thị trường đầu vào, đánh giá năng lực cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm. Các nội dung cần xem xét đánh giá theo phương pháp này bao gồm:

Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: vấn đề này nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).

Đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Khách hàng Nhà phân phối Cạnh tranh nội bộ ngành

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị

trường

Sản phẩm thay thế

Đe doạ các đối thủ chưa xuất hiện Quyền lực đàm phán Thách thức của sản phẩm dịch vụ thay thế Quyền lực đàm phán

Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho dự án.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Rủi ro trong cạnh tranh khách hàng cũng là một thách thức lớn tới hiệu quả của dự án. Rủi ro có thể gặp phải là sự thay đổi thị hiếu của khách hàng, khách hàng không chấp nhận giá sản phẩm ở mức đó. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án có trình bày phần nghiên cứu thị trường đầu ra của sản phẩm có trình bày vấn đề này. Ta cần xem xét các nội dung sau:

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án sản xuất. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:

+ Khách hàng lẻ + Nhà phân phối

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành.

+ Quy mô

+ Tầm quan trọng

+ Chi phí chuyển đổi khách hàng + Thông tin khách hàng

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ.

- Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh... - Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán

- Các rào cản rút lui: Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :

- Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư - Ràng buộc với người lao động

- Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.

Sự cạnh tranh nội bộ ngành càng lớn thì rủi ro càng cao, lợi nhuận càng giảm. Vì vậy cần xem xét đánh giá thật chính xác và làm tốt công tác thẩm định dự án. Có thể tư vấn cho khách hàng những chiến lược Marketting nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong ngành.

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:

Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

+Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Cần xem xét tới các điều kiện gia nhập ngành như:

- Kỹ thuật - Vốn

- Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng ...

Rủi ro trong nội dung này có thể ngay lúc lập dự án nhà đầu tư chưa tính đến. Tuy nhiên nó lại là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cần được phát hiện và khắc phục sớm để

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w